K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

mình nghĩ nên chọn chủ đề hợp tác quốc tế

26 tháng 3 2019

Mk nghĩ bạn nên chọn phần kĩ năng sống, giá trị sống vì hiện tại giáo dục kĩ năng sống là một việc làm rất cần thiết

I) Kỹ năng sống là gì ?

- Là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.

- Kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn.

II) Ý nghĩa, vai trò của kĩ năng sống :

Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những KNS cần thiết và hữu ích.

Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình.

Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

Khối lượng kiến thức của chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.

Cuộc đời là một hành trình mà bằng cấp chuyên môn giống như một bệ phóng, còn kỹ năng sống chính là động lực đẩy con người vươn lên tầm cao thành đạt.

Cần lưu ý rèn luyện kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Do đó, không phải vì kỹ năng sống có tầm quan trọng rất lớn mà cố đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh sinh viên nhiều chuyên đề mang tính lý thuyết. Điều cần thiết là làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống và lồng nó vào các môn học. Những người đã đi làm thì cần bổ sung một vài chuyên đề cần thiết mà bản thân còn yếu để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.

Thế hệ trẻ thường xuyên chịu các tác động từ môi trường sống xung quanh. Đây cũng là thời đoạn bồi bổ nhân cách, thói quen, ước mơ của mỗi con người. Tuy vậy, thế hệ trẻ luôn phải chiến đấu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nếu thiếu kỹ năng sống, giới trẻ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn, bạo lực, các hành vi tiêu cực , lối sống không lành mạnh, ích kỷ, dễ bị dụ dỗ, hoặc phát triển sai lệch về nhân cách. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ là khôn xiết cấp thiết để các em có khả năng đối phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ vững bền trong gia đình và ngoài xã hội, có lối sống lành mạnh, hài hòa, tích cực, chủ động.

III) Một số kỹ năng sống cần thiết

– Kỹ năng giải quyết vấn đề

– Kỹ năng đưa ra quyết định

– Tư duy sáng tạo

– Kỹ năng giao tiếp, tương tác với mọi người

– Tư duy phản biện

– Kỹ năng quyết đoán

– Tự nhận thức về bản thân

– Khả năng phục hồi tâm lý

– Kỹ năng thoát hiểm

– Sự cảm thông, chia sẻ

– Kỹ năng đối mặt với stress

Bên cạnh đó, còn có các kỹ năng như: Quản lý thời gian, tiền bạc; thuyết phục người khác; khám phá cuộc sống, sống tập thể, teamwork…

IV) Các cách giáo dục kĩ năng sống :

- Giáo dục kỹ năng sống qua những công việc thường ngày trong gia đình

- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện mình

Hãy để con bạn được nói lên ý kiến của mình đặc biệt là với những trẻ nhút nhát rụt rè. Đó có thể là những suy nghĩ hết sức ngây ngô thậm chí có phần khó hiểu tuy nhiên lại là cơ hội để trẻ thể hiện bản thân và bạn có thể chỉ bảo uốn nắn con mình.

Nhờ đó kỹ năng giao tiếp của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể làm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Ngoài ra bạn có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể trong gia đình, khu phố và cho trẻ làm “thủ lĩnh”, điều này sẽ giúp trẻ tự tin, hoạt bát và thể hiện được cá tính bản thân như: các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, thi kể chuyện, thi ứng xử…

- Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí

Đó có thể là những buổi đi chơi, dã ngoại, tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng, thăm quan vườn bách thảo, bách thú hay một làng nghề. Qua đó trẻ sẽ có cơ hội giao tiếp và học hỏi rất nhiều điều trong thực tế. Ngoài gia đây cũng là cơ hội để bạn và trẻ cùng cải thiện kiến thức xã hội nữa đấy.

- Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Đây là điều vô cùng quan trọng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phải luôn đảm bảo trẻ được học kỹ năng sống cả ở trường và ở nhà. Giáo viên và phụ huynh cần thường xuyên giữ liên hệ với nhau, cung cấp các thông tin cần thiết về sự phát triển, thay đổi của trẻ ở từng giao đoạn khác nhau để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

Và còn rất nhiều biện pháp khác

Nếu có gì thiếu hay sai sót thì bạn bổ sung nhé

5 tháng 1 2018

Bài làm

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

nghi-luan-xa-hoi-muc-dich-hoc-tapthuyết trình về mục tiêu học tập của học sinh 

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đìnhvà xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giác mơ của mình.

14 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha.

1.Bài thuyết trình tiếng Anh về gia đình.

2.Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường bằng tiếng Anh.

3.Bài thuyết trình tiếng Anh về Tết Nguyên Đán.

4.Bài thuyết trình về sự thành công dành cho sinh viên.

