Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành
Lập dàn ý giúp mk nhé mọi người ơi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.
tk
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.
→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.
b. Phân tích
Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.
Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.
Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
tk
Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ : “Học đi đôi với hành”.
Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.
Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.
Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó alf minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.
Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.
“Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.
Em tham khảo nhé !!!
DÀN Ý
A, MB:
- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau
- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn
B, MB:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.
- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.
- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.
2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:
- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính
- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ
3, Mở rộng về học sinh
- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau.
- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương
c, KB
Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.
(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
(2) Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ:
Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.
Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.
Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động
Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.
Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:
- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):
Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.
Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:
Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh
Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
(3) Kết bài:
Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.
Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo: Sóng cả là sóng lớn, ý nói lúc sông biển gặp cơn giông bão, sóng gió nổi lên. Ngã tay chèo là ngã mà không quả quyết, không chắc chắn, ráo riết, không giữ chặt lấy, buông rời ra. Ngã lòng là lòng không quả quyết, chắc chắn lòng muốn buông rời cái ý chỉ, đầu tiên. Ngã tay chèo là tay chèo không quả quyết, chắc chắn, ráo riết, tay chèo không cứng, tay muốn buông rời mái chèo ra.
Cũng có người nói là, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, và giảng ngã là ngả nghiêng là hạ xuống, như ngả cây, ngả lưng. Ngả tay chèo là tay chèo hạ xuống, tức thôi không chèo thuyền nữa.
Chớ thấy sóng cả mà ngã (tay ngã) tay chèo nghĩa đen là: chớ thấy sóng gió mà non tay chèo thuyền, phải cứng tay chèo để thuyền vượt qua cơn sóng gió. Nghĩa bóng là: chớ thấy khó khăn nguy hiểm mà ngã lòng, nản chí, phải kiên quyết phấn đấu để vượt khỏi nguy hiểm, khó khăn.
1. Nghĩa đen:
- Sóng cả: sóng lớn.
- Ngã tay chèo: buông tay chèo (buông cây dầm, mái đẩy...).
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà buông cây dầm.
2. Nghĩa bóng:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa bóng là đừng thấy khó khăn mà nản chí, bỏ cuộc.
1. Mở bài
Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).
- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)
Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
bạn tham khảo nha.
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”.
2. Thân bài
- Giải thích:
“Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người. Thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của con người.“Góc con người”: là tính cách, phẩm chất làm nên con người.- Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình bên ngoài thể hiện đến tính cách bên trong.
- Lời khuyên: Con người phải biết chăm sóc đến vẻ bên ngoài hơn.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên.
Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?
Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.
Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.
Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.
Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.
Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
tk cho mk vs
I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.
II. Thân bài
1. Giải thích học là gì? Hành là gi?
a. Học là gi?
- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….
- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
=> tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian
- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao
2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”
- Hiệu quả trong học tập
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
- Học sẽ không bị nhàm chán
3. Phê phán lối học sai lầm
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc
4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”
Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.
+ Giới thiệu qua ý nghĩa của câu nói “Học phải đi đôi với hành” trong cuộc sống thực tế.
– Con người chúng ta luôn là trung tâm của vũ trụ? Muốn cai trị vũ trụ thì cần phải có tri thức. Chính vì vậy, để làm được điều đó con người cần phải tích lũy kinh nghiệm, tri thức, luôn tìm tòi khám phá để phát huy khả năng tư duy sáng tạo của mình để có thể cải tạo, biến đổi thiên nhiên phục vụ theo ý muốn của con người. Muốn là được điều đó chúng ta phải chăm chỉ học và thực hành thật thành thục thì mới đem lại kết quả như mong đợi.
+ Thân bài:
– Giải thích nghĩa của từ học là gì? Học là sự lĩnh hội những kiến thức, sách vở, kiến thức trong cuộc sống, những kinh nghiệm hữu ích mà thế hệ đi trước truyền thụ lại cho thế hệ sau.
– Học là một quá trình dài và không bao giờ có kết thúc, bởi tri thức là vô tận, không có ai dám nói rằng “Tôi là người biết hết tất cả mọi thứ trong cuộc sống”. Chính vì vậy, việc học là vô cùng quan trọng, cần thiết với bất kỳ ai sống trong xã hội loài người này.
Tuổi trẻ cần biết học đi đôi với hành
– Giải thích nghĩa của từ hành là gì?Hành chính là quá trình vận dụng những thứ ta đã học được trong đời sống thực tế, để xem những thứ kiến thức đã được học, có thật sự hữu ích và mang lại kết quả tốt đẹp cho ta.
– Mối quan hệ giữa học và hành như thế nào? Thực hành cũng chính là cách để con người ta ghi nhớ sau hơn những điều mình đã học. Bởi nếu ta chỉ học lý thuyết suông mà không thực hành thì sẽ rất mau quên, bởi bộ não của con người cũng như một chiếc tủ lạnh nếu cái gì ta cũng nhét vào thì nó sẽ nhanh chóng bị đầy.
– Ý nghĩa của việc thực hành trong thực tiễn như thế nào? Trong quá trình thực hành con người cũng sẽ phát huy được khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của mình để tìm ra những cái mới mẻ, phục vụ lợi ích của con người.
– Ý nghĩa của việc học là gì? Học và hành là hai mảnh ghép hình không thể rời nhau, chúng bổ sung, tư hỗ trợ nhau. Nhờ học tốt thì hành sẽ đỡ vất vả, rút ngắn thời gian thành công. Còn thực hành tốt chính là cách ghi nhớ việc học, đưa những gì đã học trở nên có ích, bằng những kết quả cụ thể.
+ Kết
Hiện nay, ngành giáo dục nước ta cũng đã và đang rất chú trọng việc định hướng học đi đôi với hành cho giáo viên và học sinh, sinh viên. Việc này giúp các em học sinh khẳng định được những tri thức mình đã học trong thực tiễn cuộc sống. Việc thực hành nhiều hơn giúp các em học sinh khi đi ra ngoài quốc tế không bị thua kém các bạn nước ngoài bởi khả năng thực tiễn ít.