K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2018

Đây là một quần thể chùa ở khu vực Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất, linh thiêng nhất là Động Hương Tích. Động Hương Tích còn gọi là Động Hương Sơn. Hương Tích nghĩa là dấu thơm, tương truyền rằng: Đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành và thành đạo tại đây.

Hương Sơn Chùa Hương là “Một trung tâm Phật giáo Việt Nam”, một “đại danh lam” (sớm nhất là từ thế kỷ XV (Lê Thánh Tông), muộn nhất là thế kỷ XVIII (Lê Huy Tông Chính Hoà thứ 7, 1686). Năm Canh Dần (1770) Trịnh Sâm đã phong nơi đây là “Nam thiên đệ nhất động” (Động Phật thứ nhất trời Nam).

Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiêng vào bậc nhất của nước ta. ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hoá, nghệ thuật đặc sắc. Đốì với khách trong nước cũng như khách quốc tế, ngày xuân trẩy hội chùa Hương là đi vào một cuộc du ngoạn hứng thú: Du sơn, du thủy.

Dãy núi Hương Sơn không đẹp ở chiều cao mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ỏ thế quần tụ, ỏ bô’ cục nhịp nhàng. Nhịp nhàng giữa núi với núi, lại nhịp nhàng giữa núi với nước. Những dòng suối Hương Sơn, đặc biệt là suốỉ Yến đẹp ở sự, hiền hoà giữa hai triền núi. Suối ỏ đây được kết hợp hài hòa với núi.

Muốn đến chùa Hương khách có thể đi với nhiều phương tiện khác nhau. Phương tiện ô tô chở khách từ Hà Nội, từ Nam Định, từ Phủ Lý… đến bến Đục. Từ bến Đục, khách có thể đi bộ theo con đường đá tới bến đò Yến Vì chỉ vài trăm mét. Hàng trăm chiếc thuyền nan, thuyền thúng, thuyền rồng và cả thuyền gắn máy đã sẵn sàng ỏ bến đò Suối để đưa khách hành hương đến vối Hương Sơn.

Những chiếc thuyền thoi của các cô gái làng Yến Vĩ, cứ đến ngày xuân lại chả khách mười phương vào một cõi rất thực, mà cũng rất mơ – vào đất Phật. Trong trạng thái vui say ấy, du khách gặp những con đò nốì tiếp nhau, đò vào gặp đò ra, trên đò đầy người và cũng màu sắc khăn áo, đầy những tiếng cười nói của mọi người, tiếng niệm Phật cửa các cụ bà, tiếng chào nhau “A Di Đà Phật”.

Khi đi trên suối du khách sẽ được thăm quan núi Đụn, núi Ồng Sư, núi Bà Vãi, núi Mâm Xôi, núi Gà, núi Rồng, núi Trống, núi Chiêng; động Tuyết Quỳnh, hang Sơn Thủy Hữu Tình và giải thích vì sao có núi Giải Oan, hòn Rẹp Rọ, chùa Cửa Võng,…

Cách đò Suốỉ khoảng 600m là chùa Trình (Ngũ Nhạc) khách vào Hương Tích như trình diện khi tối cảnh Phật và lúc ra về cũng vào chùa này như để từ giã cảnh Hương Sơn.

Đi tiếp sẽ là bến Trò (bến đò chùa Ngoài). Chùa Ngoài được gọi là chùa Thiên Trù (bếp nhà Trời) được xây dựng cách đây 3 thế kỷ, nằm lọt giữa một thung lũng nhỏ, xung quanh có ba quả núi cao màu xanh thẫm, trong trí tưởng tượng của ngưòi xưa đó là 3 chân bếp của nhà Tròi.

Theo một số tài liệu mới tìm được thì vua Lê Thánh Tông khi đi tuần thú phương Nam lần thứ hai có qua nơi đây. Trong lúc đóng quân nghỉ lại, nhà vua đặt tên cho khu vực này là Thiên Trù Tinh và thung lũng Phụ Mã.