14 tháng 4 2022

ok. tôi có cho bn 4 bài mà, ko đc bài 1 thì còn 3 bài tham khảo đi

10 tháng 8 2023

Tham khảo

Lợi ích của việc thể hiện tinh thần trách nhiệm:

Việc thực hiện tinh thần trách nhiệm giúp chúng ta đạt được sự tôn trọng và sự tin tưởng từ những người xung quanh.Tinh thần trách nhiệm giúp tăng tính tổ chức, năng suất và hiệu quả trong công việc, giúp chúng ta đạt được thành công trong sự nghiệp.Tinh thần trách nhiệm là một giá trị đáng quý, nó giúp người khác đánh giá cao bạn và tin tưởng vào khả năng của bạn trong việc giải quyết các vấn đề.Khi bạn thể hiện tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ cẩn thận hơn, điều này giúp bạn tránh được những rắc rối và đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.

Sự cần thiết của tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thiện bản thân:

Tăng khả năng tự chủ: Khi có tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ tự động đảm nhận trách nhiệm của mình. Bạn sẽ không trông chờ vào người khác hoặc xin lỗi vì những việc không hoàn thành đúng hạn. Điều này sẽ giúp bạn trở nên độc lập hơn và có khả năng tự chủ cao hơn.Xây dựng niềm tin và tôn trọng bản thân: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn có một ý thức tốt về việc hoàn thành nhiệm vụ. Khi bạn hoàn thành nhiệm vụ một cách đúng đắn, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và tin tưởng bản thân hơn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin và tôn trọng bản thân.Phát triển kỹ năng quản lý thời gian: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn tổ chức và quản lý thời gian tốt hơn. Khi bạn có trách nhiệm với một nhiệm vụ, bạn sẽ cần phải lên kế hoạch và tổ chức thời gian để hoàn thành nó đúng hạn. Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn, giúp bạn hoàn thiện bản thân và tăng hiệu quả công việc.Tăng khả năng giải quyết vấn đề: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn có khả năng tìm kiếm các giải pháp và lựa chọn phù hợp nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Khi bạn trở nên trách nhiệm, bạn sẽ cố gắng giải quyết mọi vấn đề trước mắt một cách tốt nhất có thể. Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và trở nên chuyên nghiệp hơn.Tăng cơ hội thành công: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn trở nên nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công việc. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội thành công hơn, vì những người chuyên nghiệp và nghiêm túc thường

Tấm gương thành công nhờ tinh thần trách nhiệm:

Elon Musk - nhà sáng lập và CEO của Tesla, SpaceX và The Boring Company: Elon Musk được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng với tinh thần trách nhiệm cao. Ông luôn đặt mục tiêu rõ ràng và phấn đấu làm việc hết sức mình để đạt được những mục tiêu đó. Một trong những ví dụ về tinh thần trách nhiệm của Elon Musk là việc xây dựng các trạm sạc điện cho xe điện Tesla trên khắp thế giới.Bill Gates - Nhà sáng lập Microsoft: Bill Gates là một trong những người giàu nhất thế giới nhờ tinh thần trách nhiệm của mình. Ông đã đóng góp rất nhiều vào các hoạt động từ thiện và hỗ trợ những vấn đề về sức khỏe, giáo dục, và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.Satya Nadella - CEO của Microsoft: Satya Nadella, CEO của Microsoft, được biết đến với tinh thần trách nhiệm cao và sự cống hiến cho các vấn đề liên quan đến giáo dục và phát triển kinh tế. Ông cũng đã đưa ra những quyết định đúng đắn để đưa Microsoft trở lại đường đua với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
18 tháng 5 2019

Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài):

- Trình tự thời gian

- Trình tự không gian

- Trình tự nhận thức của con người

- Trình tự chứng minh – phản bác.

1 tháng 3 2022

xài grammaly đi

 

1 tháng 3 2022

grammaly là gì thế bn

15 tháng 3 2018

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể Dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân đoàn kết bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc. Trước hết là khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế. Tiếp theo là xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.

Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.

Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đich. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo trước âm mưu xâm chiếm cảu kẻ thù.

Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Ra sức thi đua sản xuất, ổn định lương thực, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ. Giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh. Cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động… Từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.
:d

Một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết. Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh như bạn bè chia bè phái, nói xấu nhau, tẩy chay ai đó trong lớp hay đơn giản là chủ nghĩa cá nhân của thành viên trong lớp quá cao dẫn tới hoạt động tập thể không hiệu quả, ganh tỵ, tranh đua nhau…

T.Tùng (lớp 11) nói :“Năm sau là bọn mình ra trường rồi mà lớp chẳng có kỉ niệm nào. Suốt ngày chỉ chia bè phái nói xấu nhau. Nhất là mấy bạn nữ. Mình có cảm giác như họ chỉ muốn kẻ địch biến đi cho khuất mắt. Nhiều khi đến lớp thấy chán ghê. Còn một năm bên nhau nữa thôi nên mình rất muốn mọi người quan tâm, vui vẻ bên nhau để tạo được những kỉ niệm đẹp khi ra trường. Thế nhưng khó quá à”.

