Kể tên một số tác phẩm có nội dung giống với văn bản ''Sống chết mặc bay'' (đặc biệt là phê phán, tố cáo bọn quan lại )
GIÚP MÌNH VỚI!! MÌNH CẦN GẤP :>
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
2. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt
3. Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi
4. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
...
tk
Văn bản | Cổng trường mở ra | Mẹ tôi | Cuộc chia tay của những con búp bê | Ca Huế trên sông Hương |
Tác giả | Lí Lan | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi | Khánh Hoài | Hà Ánh Minh |
PTBĐ | Biểu cảm | Biểu cảm | Tự sự-Miêu tả-Biểu cảm | Tự sự-Biểu cảm-Miêu tả |
Kiểu văn bản | Nhật dụng | Nhật dụng | Nhật dụng | Nhật dụng |
Nội dung | Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người | Văn bản "Mẹ tôi" chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả. A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo về đạo làm con vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. | Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc | Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển |
Nghệ thuật | - Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với con - Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc | -Sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ -Lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh -Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con | -Xây dựng được tình huống tâm lí -Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật -Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ -Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc | - Thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận - Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực |
Tham khảo :
Tác phẩm Thúy Kiều là 1 tác phẩm rất nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du . Tác phẩm đó đã kể về cuộc đời , những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều . Một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng , phải hy sinh thân mình để cứu gia đình . Để cứu cha và em trai khỏi tù , cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên , không biết rằng hắn ta là một kẻ buôn người , và bị ép làm kĩ nữtrong lầu xanh . Tác phẩm đó giúp em suy nghĩ và thấu hiểu được những cảm xúc khó miêu tả của đối phương , giúp em có thêm niềm đam mê với việc đọc sách . Tác phẩm đó còn giúp ích cho em về việc giới thiệu thêm cho em nhiều từ vựng hơn . Em rất thích tác phẩm Thúy Kiều – tác phẩm mà mang đến cho người đọc những cảm xúc buồn đau , thương NV Thúy Kiều , là tác phẩm chạm đáy cảm xúc của người đọc .
Tham khảo :
Nổi tiếng nhất ở Ấn Độ thời cổ đại là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun-tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.
Refer:
- Tên 1 tác phẩm mà em thích : Thúy Kiều .
- Đoạn văn :
Tác phẩm Thúy Kiều là 1 tác phẩm rất nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du . Tác phẩm đó đã kể về cuộc đời , những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều . Một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng , phải hy sinh thân mình để cứu gia đình . Để cứu cha và em trai khỏi tù , cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên , không biết rằng hắn ta là một kẻ buôn người , và bị ép làm kĩ nữtrong lầu xanh . Tác phẩm đó giúp em suy nghĩ và thấu hiểu được những cảm xúc khó miêu tả của đối phương , giúp em có thêm niềm đam mê với việc đọc sách . Tác phẩm đó còn giúp ích cho em về việc giới thiệu thêm cho em nhiều từ vựng hơn . Em rất thích tác phẩm Thúy Kiều – tác phẩm mà mang đến cho người đọc những cảm xúc buồn đau , thương NV Thúy Kiều , là tác phẩm chạm đáy cảm xúc của người đọc .
Tham khảo :
Tác phẩm Thúy Kiều là 1 tác phẩm rất nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du . Tác phẩm đó đã kể về cuộc đời , những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều . Một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng , phải hy sinh thân mình để cứu gia đình . Để cứu cha và em trai khỏi tù , cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên , không biết rằng hắn ta là một kẻ buôn người , và bị ép làm kĩ nữtrong lầu xanh . Tác phẩm đó giúp em suy nghĩ và thấu hiểu được những cảm xúc khó miêu tả của đối phương , giúp em có thêm niềm đam mê với việc đọc sách . Tác phẩm đó còn giúp ích cho em về việc giới thiệu thêm cho em nhiều từ vựng hơn . Em rất thích tác phẩm Thúy Kiều – tác phẩm mà mang đến cho người đọc những cảm xúc buồn đau , thương NV Thúy Kiều , là tác phẩm chạm đáy cảm xúc của người đọc .
Truyện Kiều, Tức nước vỡ bờ, bước đường cùng, v.v
Mình chỉ biết có v thui xin lỗi ==''
Cho ké xíu nhé :v
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào. Chính cái miền quê miền biển, đầy nắng và gió, đã nhức nhối trong lòng Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ Quê Hương của ông.
