chứng minh rằng nhân vật quan phụ mẫu trong truyện ngắn "sống chết mặc bay" của phạm duy tốn là một tên quan lòng lang dạ thú
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến… đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong các tác phẩm văn học đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc hay của Phạm Duy Tốn. Đó là một tên quan đi hộ đê nhưng vì mải mê cờ bạc, vô lương tâm, không có tinh thần trách nhiệm nên đã để xảy ra thảm cảnh – đê vỡ – một tai họa khủng khiếp cho dân lành.
( có thherr đúngXã hội phong kiến ngày xưa đầy rẫy bất công ,oan trái ,tầng lớp thông trị chỉ biết ăn chơi sa đoạ và chạ đạp người dân.Trong truyện ngắn ‘Sộng chết mặc bay’,tác giả tài hoa Phạm Duy Tốn đã xây dựng nên 1 quan phụ mẫu điển hình như thế.Câu chuyện lấy bối cảnh ở làng X thuộc xã X ,vào lúc nửa đêm khi nông dân phải vật lộn với thiên nhien dể hộ đê thị trong đình,1 tên lòng lan dạ sói mà nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu đang ung dung chơi tổ tôm trong đình,mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai.Khinh bỉ thay,phẫn nộ thay cho tên vô nhân đạo,hắn đi hộ đê mạ đem theo bao nhiêu thứ :nào yến hấp đường phèn ,nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà,nào tăm bông ….Xem ra xa hoa,sung sướng lắm. Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoai kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ.Bỗng có tiếng kêu vang dậy trời đất ,rồi 1 người vội vã chạy vào nói với hắn là đê đã vỡ ,nhưng tên vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng người dân khổ sở ấy,điều đó đã chứng minh quan phụ mãu là 1 tên vô lương tâm.Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất,tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Tất cả lênh đênh mặt nước nhưng quan lại được sự sung sướng khi ván bài đã ù to nhưng trên tính mạng của người dân vô tội.Tính cách xa hoa , vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân.
Xã hội phong kiến ngày xưa đầy rẫy bất công ,oan trái ,tầng lớp thông trị chỉ biết ăn chơi sa đoạ và chạ đạp người dân.Trong truyện ngắn ‘Sộng chết mặc bay’,tác giả tài hoa Phạm Duy Tốn đã xây dựng nên 1 quan phụ mẫu điển hình như thế.Câu chuyenj lấy bối cảnh ở làng X thuộc xã X ,vào lúc nửa đêm khi nông dân phải vật lộn với thiên nhien dể hộ đê thị trong đình,1 tên lòng lan dạ sói mà nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu đang ung dung chơi tổ tôm trong đình,mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai.Khinh bỉ thay,phẫn nộ thay cho tên vô nhân đạo,hắn đi hộ đê mạ đem theo bao nhiêu thứ :nào yến hấp đường phèn ,nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà,nào tăm bông ….Xem ra xa hoa,sung sướng lắm. Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoai kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ.Bỗng có tiếng kêu vang dậy trời đất ,rồi 1 người vội vã chạy vào nói với hắn là đê đã vỡ ,nhưng tên vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng người dân khổ sở ấy,điều đó đã chứng minh quan phụ mãu là 1 tên vô lương tâm.Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất,tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Tất cả lênh đênh mặt nước nhưng quan lại được sự sung sướng khi ván bài đã ù to nhưng trên tính mạng của người dân vô tội.Tính cách xa hoa , vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân. Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn.
Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
Ý 1 : C/M tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú , táng tận lương tâm
Y2 : ngày nay vẫn có không ít tấm lòng nhân ái
2. Cảnh quan phủ cùng tay chân cờ bạc, hưởng thụ, để dân... sống chết mặc bay
a. Nội dung
- Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
- Không gian: đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.
- Quan phụ mẫu: uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi.
- Lính lệ, quan dưới quyền:
+ Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lọng, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm.
+ Bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài.
- Đồ dùng:
+ Mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía.
+ Hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
+ Chung quanh sập bắc bốn ghế mây.
=> Đi chơi, đắm mình trên chiếu bạc
- Cảnh chơi bạc:
+ Trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng
+ Quan ngồi trên, nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh
+ Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền “Ừ”.
+ Kẻ này “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng.
- Bình luận:
+ Quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy. Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.
+ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?... Đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp. Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc người chia bài, nhiều đường thú vị.
+ Than ôi! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà bên tả bên hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!…
+ Một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập!