Giống như Tùng, nhiều teen khác cũng cảm thấy lớp mình không đoàn kết. Do đó, khi thấy các lớp bên cạnh vui đùa bên nhau mà các bạn ấy thấy "thèm" vô cùng!

“Cấp 2 lớp mình không vui lắm nên mình rất mong lên cấp 3 mọi chuyện sẽ thay đổi. Thế nhưng vì xích mích, ganh ghét lẫn nhau mà lớp cứ tan rã dần khiến mình buồn quá. Ngày lễ 8/3, 20/10, Halloween thấy các lớp bên cạnh tổ chức liên hoan mà thèm thế. Ước gì lớp mình cũng đoàn kết như lớp họ”. bạn T.Thúy khao khát.

Để có thể gắn kết các thành viên trong lớp lại với nhau là điều rất khó nhưng cũng không phải không thể. Vai trò nặng nề này trước hết đặt lên vai các cán bộ lớp. Đó là tiếng nói của lớp nên lời nói của họ sẽ có trọng lượng hơn cả. 

Hiểu rõ nguyên nhân

Trước tiên, để tháo gỡ được nút thắt của vấn đề thì cần phải nắm bắt được nguyên nhân của nó. Do vậy, các bạn cần phải hiểu rõ tại sao lớp lại mất đoàn kết? Có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như mới vào học cùng nhau nên mọi người còn lạ lẫm, tính cách và môi trường sống khác nhau dẫn tới bất đồng quan điểm: người năng động, người trầm tính, người thích giao tiếp, người lại ít nói, thích thu hẹp mình. Hay ban đầu mới nhập học mọi người thường có xu hướng chơi theo bàn, tổ vì gần nhau. Nếu không có sự gắn kết của các cán bộ lớp thì lớp dễ dẫn tới tình trạng mạnh nhóm nào nhóm ấy chơi. Không ít trường hợp nguyên nhân lại rơi vào một số thành viên cá biệt trong lớp như một cô bạn xinh, học giỏi nhưng kiêu nên bị mọi người ghét, thế là chia bè chia phái, công kích “đá đểu” nhau. Họ cũng không ngại thể hiện sự công khai không ưa nhau nên lớp biến thành những chiến tuyến của những kẻ đối đầu với nhau…

Cách làm cho lớp mình đoàn kết lại

Cán bộ lớp – những người lãnh đạo hoạt động của lớp phải là người có năng lực và thành tích học tập tốt. Chỉ có như vậy, mới có thể trở thành tấm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Lời nói nhờ đó cũng có trọng lượng hơn. Các thành viên sẽ lắng nghe ý kiến của bạn khi bạn tin tưởng ở năng lực của bạn.

Tiếp đó, ban cán sự lớp cũng cần phải hiểu rõ nguyện vọng của các thành viên trong lớp như muốn đoàn kết nhau lại, muốn giảng hòa mâu thuẫn, muốn bên sai phải xin lỗi hay đơn giản là muốn cả lớp cùng tham gia vào một trò chơi tập thể hay một chuyến du lịch…

Đồng thời, cũng phải khiến cho các thành viên trong lớp cảm thấy giá trị của mình. Không nên để ai trong tình trạng bị cả lớp ghét bỏ, kì thị, không chơi cùng. Khi mọi người nhận ra vai trò của mình trong một tập thể, họ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình hơn.

Thành viên trong lớp đều phải có trách nhiệm với phong trào lớp. Lớp chỉ thực sự đoàn kết khi mọi người hiểu nhau. Do đó, hãy xóa bỏ hết những hiểu nhầm bằng một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Hãy nói cho bạn bè mình biết điểm xấu của họ để họ sửa đổi và ngược lại các bạn cũng phải lắng nghe ý kiến từ những người khác nữa. Có như vậy, mọi chuyện mới được giải quyết.

Cũng đừng quên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như đi tham quan, trò chơi để các thành viên có cơ hội hiểu và gắn kết với nhau hơn.
 

Tháng năm học trò là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Khoảng thời gian lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ nhất, đáng trân trọng nhất.

14 tháng 9 2023

*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

* Giá trị nội dung:

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

* Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

16 tháng 3 2021

Ai biết hk chỉ mình vs hay cách thuyết trình đc tìm từ ý

16 tháng 3 2021

chào em, em có thể nói cụ thể mong muốn của mình hơn để cô có thể giúp nhé! ucchethanghoa