K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

1) Hãy nêu những đặc điểm khác nhau của địa hình bắc mĩ và nam mĩ

- Khác nhau:

+ Phía Tây: Bắc Mĩ là núi trẻ Coocđie rộng, gồm nhiều dãy chạy song song; còn Trung và Nam Mĩ có núi trẻ Anđet có diện tích nhỏ nhưng cao đồ sộ hơn.

+ Ở trung tâm: Bắc Mĩ là đồng bằng rộng, cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam và đông nam; còn ở Trung Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ Ôrinôcô đến Amazôn, đến Pampa.

+ Phía Đông: Bắc Mĩ là núi già Apalat còn Trung Mĩ và Nam Mĩ là các cao nguyên.

2) Trình baỳ vấn đề khai thác rừng Amazon và những vấn đề môi trường cần quan tâm

-Vấn đề khai thác rừng amazon:

+ Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

- Những vấn đề môi trường cần quan tâm:

+ Khai thác rừng bừa bãi.

+ Biến đổi khí hậu.

+ Nguồn nước sạch đang dần khan hiếm.

+ Quản lí chất thải sinh hoạt.

+ Đa dạng sinh học và sử dụng đất.

3) Nêu đặc điểm môi trường địa trung hải

-Môi trường địa trung hải:

+Vị trí: Nam Âu.

+ Khí hậu: mùa thu và mùa đông không lạnh, có mưa thường là mưa rào, mùa hạ nóng ,khô.

+ Sông ngòi: sông ngòi ngắn và dốc,mùa thu và đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.

+ Thực vật: chủ yếu là rừng thưa.

Kiến thức lớp 7 mình không nhớ cho lắm =.=" nên mình tham khảo một số bài làm của các bạn khác. Bạn tham khảo nha! ^.^ Chúc bạn học tốt ạ!

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

+ Phía Tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.

- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập

- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).

+ Phía Đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.

Câu 2 :

- Nam Mĩ có ba khu vực địa hình:
+ Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
+ Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
+ Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

Câu 3

Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon vì:
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

 

 

5 tháng 4 2022

Câu 1:

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

+ Phía Tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.

- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập

- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).

+ Phía Đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.

Câu 2 :

- Nam Mĩ có ba khu vực địa hình:
+ Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
+ Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
+ Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

Câu 3

Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon vì:
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

 

 

6 tháng 3 2022

Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

em cảm ơn chị nhiều ạ

 

22 tháng 3 2021

1,

- Vai trò của rừng A-ma-dôn:

   + Nguồn dự trữ sinh vật qúi giá.

   + Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.

   + Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.

   + Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.

 - Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần...

- Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu,…

2, 

Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê. 
- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.
Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.

3,

Đô thị hoá
Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá. Tỉ lệ dân đô thị chiếm khoảng 75% dân số. Tuy nhiên, 35% - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn.

Các đô thị lớn nhất ờ Trung và Nam Mĩ là Xao Pao-lô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

4,* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:

- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.

- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

 

 

17 tháng 4 2016

mấy câu này quá dễ

 

17 tháng 4 2016

1. Châu đại dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

2. 

-Môi trường ôn đới hải dương phân bố ở tây Âu

-Môi trường ôn đới lục địa phân bố ở đông Âu

-Môi trường núi cao phân bố ở vùng núi cao An -pơ , Các-pác.

-Môi trường địa trung hải phân bố ở  Nam Âu , ven Địa Trung Hải.

C1. Dân cư trên thế giới thường sống chủ yếu ở những nơi nào? Tại Sao?C2. Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?C3. Nêu hậu quả việc gia tăng dân số qua nhanh ở đới nóng?C4. Nêu những nguyên nhân và hậu quả của việc môi trường ô nhiểm ở đới ôn hòa?C5. Nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh? Thực vật và động vật có đặc điểm gì để thích nghi?C6. Khi khai...
Đọc tiếp

C1. Dân cư trên thế giới thường sống chủ yếu ở những nơi nào? Tại Sao?

C2. Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?

C3. Nêu hậu quả việc gia tăng dân số qua nhanh ở đới nóng?

C4. Nêu những nguyên nhân và hậu quả của việc môi trường ô nhiểm ở đới ôn hòa?

C5. Nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh? Thực vật và động vật có đặc điểm gì để thích nghi?

C6. Khi khai thác môi trường đới lạnh thì chúng ta gặp những khó khăn gì, cần chú ý đến và quan tâm đến vấn đề gì?

C7. Khi khai thác môi trường hoang mạc thì chúng ta gặp những khó khăn gì, cần chú ý đến và quan tâm đến vấn đề gì?

C8. Nêu đạn điểm của môi trường hoang mạc? Thực vật và động vật có đặc điểm gì để thích nghi?

C9. Nêu những nguyên nhân hình thành hoang mạc trêm thế giới?

0
29 tháng 3 2021

Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

 

 

Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn:

- Vai trò của rừng A-ma-dôn:

   + Nguồn dự trữ sinh vật qúi giá.

   + Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.

   + Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.

   + Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.

 - Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần...

- Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu,…

Chúc bạn học tốt!



 

THAM KHẢO

CÂU 1:

- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:

     + Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.

 

     + vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam

     + Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.

- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.

 
23 tháng 3 2022

tham khảo

CÂU 1:

- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:

     + Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.

 

     + vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam

     + Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.

- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.