Sau năm đó lần lượt có ba Hoà thượng (Tỵ Tổ Bồ Tát) chống thuyền trượng tới đây dựng thảo am để toạ thuyền nhập định và đặt tên là “Thiên Trù Tự”. Chùa này có một gác chuông khá lớn – gọi là Gác chuông chùa Thiên Trù. Gác chuông chùa Thiên Trù là một khối gần vuông cao 8,2m, dài 9,2m, rộng 7,8m. Cấu trúc gồm 4 cột cái ở trong, đỡ ba tầng mái, bốn góc cong nét đao mũi rồng và 12 cột quân vòng ngoài đón mái.

Từ dưới sân chùa trông lên, gác chuông giống như một bông sen cách điệu nhiều cánh, mang đậm phong cách dân gian độc đáo mà chúng ta thường gặp ở các công trình kiến trúc tôn giáo cổ.

Chừa Thiên Trù còn có nhà Tam Bảo được kiến trúc theo kiểu chữ đinh hai tầng, kết hợp chồng diêm, tầng trên ba gian, tầng dưới là nhà Đại bái bảy gian. Hậu cung hai tầng là nơi thờ Phật. Giữa điện thờ Phật có tượng Nam Hải Quan Thế Âm bằng đá lấy nguyên mẫu tượng thờ trong động Hương Tích (được phóng to 2,5 lần, cao 2,8m), uy nghi trên bệ Phật. Theo ghi chép trong lịch sử thì nhà Tam Bảo được xây dựng và hoàn thành vào năm 1989.

Từ Thiên Trù, trên con đường đá men theo sườn núi vào chùa Trong (động Hương Tích). Đường lên động gập ghềnh, vì cái đẹp của núi và của động cũng một phần ở chính sự “gập gềnh mấy lối uốn thang mây”.

Trên đường vào chùa Trong có lối rẽ ra chùa Tiên. Chùa này thực chất là một hang đá rộng rãi, nhưng cửa ra vào lại là một khe nứt giữa một quả núi đá chỉ vừa người lách qua. Trong chùa có những pho tượng đá, khi đặt ngọn đèn phía sau lưng, thì cả pho tượng trong suốt, như một khốĩ hồng ngọc. Đi tiếp lên, du khách sẽ gặp chùa Giải Oan, vì chùa có một giếng nhỏ do mạch ngầm từ trong suối chảy ra thành dòng suối nhỏ, nước mát lạnh và trong vắt. Khách thập phương lưu truyền nhau uống nước giếng Giải Oan tâm hồn sẽ thanh thản, nỗi oan nghiệt sẽ tiêu tan. Sở dĩ nước giếng thiêng như thế, vì theo huyền thoại xưa đức Phật đã tắm ở đây để tẩy sạch bụi trần.

Từ chùa Giải Oan du khách gặp tiếp am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh (quen gọi là Tuyết Kinh). Qua núi Trấn Song – có đền Cửa Võng, rồi thẳng tới chùa Trong – động Hương Tích.

“Đệ nhất động” là danh hiệu cao quý mà ngưòi thời xưa đã tặng cho động – chùa Hương Tích.

Theo truyền thuyết thì động là nơi Đức Phật Bà đã tu hành chính quả và đòi sau các chư vị La Hán cũng tu luyện ở đây.

Từ cửa động vào phía trong, du khách được ngắm nhìn nhiều nhũ đá như những công trình điêu khắc của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, khối nhỏ, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưối đất lên. Tất cả đều tùy theo hình thù mà được đặt những cái tên rất dân gian.

Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, ở chân Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giông nhau ở chỗ có những hình trẻ nhỏ nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cô và Núi Cậu được gọi chung là Núi Tiểu Nhi. Núi Cô ở ngang tầm vối Cửu Long Tranh Châu (chín con rồng tranh hòn ngọc) – những nhũ đá ở vòm động buông xuống trông như những con rồng múa lượn. Núi Cậu ở ngang tầm với Sữa Mẹ có hình người đàn bà xoã tóc như người mê mải chăm con, không kịp chải chuốt gì.