Tế Hanh – người con của làng chài Quảng Ngãi. Quê ông không phải là một miền trung du với những rặng chè ngút ngàn tầm mắt, không phải là nơi phố thị với những tòa nhà cao tầng đồ sộ. Quê ông chỉ là một miền quê làng chài ven biển, nhưng ông tự hào biết bao về làng quê của mình:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.” Hai câu thơ mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về nghề nghiệp (làm nghề chài lưới) và vị trí địa lý (gần sông, cách biển nửa ngày) của quê hương Tế Hanh. Lời giới thiệu ngắn gọn, chân thành, giản dị nhưng đầy đủ, thể hiện được niềm tự hào của nhà thơ về quê hương mình.
Nghề chài lưới, một công việc lao động bình thường, nhưng qua con mắt của một thi sĩ yêu quê và đang phải xa quê, cái công việc ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao:
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”
Trong khung cảnh bình minh của một buổi sớm mai tuyệt đẹp: sớm mai hồng, với trời trong, gió nhẹ. Dân làng chài là những chàng trai khỏe mạnh, trai tráng đưa con thuyền của mình ra khơi. Bằng biện pháp tu từ so sánh: như con tuấn mã và sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt Tế Hanh đã miêu tả cảnh con thuyền ra khơi với một khí thế thật dũng mãnh, oai hùng. Con thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh, chuẩn bị xông ra chiến trường để tiêu diệt kẻ thù. Và trong cái nỗi nhớ da diết về cảnh người dân chài đi đánh cá, hình ảnh cánh buồn là tâm điểm mà Tế Hanh miêu tả một cách đẹp nhất:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Cánh buồm trắng được nhà thơ so sánh như mảnh hồn làng. Đó chính là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Mỗi lần ra khơi, cánh buồm là vật quan trọng, dắt đường, chỉ lối cho con thuyền. Thế nhưng với Tế Hanh, cánh buồm có vị trí đặc biệt hơn thế nữa. Nó như thâu góp vào trong mình biết bao giông bão của sóng gió để con thuyền luôn trở về bình an. Nó còn mang trong mình biết bao yêu thương, mong ngóng, đợi chợ của những người mẹ, người chị, người con ở đất liền dành cho những người ra khơi. Tế Hanh đã rất thành công khi so sánh một vật hữu hình, cụ thể với một hình ảnh lãng mạn, trừu tượng. Hình ảnh con thuyền với cánh buồm trắng vì vậy mà trở nên đẹp đẽ hơn, lãng mạn hơn.
Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Lớp 8 Của Tế Hanh | Văn Mẫu
Sau những ngày tháng bôn ba trên biển khơi, con thuyền trở về, trong sự chào đón hân hoan, vui mừng của người dân quê:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”
Những câu thơ trên, đã miêu tả được cái không khí sinh hoạt của người dân làng chài. Đó là một khung cảnh tươi vui, ồn ào, tấp nập, tràn trề nhựa sống. Có thể nói, Tế Hanh như đang được đắm chìm vào cái khung cảnh sinh hoạt nơi bến đỗ ấy. Nhờ công ơn trời đất, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, những chàng trai đi đánh cá nay đã trở về với rất nhiều thành quả lao động. Hình ảnh những con cá tươi ngon thân bạc trắng ấy, chính là kết quả của sự cần cù, chịu khó, chịu khổ và của niềm yêu thích lao động chân chính.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Với hình ảnh này, Tế Hanh đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam một bức tượng đài về người lao động Việt Nam thật đặc sắc.
Những câu thơ miêu tả chiếc thuyền “im” trên bến cũng rất độc đáo. Thi nhân dường như cảm nhận được cả sự mệt nhọc say sưa của con thuyền sau những ngày ra khơi. Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã biến một hình ảnh vô tri, vô giác trở thành một cá thể có hồn, có thần. Con thuyền như đang cảm nhận được những mặn mòi của muối biển đang thấm sâu vào da thịt mình. Với nghệ thuật độc đáo này, chúng ta thấy con thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu của làng chài.
Xa quê, chắc hẳn không ai không nhớ quê. Là một người con của vùng quê miền biển, khi xa quê, Tế Hanh nhớ tới: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền và mùi nồng mặn của biển cả. Trong những nỗi nhớ ấy, thì da diết hơn cả, phải kể đến nỗi nhớ về cái vị mặn mòi của biển khơi, mà chỉ những ai sinh ra ở vùng quê ấy mới có thể cảm nhận được.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Và khiến cho bất cứ ai, dù đang ở nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu quê hương mình hơn.