2. Trình bày cấu tạo và chức năng của bộ phận của tai ? Nêu biện pháp vệ sinh tai ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-mắt
-cấu tạo:
Lông mi và mi mắt: chuyển động nhắm vào mở ra của mắt là nhờ cơ chế hoạt động của hai mi mắt, phản xạ nhắm mở này giúp mắt điều tiết tránh bị khô, nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với khói, bụi, nước hàng ngày. Trên mi mắt cũng có lớp lông mi giúp bảo vệ mắt khỏi các dị vật: mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn.
Củng mạc: là một màng chắc dày và rất cứng bao quanh và tạo nên hình thể của nhãn cầu (hình cầu).
Giác mạc: nằm ở phía trước củng mạc, có hình chỏm cầu hơi nhô ra khỏi ổ mắt, đóng vai trò như một thấu kính, hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể nhìn thấy vật.
Kết mạc: là lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu có chức năng duy trì sự ổn định lớp nước mắt và tiết ra một số chất có trong nước mắt chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.
Mống mắt: Ngay phía sau giác mạc là màng sắc tố bao quanh đồng tử được gọi là mống mắt. Mống mắt có đặc điểm riêng quyết định màu mắt của con người ( nâu, xanh, đen…)
Đồng tử: là lỗ tròn màu đen nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể điều chỉnh co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt giúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.
Thủy dịch: Là chất dịch do thể mi tiết ra tiền phòng (khoang nằm giữa giác mạc và thể thuỷ tinh) và hậu phòng (khoang nằm sau mống mắt), tạo nên áp lực dương (gọi là nhãn áp) để duy trì hình dạng cầu căng cho mắt và cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc và thể thuỷ tinh.
Thủy tinh thể: là thành phần quang học mắt quan trọng nhất, có cấu trúc trong suốt nằm phía sau đồng tử, có tác dụng như một thấu kính giúp hội tụ các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét.
Võng mạc: là một lớp màng mỏng trong cùng của nhãn cầu có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại, cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não thông qua hệ dây thần kinh thị giác, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy.
Dịch kính: Là một cấu trúc giống như thạch, trong suốt, nằm ở giữa thể thuỷ tinh và võng mạc, có vai trò như một môi trường đệm giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi vật khi giác mạc, thể thuỷ tinh và dịch kính còn trong suốt, cho phép ánh sáng đi qua đến võng mạc.
Hắc mạc: Là lớp màng mỏng nằm giữa củng mạc và võng mạc, hắc mạc nối tiếp với mống mắt ở phía trước và có nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng con mắt.
- chức năng
Dưới góc độ sinh học, đôi mắt là bộ phận nhạy cảm của cơ thể trước các tác động của môi trường. Giúp con người thông qua đó có những phản ứng phù hợp với mọi diễn biến biến đổi xung quanh.
Về mặt quang học, đôi mắt như 1 máy ảnh thu chụp các thông tin về màu sắc hình ảnh, là một phần hệ thống thu nhận và “mã hoá” thông tin cho đại não, thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển lên cho não bộ xử lý và lưu trữ.
Là một cơ quan giúp con người giao tiếp phi ngôn ngữ. Thông qua ánh mắt, con người có thể liên hệ, ra hiệu, trao đổi thông tin với nhau thay cho lời nói.
-tai
-cấu tạo
Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.
Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.
Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.
Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.
Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.
Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.
Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.
Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.
- - chức năng
Chức năng đầu tiên và được biết nhiều nhất là khả năng nghe. Khả năng nghe hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống thính giác gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Chức năng thứ 2 của tai là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta thay đổi chuyển động trong không gian, hệ thống tiền đình ảnh hưởng tới sự chuyển động của mắt và vị trí cơ thể (vì chúng ta chuyển động trong không gian).
nói nhỏ cho bạn nè :"bỏ bớt đi nếu không đủ dòng nhé! cho đỡ dài nha( best quan tâm)
Câu 1: Biện pháp:
+Hạn chế cho trẻ uống nước vào buổi tối
+Nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ
+Nhắc nhở trẻ không nên nín tiểu,đi tiểu điều đặn
+Tránh dùng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ gây béo phì, táo bón
Câu 2:
Hệ thần kinh gồm có hai phần là não và tủy sống
Câu 3:
Chức năng: thu nhận âm thanh
Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8
(I-Hệ thần kinh , 1.Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sgk/151)
-Chức năng của hệ thần kinh : Hệ thần kinh có chức năng điều khiển , điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất .
- Cấu tạo của hệ chức năng :
+ Bộ phận trung ương ( não và tủy sống )
+ Bộ phận ngoại biên ( dây thần kinh và hạch thần kinh )
Trong đó , bộ phận trung ương đóng vai trò chủ đạo
Vị trí của mỗi bộ phận :
Não - nằm trong hộp sọ
Tủy sống - nằm trong cột sống
Hạch thần kinh - nằm ở khoang bụng và có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan
Dây thần kinh - khắp cơ thể
tai có cấu tạo gồm 3 p :
* tai ngoài
-vành tai : hứng sóng âm
-ống tai : hướng sóng âm
-màng nhĩ : tiếp nhận và truyền âm
* tai giữa
- chuỗi xương búa xương đe xương bàn đạp : truyền âm
- màng cửa bầu dục ngăn cách giữa tai giữa và tai trong có nhiệm vụ truyền âm và khuếch đại âm
- vòi nhĩ (thông giữa tai nhĩ với họng ) : đảm bảo cân bằng áp suất ở 2 bên tai
* tai trong
- bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên :thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
-ốc tai : thu nhận kích thích sóng âm
+ ốc tai gồm ốc tai màng và ốc tai xương
+ trong ốc tai có các cơ quan cooc ti chứa các tế bào thụ cảm thính giác : bộ phận tiếp nhận kích thích sóng âm
còn phần vệ sinh tai thì bạn tự xem trong sgk nhé
2. Trình bày cấu tạo và chức năng của bộ phận của tai ? Nêu biện pháp vệ sinh tai ?
Hình 51-1. Cấu tạo của tai
Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
Tai trong gồm 2 bộ phận :
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng (hình 51-2).
Hình 51-2. Phân tích cấu tạo của ốc tai (trái)
A. Ốc tai và đường truyền sóng âm ;B. Ốc tai xương và ốc tai màng ;
c. Cơ quan Coocti
Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.
Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.
II- Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
III - Vệ sinh tai
Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. Thông thường ráy tai hơi dính có tác dụng giữ bụi, nên thường phải lau rửa bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy, có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.
Trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ - nghe không rõ. Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.
Cần có những biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.
Cách vệ sinh tai.
+ Thường xuyên vệ sinh tai, giữ gìn tai sạch
+ Không dùng vật nhọn để ngoáy tai.
+ Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai.
+ Tránh làm việc ở những nơi quá ồn hoặc tiếng động mạnh.
+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai.
+ ...