K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2018

Vai trò của mũ bảo hiểm khi đi xe máy:

- Đảm bảo an toàn tính mạng cho người điều khiển khi chẳng may bị tai nạn
- Che mưa, che gió, che nắng...
- Tránh được các vụ tai nạn, gây rối trật tự công cộng, tắc đường vào các buổi tối
- Tăng thu nhập cho các nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm
- Tạo điều điện cho người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng

3 tháng 6 2018

Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Đặc biệt là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng. Mũ bảo hiểm chính là vật dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương của sọ não khi có bất cứ tai nạn hay va chạm nào xảy ra. Chính điều này cũng đã khẳng định vai trò của chiếc mũ bảo hiểm trong việc bảo vệ não bộ, nơi điệu khiển mọi hoạt động sống của con người.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 4 2017

vệ sinh môi trường sống để phòng chống các bệnh viêmnhiễm giác quan như

Bệnh lý hoàng điểm do cận thị
Bệnh mắt tuyến giáp (TED)

Cận thị
Cận thị ở trẻ em
Chứng co thắt mi (Spasms)
Co kéo dịch kính - hoàng điểm (Vitreomacular Traction)


Rách võng mạc
Rối loạn ở hốc mắt
Rối loại mạch máu võng mạc
Rối loạn tuyến lệ

Bong võng mạc

Rối loạn khứu giác

Lác mắt
Lão thị
Loạn thị

nhũng hoật động ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt gây ra các tâth cận thị học đường

thiếu ngủ hoặc ít ngủ

xem ti vi , điện thoại quá nhiều , xem quá gần

đọc sách khi không đủ ánh sáng

đọc sách khi nằm sai tư thế

sự nguy hiểm của chấn thương sọ não

với các trường hợp chấn thương sọ não nặng, khi ổn định sẽ để lại một số di chứng lâu dài như:

  • Đau đầu kéo dài
  • Suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ
  • Yếu hoặc liệt vận động, thậm chí tàn phế
  • Động kinh, hoặc có kèm rối loạn tâm thần phải điều trị kéo dài rất phức tập
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn ngôn ngữ, nguy cơ mắc bệnh teo não và sa sút trí tuệ rất cao
  • và vai trò của mũ bảo hiểm khi đi xe máy
  • hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn
3 tháng 4 2017

Câu 1:

Với các trường hợp chấn thương sọ não nặng, khi ổn định sẽ để lại một số di chứng lâu dài như:

  • Đau đầu kéo dài
  • Suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ
  • Yếu hoặc liệt vận động, thậm chí tàn phế
  • Động kinh, hoặc có kèm rối loạn tâm thần phải điều trị kéo dài rất phức tập
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn ngôn ngữ, nguy cơ mắc bệnh teo não và sa sút trí tuệ rất cao
  • Hậu quả của chấn thương sọ não để lại:
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh
  • Tốn rất nhiều chi phí chữa bệnh
  • Là gánh nặng của toàn xã hội
26 tháng 3 2023

Không ai dùng từ sự nguy hiểm của người bị nhiễm HIV đâu bạn, cảm giác những người đó cứ bị kì thị làm sao ấy

4 tháng 5 2022

- HIV/AIDS là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với loài người.  

- Đó là hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người.

- Phá hoại hạnh phúc gia đình, hủy hoại tương lai nòi giống của dân tộc.

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước.   

4 tháng 5 2022

HIV/AIDS Là căn bệnh rất nguy hiểm đối với loài người
-Hủy hoạt sức khỏe, cướp đi tính mạng con người
-Phá hoạt hạnh phúc gia định, Hủy hoại tương lai nòi giống dân tộc 
-Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kt xã hội và đất nước

19 tháng 3 2023

Gợi ý:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.

-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.

-Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.

-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

2. Thực trạng:

-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.

-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

3. Nguyên nhân:

-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.

-Thích thể hiện mình khác người.

-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

4. Hậu quả:

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.

5. Biện pháp:

-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

Kết Bài:

-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

13 tháng 4
I. Dàn ý Vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

+ Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

 

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

 

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

 

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

+ Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

Hiện nay, HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống con người Việt Nam. Đại dịch HIV/AIDS còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội và đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

     Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS, vì vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS một cách hiệu quả.

I. HIV/AIDS là gì?

HIV là một chữ viết tắt của “loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người”.

AIDS là chữ viết tắt của “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” ở người AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...

II. Triệu chứng

Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:

1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ)

 Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng

Thời gian từ 5 đến 7 năm cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm (+) dương tính.

3. Giai đoạn cận AIDS

Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm (+) dương tính.

4. Giai đoạn AIDS

Biểu hiện các triệu chứng sau:

- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể).

- Sốt, tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

- Xuất hiện nhiều bệnh như: ưng thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

- Người bệnh nhanh chống tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị. HIV/AIDS không phải là bệnh xã hội, mà là một căn bệnh thật sự không phải chỉ những người “xấu”, người dính vào tệ nạn XH mới nhiễm HIV, mà tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV, nếu không thực hiện các hành vi an toàn.

III. Các con đường lây truyền HIV/AIDS

1. Tình dục: Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.

2. Đường máu

HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.

Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.

3. Từ mẹ sang con

Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi  mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

IV. Cách phòng tránh

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục

- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu

- Không tiêm chích ma túy.

- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con

- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

Có thể khẳng định, việc phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Tây Bắc cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS; thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền về các tệ nạn xã hội; có lối sống lành mạnh, tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè; không sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm nhằm góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS

Bớt đi một ánh mắt kỳ thị là tăng thêm một tia hy vọng cho người nhiễm HIV/AIDS.

7 tháng 1 2022

Có thể bị tai nạn chấn thương đầu (khi bị tai nạn ).

Việc không đội mũ bảo hiểm khi đã tham gia giao thông là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng như : Có thể gặp tai nạn,có thể tử vong tại chỗ,.v.v. Và không thể kể đến là đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm,việc này đội mũ bảo hiểm là vô cùng đơn giản nhưng rất nhiều người vẫn không đội.Khi đã tham gia giao thông và tuân thủ đúng pháp luật thì sẽ bảo vệ được tính mạng và làm cho xã hội không vì giao thông mà cãi vã,đánh nhau,...