u 1: Trình bày những việc làm cụ thể của em thể hiện quyết tâm phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, kĩ năng sống, tích cực học tập, tu dưỡng để tích lũy kiến thức để rèn luyện năng lực, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của Đội, của Đoàn như lời Bác Hồ dạy?
Câu 2: Em hãy viết về tấm gương ở lớp,ở trường thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ,đạt thành tíc trong học tập rèn luyện?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Để có thể làm tốt công việc quản trị CSDL, nhà quản trị cần phải có những kiến thức và kỹ năng sau:
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu: Bao gồm các khái niệm về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, mô hình dữ liệu, ngôn ngữ truy vấn SQL, các kỹ thuật thiết kế cơ sở dữ liệu, các chuẩn mã hóa và bảo mật dữ liệu.
- Kiến thức về hệ thống máy tính: Bao gồm các kiến thức về phần cứng máy tính, hệ điều hành, mạng máy tính, phần mềm quản trị CSDL và các công nghệ liên quan đến CSDL.
- Kỹ năng quản lý dự án: Kỹ năng này rất cần thiết trong việc quản trị CSDL để đảm bảo tiến độ, chi phí và chất lượng dự án.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là kỹ năng cần thiết để xử lý các vấn đề kỹ thuật, bảo mật và quản lý trong quá trình quản trị CSDL.
- Tư duy phân tích và sáng tạo: Nhà quản trị CSDL cần có tư duy phân tích để phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp thích hợp.
- Tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm: Quản trị CSDL đảm nhiệm trách nhiệm quan trọng về bảo mật và b
2. Có nhiều cách để học kiến thức và rèn luyện kỹ năng quản trị CSDL, bao gồm:
- Học tập trực tuyến: Có rất nhiều trang web và các khóa học trực tuyến miễn phí hoặc trả phí như Coursera, Udemy, edX, Pluralsight, LinkedIn Learning, Codecademy và W3Schools.
- Đi học ở các trường đại học hoặc các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp.
- Tự học thông qua các tài liệu và sách chuyên ngành.
- Tham gia các cuộc thi và dự án liên quan đến CSDL để rèn luyện kỹ năng.
- Thực hành trên các phần mềm quản trị CSDL
C1:
+ Về cử chỉ hành động
+ Lời nói
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh
+ Không đùa đòi
Là học sinh:
+ Trang phục đúng quy định
+ Giúp đỡ các bạn khác
+ sống đúng với hoàn cảnh
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.
cau 1,Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"1; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:
Yêu Tổ quốc, Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm. Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật".
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hoi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".
câu 2,Câu 2 : Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Bí thư Chi bộ Trường THPT Nguyễn Trân đã phát động sâu rộng phong trào đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh nổi bật trong học tập và phong trào. Tiêu biểu nhất là em Hoàng Quốc Đạt, học sinh lớp 11AB1 (Niên khóa 2016 – 2019) đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập, trong hoạt động phong trào của Đoàn trường, của lớp.
Đối với Hoàng Quốc Đạt, nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh là học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ phải được thể hiện trong suy nghĩ và hành động một cách cụ thể, thiết thực nhất. Về học tập, Đạt đặt ra cho mình nguyên tắc để thực hiện: “Xác định đúng động cơ, mục đích học tập. Rèn luyện các kỹ năng để việc học tập đạt hiệu quả”. Theo lời Bác dạy: “Ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai”. Hoàng Quốc Đạt luôn xây dựng một thời gian biểu một cách khoa học, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Vào giờ học, em luôn chăm chú lắng nghe lời thầy cô giảng bài, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và thảo luận nhóm. Trong các cách học em luôn đặt tự học lên hàng đầu. Học là để biết rộng hiểu sâu, học đi đôi với hành. Không chỉ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè mà Đạt còn tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác. Khi nghe giáo viên giảng một vấn đề nào đó mà bản thân quan tâm, Đạt đã tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng để hiểu sâu hơn về nó. Ở em không có kiểu học đối phó, lệ thuộc vào sách mẫu giải sẵn.
Với tính kỉ luật cao, niềm đam mê và phương pháp học tập đúng đắn, trong nhiều năm liền Hoàng Quốc Đạt đều đạt Học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra em còn sở hữu một số thành tích hết sức đáng khích lệ: giải Ba cuộc thi Chinh phục vũ môn (dành cho học sinh cấp THCS); là một trong hai học sinh thi tuyển vào trường THPT Nguyễn Trân với số điểm cao nhất (năm học 2016 - 2017). Năm học lớp 10, Đạt tham gia Kì thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh, em đã đạt giải Khuyến khích môn Toán khối 11; đạt Huy chương bạc Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia; kết quả năm học 2016 – 2017, với số điểm tổng kết là 8,9 Hoàng Quốc Đạt được xếp vị thứ nhất trong 10 học sinh giỏi nhất trường.
Vào đầu năm học mới 2017 - 2018, em Hoàng Quốc Đạt tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18, kết quả ban đầu gặt hái được: giải Nhì tuần thứ nhất với số điểm 285 điểm. Đây là số điểm nhì cao nhất trong ba tuần, Đạt đã được chọn vào kỳ thi tháng thứ nhất. Một kết quả bất ngờ và xứng đáng đã dành cho sự nỗ lực của em: giải Nhất tháng số điểm là 235 điểm. Với thành tích cao trong kỳ thi tháng, Hoàng Quốc Đạt đã trở thành thành viên đầu tiên có mặt trong kỳ thi Quý I sẽ tổ chức vào tháng 10/2017 này. Tất cả mọi người đều gửi đến em những lời chúc tốt đẹp với hy vọng về một cầu truyền hình Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 sẽ được đặt ở ngôi trường THPT Nguyễn Trân thân yêu này.
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, em Hoàng Quốc Đạt có lối sống giản dị, gần gũi, trung thực, khiêm tốn. Tính cách hồn nhiên, trong sáng, nhiệt tình của em luôn nhận được sự tin yêu, giúp đỡ của thầy cô và sự yêu mến của bạn bè. Những kết quả Đạt có được trong thời gian qua chính là nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy cô giáo, sự rèn cặp của gia đình, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em trong việc học tập và “làm theo” lời Bác.
Đạt chia sẻ: mỗi đoàn viên, học sinh phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương của Bác từ chính những công việc, hoạt động liên quan đến mình, thể hiện cụ thể trên hai mặt học tập và tu dưỡng đạo đức. Trước hết, học sinh cần phải học tập tốt để có kiến thức, kỹ năng, khẳng định được bản thân và góp phần cống hiến cho xã hội mai sau. Hai là học sinh nên trau dồi đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hóa. Rèn đức luyện tài là hai yếu tố quan trọng để tự hoàn thiện bản thân của người học sinh. Đồng thời, mỗi người khi rèn luyện cho mình một lối sống đẹp, cũng nên tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải luôn ý thức học tập từ tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và việc học đó phải thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là những hoạt động chỉ có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Nhận xét về em, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang, chủ nhiệm lớp 11AB1, chia sẻ: em Hoàng Quốc Đạt là một tấm gương tiêu biểu trong việc tự phấn đấu rèn luyện trong học tập và đã đạt được một số thành tích đáng tự hào. Ngoài việc học tập tốt, em còn là hạt nhân tham gia tốt trong công tác Đoàn và phong trào của lớp. Em Hoàng Quốc Đạt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; là tấm gương cho các em học sinh, đoàn viên toàn trường noi theo.