Cùng một hàng với núi Cô, Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng có rất nhiều những hình tròn lấp lánh như những đồng tiền vàng, bạc. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy những Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén…

Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên tạo ấy là những công trình điêu khắc nhân tạo. Giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc, không những trong động Hương Tích mà trong toàn bộ hệ thông chùa ở Hương Sơn là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng có dáng người thiếu nữ thanh tú, mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Tì Lư (mũ Bồ Tát), nhưng lại có búi tóc và tóc mai. Sau lưng cũng có hai lọn tóc buông xuống, tà áo mềm mại. Chỗ ngồi giông như một tảng đá xù xì, lại cũng giông như một gốc cây cổ thụ. Chân trái để trần đặt trên một bông hoa sen, chân phải co lên. Hai chân co duỗi thoải mái. Tay phải tựa vào chỗ ghồ lên của tảng đá. Tay trái cầm một viên ngọc minh châu. Bên cạnh bông sen dưói chân, là lá sen toả ra mềm mại như có gió lay động. Phía trong động còn có đưòng “Lên Trời”, đường xuông “Địa phủ”.

Muôn thăm hết cảnh Hương Sơn, khách hành hương còn phải leo lên chùa Hinh Bồng (trên đỉnh núi bên phải của chùa ThiênTrù) và động chùa Long Vân. Khi qua Suối Tuyết du khách đến chùa Bảo Đài. Từ Bảo Đài đi bộ đến động Tuyết Sơn. Cửa chùa trông ra cánh đồng lúa xanh mượt, lại bám sát những dải núi, hòn đậm, hòn nhạt, tạo nên màu sắc diệu kỳ của bức tranh hoà hợp khổng lồ.

Trong những dịp hội, thì trung tâm lễ hội là chùa Thiên Trù. Buổi tôi, người ỏ mọi ngả chùa dồn về gặp gỡ, ăn uống và tìm nơi nghỉ đêm. Hàng trăm gian nhà có đủ giường, chiếu do bà con địa phương dựng lên trong dịp xuân để phục vụ khách thập phương. Nhiều tốp thanh niên, học sinh, gia đình… mang theo lều cắm trại ỏ đây để thức với thiên nhiên, với bầu trời cảnh Phật nên thơ này.

Chùa Hương, có đặc sản là rau sắng. Có mơ Hương Tích quả nhỏ, giòn, chỉ chua mà không chát, có hương thơm. Quả lạc tiên và những khúc mai già đun nước uống giúp dễ ngủ và sảng khoái. Có khánh, có tượng Phật Bà, có các tập thơ và những áng văn hay viết về chùa Hương còn lưu truyền muôn thuỏ.

Lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Du khách có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội – Hà Đông – Vân Đình – Hương Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lý ngược dòng sông áy lên Bốn Đục – Yến Vì – Hương Sơn.

Theo tâm thức của người Việt Nam Hương Sơn được coi là cõi Phật. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Ảm. Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội, có tổ chức múa rồng ỏ sân đển Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.

Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ 15 • 20 tháng 2 (chính hội). Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên lên, xuống xuông.

Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưỏng ngoạn cảnh đẹp của hình sông thê núi, có cơ hội nhặn biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.

14 tháng 4 2018

Mùa xuân khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan cũng là lúc nhiều lễ hội dân gian ở nước ta tưng bừng vào hội. Hội xuân là thời điểm cuốn hút nhất n người ta đi chùa, tham gia lễ hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu an cho cả năm đồng thời có dịp hòa mình vào những lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc.

