K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2018

Đặt vấn đề:

Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

Giải thích các khái niệm:

+ Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức

+ Các hình thức thu nhận kiến thức :Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…

+ Tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

Bình luận về tự học:

Vai trò của tự học :

+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

+ Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

+ Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

Tự học như thế nà cho có hiệu quả:

+ Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.

+ Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo

+ Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….

+ Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng

–> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.

Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay

Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống

+ Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

+ Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

TL
1 tháng 2 2021

Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao.

 

Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô.

 

Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

 

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “học vẹt”: học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản trí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

 

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân.

 

Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học.Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.

 

Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay… hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời.

 

Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa,là con đường đưa ta đến thành công… Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

 

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

A, MB

- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình

B, TB

1, Những lợi ích của tự học

- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.

- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. 

- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình

Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.

2, Mở rộng, bình luận

- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. 

- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

C, KB

Tổng kết vai trò của tự học.

3 tháng 2 2021

I. LẬP DÀN Ý

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài 

1. Giải thích

- Tự học là gì?

+ Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục.

+ Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

2. Chứng minh

- Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập.

+ Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới.

+ Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách.

- Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

3. Bình luận

- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú.

- Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác.

- Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

4. Liên hệ bản thân

- Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". 

- Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận. 

II, Bài văn tham khảo

Bàn luận về phép học, Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt là trong mùa covid 19 hiện nay. Hơn hết, học là quá trình tích lũy kiến thức sâu rộng, đòi hỏi người học phải có một tinh thần học tập tốt mà tiêu biểu là tính tự giác trong học tập. Chính vì vậy, tự học là một vấn đề quan trọng, đáng được lưu tâm.

Vậy tự học là gì? Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục. Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập. Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới. Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú. Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ trong bất kì một hoàn cảnh nào. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

Thật vậy, tự học là con đường ngắn nhất giúp bạn chinh phục ước mơ. Hãy không ngừng rèn luyện và phê phán những kẻ lười nhác như con ốc sên

Dàn ý:

Mở bài:Trong mùa dịch bệnh này ý thức tự học là điều mà mỗi học sinh đều phải có để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Thân bài:Ta phái nêu ra ý nghĩa của tinh thần tự học,thế nào là tinh thần tự học ?

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong lúc học tập ta cần:chăm chú nghe thầy cô giảng bài,biết vận dụng bài học vào đời sống,....Dù cho chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn đến đâu thì vẫn cần phải học,học tập để làm giàu,đẹp đất nước.

Từ ý trên ta thấy tự học có ý nghĩa rất quan trọng.

- Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Đất nước ta đang rất khó khăn vì dịch bệnh nên chúng ta cần có ý thức tự học,tự giác,miệt mài để các kiến thức không bị lãng quên đến khi đi học lại có thể dễ dàng tiếp thu.

Kết bài:

- Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

 

 

 

                                                   Bài làm

    Như các bạn cũng đã biết dịch bệnh giờ đây đã quay trở lại nên các bạn cũng nên có ý thức tự học để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

    Các bạn biết rồi đấy tinh thần tự học là ý thức rèn luyện tích cực để thu nhận thêm kiến thức  và hình thành kỹ năng cho bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong lúc học tập ta cần:chăm chú nghe thầy cô giảng bài,biết vận dụng bài học vào đời sống,....Dù cho chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn đến đâu thì vẫn cần phải học,học tập để làm giàu,đẹp đất nước.Ta phải học mới thấy được ý nghĩa của việc học tập,khi học bài ta cần nắm được các khuyết điểm của bản thân để sửa chữa.Đến một lúc nào đó khi dịch bệnh qua đi ta lại đến lớp lúc đó ta có thể dễ dàng vẫn dụng các kiến thức đã ôn trước.

     Em cũng sẽ cố gắng,nỗ lực hơn thật nhiều để vượt qua giai đoạn này,mong sao các bạn học sinh sẽ có ý thức tự học và làm bài ở nhà để cùng với đất nước đi qua giai đoạn này.

 

12 tháng 5 2021

TK:

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.

Cùng nhau đẩy lùi dịch Co-vid-19!!!!!!!!!!!!!!!!!

27 tháng 10 2016

- Mở bài: + Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà. - Thân bài. + Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên? + Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.

+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình. + Vườn và cây trái suốt bốn mùa. - Kết bài: + Cảm xúc về vườn nhà

7 tháng 10 2021

Tham Khảo

Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án. Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người. Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Họctập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công. Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

7 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Con người sinh ra không thể chọn hoàn cảnh, hình hài mình sinh ra vì cuộc sống vốn dĩ là không công bằng. Nhưng một danh nhân đã nói “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”.  Và sự thật đã chứng minh rất nhiều tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… đây là những con người đã chứng minh rằng mình có thể thay đổi số phận, là những tấm gương sáng để mọi người học tập.

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng nguyên Mạc Đinh Chi.  Người xưa kể lại rằng  Mạc Đĩnh Chi con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ.  Gần nhà ông có một trường học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké. Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.  Bằng nghị lực phi thường  khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

 

Những tấm gương vượt khó vươn lên

Là học sinh thì không ai không biết đến câu chuyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký.  Câu chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài. Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắt lại, những ngón chân xưng phồng những vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú.  Từng bước , từng bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình.

Hay như chàng hiệp sỹ trẻ  Nguyễn Công Hùng.  Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.

Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”.  Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục họ.  Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn, gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà còn động viên khích lệ những người xung quanh.

Từ những tấm gương đó, chúng ta hãy soi lại mình. So với họ cuộc sống đã quá ưu đãi với chúng ta. Chúng ta được học hành, có thân thể khỏe mạnh đầy đủ, có gia đình yêu thương. Sẽ thật đáng buồn thay nếu chúng ta không ỷ lại, nhàm chán, tự phai nhạt trong một xã hội hiện đại.  Bài học về sự kiên trì, ý chí vươn lên, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời chính là điều mà họ đã dạy cho chúng ta.

Chúng ta cũng cần yêu thương, chia sẻ nhiều hơn đến với những người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn . Vì “ tuổi trẻ không bao giờ thắm lại” chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để yêu thương. Hãy dang rộng vòng tay, mở rộng trái tim để trở thành những người có ích cho xã hội.