=> Say sưa, đắm mình trên chiếu bạc.
b. Nghệ thuật
- Miêu tả tăng cấp:
Dân, người dưới quyền | Quan phụ mẫu |
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! | - Gắt: Mặc kệ! |
- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi | - Đỏ mặt tía tai quát: Đê vỡ rồi!... thời ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày! |
- Thầy đề tay run cầm cập thò vào đĩa nọc. | - Ù bài, vỗ tay xuống sập kêu to, miệng vừa cười vừa nói: Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày! |
-> Hình ảnh đối lập gay gắt.
=> Kẻ quan liêu, vô trách nhiệm reo vui, sung sướng tột bậc khi được hưởng một món tiền lớn giữa lúc nhân dân đau khổ đến mức thẳm sâu, không thể đo đếm được.
“Ấy, trong khi quan lớn ù ván to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.”
Tham khảo
"Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là bức tranh hiện thực sinh động thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại với phông nền là tiếng than khóc, nỗi sợ hãi, sự chống trả cùng kiệt của nhân dân trước nguy cơ vỡ đê - Thật là "lòng lang dạ sói". Tại sao tác gả lại nói vậy?
"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".
Thử đếm xem đã có bao nhiêu lần có người vào báo quan về tình hình nguy cấp của đê; vị "quan phụ mẫu" ấy đã có phản ứng gì? Nghĩ mà thật cảm phục vị quan kia, đương trong cảnh mưa gió bão bùng, đương trong tiếng kêu thét thảm thương của muôn dân mà vẫn có thể thản nhiên ngồi chơi bài. Ừ thì chả, vì:"đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp" mà.
Tham Khảo
"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".
1. Cảnh nhân dân chống bão lụt
a. Nội dung
- Thời gian: “gần một giờ đêm”.
-> Khuya khoắt, con người phải được nghỉ ngơi.
=> Việc hộ đê của nhân dân đã kéo dài cả ngày đến đêm khuya mà vẫn chưa được nghỉ ngơi.
- Thiên nhiên:
+ Trời (trên cao)
. Trời mưa tầm tã.
. Trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống.
+ Sông (dưới thấp)
. Nước sông Nhị Hà lên to quá,
. Dưới sông thời nước vẫn cuồn cuộn bốc lên.
- Con người:
+ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.
+ Chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài.
b. Nghệ thuật
- Tính từ, động từ dồn dập:
+ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.
+ Trời mưa tầm tã.
+ Trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống.
- Hình ảnh so sánh: “người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.”
- Câu văn cảm thán:
+ “xem chừng núng thế lắm”, “không khéo thì vỡ mất”.
+ Tình cảnh trông thật là thảm…
+ Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Lo thay! Nguy thay!
=> Kết hợp bút pháp tả thực với biểu cảm, trữ tình để phản ánh cuộc sống.
=> Tình cảnh thê thảm của nhân dân
2. Cảnh quan phủ cùng tay chân cờ bạc, hưởng thụ, để dân... sống chết mặc bay
a. Nội dung
- Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
- Không gian: đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.
- Quan phụ mẫu: uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi.
- Lính lệ, quan dưới quyền:
+ Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lọng, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm.
+ Bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài.
- Đồ dùng:
+ Mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía.
+ Hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
+ Chung quanh sập bắc bốn ghế mây.
=> Đi chơi, đắm mình trên chiếu bạc
- Cảnh chơi bạc:
+ Trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng
+ Quan ngồi trên, nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh
+ Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền “Ừ”.
+ Kẻ này “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng.
- Bình luận:
+ Quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy. Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.
+ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?... Đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp. Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc người chia bài, nhiều đường thú vị.
+ Than ôi! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà bên tả bên hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!…
+ Một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập!
=> Say sưa, đắm mình trên chiếu bạc.
b. Nghệ thuật
- Miêu tả tăng cấp:
Dân, người dưới quyền | Quan phụ mẫu |
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! | - Gắt: Mặc kệ! |
- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi | - Đỏ mặt tía tai quát: Đê vỡ rồi!... thời ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày! |
- Thầy đề tay run cầm cập thò vào đĩa nọc. | - Ù bài, vỗ tay xuống sập kêu to, miệng vừa cười vừa nói: Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày! |
-> Hình ảnh đối lập gay gắt.
=> Kẻ quan liêu, vô trách nhiệm reo vui, sung sướng tột bậc khi được hưởng một món tiền lớn giữa lúc nhân dân đau khổ đến mức thẳm sâu, không thể đo đếm được.
“Ấy, trong khi quan lớn ù ván to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.”
a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài:
Khẳng định tên quan phụ
a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài:
Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án