Câu 1: Người thợ rèn lắp khâu dao, khâu liềm như thế nào? Giải thích.
Câu 2: Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng. Vì sao ?
Câu 3: Tại sao mái tôn thường có dạng lượn sóng?
Câu 4: Tại sao khi lắp ráp đường ray xe lửa, ở mỗi đoạn nối của đường ray người ta phải chừa một khe hở?
Giúp mình với!!!!!
1.Người thợ rèn lắp khâu dao , khâu liềm bằng cách người thợ rèn nung nóng cán dao làm cho cán dao nóng lên nở ra diện tích tăng sau đó người ta lắp khâu vào cán rồi để cho cán nguội dẫn đến cán nguội dần co lại thì khâu sẽ gắn chặt với cán.
2.Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ,Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh ở bên trong nóng lên nở ra trong khi lớp thuỷ tinh ở bên ngoài chưa kịp nóng lên nở ra nên nó sẽ gây ra một lực rất lớn dễ làm vỡ cốc.Còn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì cả lớp thủy tinh ở bên trong và bên ngoài nều nóng lên nên nó giãn nở đồng đều vì vậy cốc sẽ ít bị vỡ hơn.
3. MÁI tôn thường có dạng lượn sóng vì để khi thời tiết nắng nóng làm cho mái tôn nóng lên nở ra thì mái tôn vẫn có thể nở ra tự nhiên mà không bị ngăn cản gây lên 1 lực lớn làm hỏng mái tôn.
4.TƯƠNG TỰ CÂU 3.Để khi thời tiết nắng nóng thì đường ray vẫn có thể giãn nở đồng đều và không tạo ra 1 lực lớn làm hỏng đường ray.