Người việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Và có thể bắt gặp hình ảnh dòng người Việt hành hương về cõi phật khi mùa xuân về. Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật, nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương, lễ hội kéo dài đên hết tháng 3 âm lịch, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó. Nó trở lên lung linh sinh động và nhiều màu sắc, chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ nó đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi tới Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương. Trước một danh thắng như vậy các vị vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (động đẹp nhất trời nam) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương,....vv. Giờ đây chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật, của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

Để du khách đã đến với chùa Hương và những người chưa có dịp đến với chùa Hương tìm hiểu thêm về vùng đất "Tiểu Sơn Lâm Mà Có Đại Kỳ Quan" này, chúng tôi xin được giới thiệu một số đặc điểm về địa lý và điều kiện tự nhiên của chùa Hương.

Vị trí địa lý

Cách trung tâm thủ đô thành phố Hà Nội 62km về phía tây nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng. Hàng năm thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế tới thăm quan chiêm bái. Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận Chùa Hương. Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Hồng Phú rồi rẽ tay phải qua Thị trấn Quế đi tới Chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 04 km tới địa phận Chùa Hương.

Điều kiện tự nhiên

Được thiên nhiên ban tặng cho cảnh “Kỳ sơn tú thuỷ”. Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi Hương Sơn có cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi Chùa Hương không hùng vĩ chất ngất nhưng có vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng; mộc mạc dân giã gắn liền với nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi Con Gà, Núi Con Voi,….vv.

Suối ở Chùa Hương không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh như mái tóc người thiếu nữ. Hương Sơn có những khu rừng nguyên sinh với những thảm động, thực vật phong phú và quý hiếm, tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng sinh học.

Con người đã có mặt ở Hương Sơn từ rất sớm, và chính sức sáng tạo lao động của con người đã làm cho thiên nhiên vùng Hương Sơn trở lên trường cửu. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở hang Sũng Sàm, Hang Luộn (thuộc quần thể thắng cảnh Hương Sơn) những chứng tích của người xưa cách ngày nay trên một vạn năm.

Khi phật giáo truyền bá và phát triển ở Việt Nam, các bậc Thiền sư đã về đây dựng thảo am, mở chùa – động thờ phật. Từ những thảo am sơ khai, chùa Hương đã trở thành một sơn môn lớn quy tụ một hệ thống 18 các đền chùa hang động nằm ở 4 thôn: Yến Vĩ, Hội Xá, Đục Khê, Phú Yên. Các chùa động ở đây phần lớn được phát hiện và xây dựng vào thế kỷ XV, XVIII, XIX. Đa số dựa lưng vào sườn núi hoặc nằm dưới thung lũng, những nơi có địa thế đẹp để kiến tạo.

Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp không những về “Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan” mà còn hình thành lên những di tích có giá trị lịch sử văn hoá tín ngưỡng lâu đời, tạo lên một lễ hội văn hoá lớn.

Đến với lễ hội chùa Hương du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của sông nước, bao la của trời đất, hùng vĩ của núi rừng, huyền bí của hang động, ngời sáng của cổ tháp. Được ngắm nhìn những trang sử khắc trên bia đá lưu truyền cho hậu thế và được thưởng thức các món ăn đặc sản của núi rừng.

19 tháng 2 2022

1. Trận đánh địch tại trường Con Gái đêm 19, 20, 21 tháng 12 năm 1946 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương).

a) Thời gian: Đêm 19, 20, 21 tháng 12 năm 1946

b) Diễn biến:

Tại Trường Con gái, ngay từ những phút đầu tiên, cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra rất ác liệt.

Hỏa lực của ta không chế áp được các hỏa điểm địch, hỏa điểm địch bắn rát, các mũi xung phong của ta bị khựng lại không tiến công lên được.

Đêm 20/12/1946, vẫn đội hình như cũ, ta tiếp tục tiến công. Mũi đc Đặng Quốc Chinh đã bám sát ụ súng số 01. Địch bắn trả quyết liệt.

Ngày 21/12/1946, Ban chỉ huy mặt trận triệu tập một cuộc họp đến tất cả các mũi tiến công, các lực lượng tham chiến, kể cả chủ lực và địa phương để nhận định tình hình, rút kinh nghiệm chiến đấu, quyết định thay đổi chiến thuật, tạm thời tránh chỗ mạnh, dồn lực lượng đánh vị trí Trường Con gái, tăng cường một khẩu 37 mm đặt ở sân chùa Đông Thuần để bắn sang.

Đến 21 giờ đêm 21/12/1946 tiếng súng tiến công của quân dân thành phố Hải Dương lại nổ giòn. Quân ta chiến đấu gan dạ, mưu trí, giành giật với địch từng căn phòng, từng ngách đường. Khoảng  một giờ sau ta tiêu diệt và bắt gọn một trung đội lính Pháp. Khi giải tù binh về Ủy ban Bảo vệ tỉnh, chúng ngoan cố chống lại bị anh em tự vệ bắn chết 06 tên, còn lại bàn giao cho trên được 09 tên.

c) Kết quả

- Về địch: Bị diệt 19 tên, bắt sống 09 tên và thu toàn bộ vũ khí, trang bị

- Về ta: Hy sinh 02 đồng chí (Đc Đặng Quốc Chính và 01 đc thuộc đại đội Vệ quốc đoàn).

d) Ý nghĩa

- Trận đánh thắng bọn xâm lược Pháp tại vị trí trường Con Gái là chiến công đặc biệt, gợi mở cho quân ta nhiều cách đánh sau này.

- Quân ta đã giành quyền chủ động và phá tung thế trận của quân Pháp định đánh úp ta, đẩy chúng vào tình trạng bị động đối phó.

2. Trận đánh ca nô địch trên sông Gùa tại thôn Bá Nha, xã Hợp Đức, huyện Thanh Hà

a) Thời gian: Ngày 25 tháng 3 năm 1948

b) Diễn biến:

Đúng 13 giờ chiều ngày 25/3/1948, hai chiếc ca nô quân sự của địch chạy từ Hải Phòng lên Hải Dương. Khoảng một giờ sau, tổ trinh sát tại cây quéo thôn Bá Hoàng phát hiện 2 ca nô địch từ đò Lạng chạy xuống. Ca nô đi trước của địch đã vượt qua ống ngắm, khi ca nô di sau của địch vừa lọt vào tầm bắn thì đc Phạm Kim Bạo đã bình tĩnh bóp cò, một tiếng nổ vang cả mặt sông, chiếc ca nô địch khựng lại, bốc cháy, khói bay mù mịt và lao đầu sang bờ sông phía Lại Xá. Gần 60 tên địch và các phương tiện kỹ thuật, vũ khí trên ca nô bị cháy, chìm trong nước. Ca nô còn lại của địch vội vã thoát thân chạy về hướng Hải Phòng.

c) Kết quả

Ta bắn cháy, chìm 01 ca nô, phá hủy nhiều phương tiện kỹ thuật, vũ khí trên ca nô và tiêu diệt gần 60 tên địch.

d) Ý nghĩa

Chiến thắng bắn cháy và chìm ca nô địch trên sông Gùa đã làm nức lòng quân dân Thanh Hà. Chiến thắng đã mang lại sự vui mừng phấn khởi và niềm tin tưởng, lạc quan về loại vũ khí mới của ta. Câu ca "Bốn anh du kích Thanh Hà, bắn ca nô đắm chan hòa máu tây" được truyền tụng rộng rãi và cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giết giặc lập công trong toàn huyện.

3. Trận đánh mìn phá hủy đoàn tàu hỏa chở lính Pháp của du kích xã Bình Định (Cẩm Giàng).

a) Thời gian: Ngày 05 tháng 10 năm 1948

b) Diễn biến

Sau 3 ngày đêm đặt "Mìn giả" vào vị trí định sẵn mà kẻ định không phát hiện được, nên đêm ngày 03/10/1948, cấp trên cho lệnh đặt mìn thật vào trận địa.

Sáng ngày 04/10, đội quân tuần tra dò mìn của địch đã không phát hiện được gì ở khu vực Chùa Dê. Trận địa mìn của ta vẫn còn nguyên vẹn. Đến 14 giờ có tiếp một đoàn tàu từ thị xã Hải Dương đang chạy về hướng trận địa.

Ngay đêm đó, Chi ủy và Ban chỉ huy xã đội đã quyết định khắc phục tình huống xảy ra bằng cách thay dây dật mìn bằng dây thép tốt hơn.

Căng thẳng trong chờ đợi suốt gần 4 giờ mà vẫn không có đoàn tàu nào chạy qua. Đến 14 giờ kém 10 phút, từ thị xã Hải Dương, một đoàn tàu kéo theo 12 toa chạy về phía Hà Nội. Trên tàu nhốn nháo bọn lính Âu Phi. Đoàn tàu đang từ từ lao vào trận địa. Khi nửa trên đoàn tàu vào vị trí đặt mìn, thì một tiếng nổ rung động cả một vùng, quả mìn 50 kg đã phá hủy đầu máy và lật đổ 6 toa, các toa còn lại đều bị trật bánh nghiêng ngả, dồn ép vào nhau. Bọn lính trên tàu kêu la, những tên sống sót sau khi hoàn hồn cầm súng lao xuống về đường và bắn xối xả ra các hướng.

Do vũ khí cất giấu ở hầm lâu ngày, nên khi bắn thì đạn không nổ, ném lựu đạn thì lựu đạn câm. Anh em đành phải bí mật rút lui. Giữa lúc đó ở phía bên kia đường tàu, hai đồng chí In và Yểng đã nhanh chóng rời vị trí, men theo bờ mương lẩn vào cánh đồng lúc đang độ chín. Bọn lính ở các chốt gần đó như bốt Cầu Ghẽ, Cẩm Giàng, Ngặt Kéo đến chi viện và truy tìm người giật mìn. Phát hiện được gốc dây mìn, đoán chắc là quân ta còn ẩn nấp ở đâu đây, bọn chúng liền phối hợp rải quân vây chặt cánh đồng phía nam gần khu vực Chùa Dê. Sau một hồi càn quét, bọn địch phát hiện thấy và bắn chết hai duy kích của ta. Đồng chí Nguyễn Văn In và Vũ Tiến Yểng chiến đấu dũng cảm và huy sinh oanh liệt sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ đoàn tàu quân sự địch.

c) Kết quả

Về địch: Bị tiêu diệt và bị thương 250 tên viễn chinh xâm lược; phá hủy 01 đầu máy, đổ và hư hại nặng 6 toa, 5 toa khác bị hư hại nhẹ; phá 140 mét đường sắt, làm đoạn đường này bị ách tắc suốt 3 ngày đêm.

Về ta: hy sinh 02 đồng chí

d) Ý nghĩa

Đây là trận đánh mìn thắng lợi giòn giã nhất trên địa bàn  Hải Dương tính từ đầu cuộc kháng chiến đến tháng 5/1948. Trận đánh biểu thị tinh thần quyết tâm rất lớn của đơn vị du kích xã đặc biệt của hai đồng chí trực tiếp đánh mìn. Trận đánh thể hiện tính kiên trì bám và đánh trúng đoàn tàu quân sự địch trong khắc phục sự cố, tập trung dân chủ bàn biện pháp có hiệu quả nhất. Trận đánh đã gây tiếng vang lớn trong cả tỉnh, chiến khu và trong cả nước, khích lệ tinh thần dám đánh giặc và thắng giặc, tạo đà cho phong trào đánh địch trên đường sắt, đường 5 ngày càng mạnh mẽ hơn.

------ tham khảo -----

 

9 tháng 2 2021

Hồi bé cô thích đi mua bóng bay nhất, lớn thích đi ngủ ha.

Mời các bạn đi Hà Nội để thăm team Hoc24 nhé ❤

9 tháng 2 2021

em muốn ở nhà chơi liên quân vào đem giao thừa cũng với bạn bè :)) sau đó sẽ ngồi xem táo quân 

một đêm 30 tết thật là ý nghĩa :3 

4 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đề 1:

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21.6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh'' bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực - xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lênin.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của toà lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nhà nước đã chính thức khởi công xây lăng vào 2 tháng 9 năm 1973. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình do người dân tộc Mường đem về: Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiên Hoá, Ngòi Thia, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: Đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá nhỏ núi Non Nước...; nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: Cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.

Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thầm. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh có dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. Hai bên cửa là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây hoa vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chù tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai chiến sĩ canh vệ đứng gác.

Chính giữa lăng là thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính khung bảng gỗ quý điêu khắc hoa văn các đám mây, đặt trên một bục đá. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo ka ki, dưới chân có đặt một đôi dép cao su.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là tượng đài Liệt Sỹ.

Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn nơi Người từng sống và làm việc. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.

Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng cửa đất nước. Chúng ta có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm ở đây và cả sự tồn kính của nhân dân đối với Người khi vào lăng viếng Bác.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng từ (1 - 4 đến 31 - 10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1 - 11 đến 31 - 3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: Tháng 10 và tháng 11.

Khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh, tẳt máy điện thoại di động, các chất gây cháy nổ... để đảm bảo công tác an ninh và giữ trật tự trong lăng.

Vào thăm Bác trong lăng, trong lòng luôn chan chứa biết bao cảm xúc. Là con cháu Việt Nam, chúng ta hãy học tập thật tốt để mai sau gìn giữ và phát triển đất nước, xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ".

Đề 2:

Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và có lịch sử lâu đời nhất Hà Nội. Chùa nằm trên một hòn đảo phía Nam Hồ Tây, với kiến trúc đẹp hết sức hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh hồ Tây, chùa không chỉ có giá trị trên nhiều mặt như kiến trúc, lịch sử, văn hóa mà còn là một địa điểm thu hút đông đảo Phật tử và khách tham quan du lịch trong và ngoài nước bậc nhất của Hà Nội.

Chùa được xây dựng đầu tiên vào thời vua Lý Nam Đế (544-548) cạnh bờ tả bãi sông Hồng, lúc đó có tên là chùa Khai Quốc. Đến triều Lê Thế Tông thế kỷ 15 đổi lại tên là An Quốc. Năm 1615 do sông Hồng bị sạt lở để tránh nguy cơ bị sụp đổ nhân dân địa phương đã dời toàn bộ ngôi chùa về đảo Kim Ngư đó chính là địa điểm như ngày hôm nay, đến thế kỷ 17 đời vua Lê Hy Tông chùa đổi tên thành Trấn Quốc.

Chùa đã được sửa chữa và mở rộng trong các năm 1624, 1628 và 1639. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc đã có từ trước.

Kết cấu và nội thất chùa được bố trí theo một nguyên tắc hết sức chặt chẽ, có nhiều dãy nhà với 3 ngôi nhà chính là Tiền đường, nhà Thiêu hương, và Thượng điện nối thành hình chữ Công, bên trong Chính điện có nhiều tượng Phật lớn, nhỏ được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Tiếp sau là gác chuông, bên phải có nhà thờ Tổ, bên trái là nhà Bia, hiện còn lưu giữ 14 tấm bia, phía sau vườn chùa có một số mộ tháp có niên đại vào thế kỷ 18.

Trong khuôn viên chùa còn có Bảo tháp lục độ xây 1998, gồm 11 tầng cao 15m. Mỗi tầng có những vòm cửa trong có đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, đỉnh tháp có đài sen 9 tầng cũng làm bằng đá quý. Đối diện có cây Bồ đề do tổng thống Ấn Độ tặng chùa khi đến thăm Hà Nội năm 1959. Và chùa cũng vinh dự khi đón tổng thống Ấn Độ Patil (năm 2008) đến thắp hương, tham quan và tổng thống LB Nga Medvedev (năm 2910) đến thăm nhân chuyến công du đến Việt Nam.

Giữa mây nước hồ Tây chùa Trấn Quốc hiện lên như một viên ngọc quý. Giữa những dòng chảy xô bồ của cuộc sống mỗi du khách khi bước chân vào chùa Trấn Quốc là tìm lại với thiên nhiên, tìm lại những giây phút tĩnh lặng của chốn thiền môn, là tìm lại những giá trị của lịch sử văn hóa mà cha ông đã ngàn năm xây dựng tôn tạo. Quả không sai nếu có người cho đây là danh thắng bậc nhất kinh kỳ.

4 tháng 3 2021

Đề 1 

Dàn ý bạn có thể tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu chung về lăng Bác.

2. Thân bài: Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp so sánh...

Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau:

* Ý định xây dựng lăng Bác của Đảng và Nhà nước là để Bác mãi còn với nhân dân Việt Nam.

* Quá trình khởi công và xây dựng.

- Khởi công ngày 2/9/1973.

- Địa điểm: Ngay quảng trường Ba Đình nơi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.

- Các kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô (cũ) và bạn bè quốc tế đã giúp đỡ nhiệt tình.

- Nhân dân trong cả nước đều hết lòng đóng góp xây dựng lăng.

- Ngày khánh thành: 21 - 8 -1976.

* Cấu tạo và kiến trúc lăng.

- Gồm 3 lớp, chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới được tạo dáng bậc thềm tam cấp. Tiếp theo là hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Lớp giữa có phòng đặt thi hài Bác và cầu thang lên xuống.

- Mặt chính có dòng chữ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.

+ Đường vào lăng có 3 lối: Đường Hùng Vương, đường Ngọc Hà, đường Đội Cấn.

+ Cây và hoa quanh lăng Bác được đem về từ khắp các vùng miền trên cả nước.

+ Lăng Bác trong tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế: Người dân Việt Nam có dịp về Hà Nội đều cố gắng đến viếng lăng Bác; đã có nhiều bài thơ hay, bài hát hay viết về lăng Bác; bạn bè quốc tế đến Việt Nam vào viếng lăng Bác với lòng ngưỡng mộ.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm và ý thức giữ gìn lăng Bác.

27 tháng 11 2019

Nguồn : Tự làm 

Huong river or Huong Giang river flows through Hue city and districts, towns: Huong Tra, Huong Thuy, Phu Vang are in Thua Thien-Hue Province, Central Vietnam. From the Truong Son mountain range, the main stream of Ta Trach is about 67 km long, originating from the Truong Son mountain range, along the Bach Ma national park area in the northwest direction with 55 majes waterfalls, through Nam Dong town then then confluence with Huu Trach stream at Bang Lang junction (about 3 km north of Minh Mang mausoleum area). Huu Trach, about 60 km long, is a sub-branch, flowing north, through 14 falls and passing Tuan ferry to Bang Lang junction, where these two lines meet and form the Huong River.

Dịch : 

Sông Hương hay sông Hương Giang chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị trấn: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam. Từ dãy núi Trường Sơn, dòng chính của Tà Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, dọc theo khu vực công viên quốc gia Bạch Mã theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông sau đó là ngã ba sông. với dòng suối Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lăng (cách khu vực lăng Minh Mạng khoảng 3 km về phía bắc). Hữu Trạch, dài khoảng 60 km, là một nhánh phụ, chảy về phía bắc, qua 14 thác và qua phà Tuấn đến ngã ba Bằng Lăng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo thành sông Hương.

( Xin lỗi cậu nếu như tớ làm sai hoặc chưa đúng, đừng tk sai là được, học tốt nhá cậu . . . )

_Lạc_

29 tháng 11 2023

Quê em ở Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh,Hà Tĩnh. Quê em có những ruộng đào bát ngát và đẹp mê li, nở hoa rực rỡ mỗi khi Tết đến. Mọi người ở quê em rất thân thiện và tốt bụng. Em rất yêu cảnh vật và quý mến con người nơi đây. Dù đi đâu em vẫn mãi nhớ về quê hương Hà Tĩnh.

23 tháng 12 2021

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Đây nhé (´ ∀ ` *)

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.