Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam:“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng”.” (Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ có trong câu văn sau: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam”.
Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra câu nêu luận điểm trong đoạn trích trên.
Câu 4 (0,5 điểm): Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động: “Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị”.
Câu 5 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em học được những đức tính gì ở Bác?
Câu 6 (1 điểm): Từ chân dung phong cách Hồ Chí Minh kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy trìnhbày suy nghĩ về đức tính giản dị của con người. (Viết đoạn văn khoảng 3 - 5 câu)
Ai giúp mình với ạ, cảm ơn nhiều: