Cho mk đề thi Sinh 6 nhe! Sắp thi òi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MÌnh chưa thi nhưng đề thi của quận mình thường có các câu tính toán(VD:tính khí hữu ích,vv;các bệnh,so sánh(PXCĐK,PXKĐK;hô hấp thường và hô hấp sâu...)
chúc bạn thi tốt
Câu 1 (2,5 điểm):
Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Câu 2 (1,0 điểm):
Mô tả tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người.
Câu 3 (3,0 điểm):
a, Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?
b, Ở người bình thường, lúc hoạt động gắng sức nhịp tim là 150 lần/phút.
- Xác định thời gian của một chu kỳ tim của người đó khi hoạt động gắng sức?
- Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong 1 chu kỳ tim trên?
Câu 4 (1,0 điểm):
Vì sao nói: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?
Câu 5 (2,0 điểm):
a, Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
b, Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông?
Câu 6 (3,0 điểm):
a, Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:
| O2 | CO2 | N2 | Hơi nước |
Khí hít vào | 20,96% | 0,03% | 79,01% | Ít |
Khí thở ra | 16,40% | 4,10% | 79,50% | Bão hoà |
Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.
b, Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì ? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO.
Câu 7 (3,5 điểm):
a, Trình bày các hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Tác dụng của các hoạt động đó?
b, Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II):
Phân tử của thức ăn ( I ) | Enzim ( II ) |
1. Tinh bột | a. Pepsin |
2. Lipit | b. Amilaza |
3. Protein | c. Nucleaza |
4. Axit nucleic | d. Lipaza |
Câu 8 (2,0 điểm):
Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ?
Câu 9 (2,0 điểm):
Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?
Đây ạ
bn ơi ngữ văn mk bt điểm từ tuần trước luôn rồi ý ạ
HỌC SINH RÈN LUYỆN TÍNH DÂN CHỦ VÀ KĨ LUẬT
+ Tự giác chấp hành kỉ luật
+ Nhà nc , tổ chức xã hội tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ và kỉ luật
Và để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
+ Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.
+ Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp.
+ Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.
+ Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.
I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A: (1đ)
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ)
1. Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:
A. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài
B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển
C. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển
D. Thực vật rất đa dạng và phong phú và sống khắp nơi trên trái đất
2. Cây có rễ cọc là cây có
A. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái
B. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân
C. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái
D. Chưa có rễ cái không có rễ con
3. Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:
A. Tràng hoa và nhị C. Nhị hoa và nhụy hoa
B. Đài hoa và nhuỵ D. Tràng hoa và nhụy hoa
4. Chức năng quan trọng nhất của lá là:
A.Thoát hơi nước và trao đổi khí
B. Hô hấp và quang hợp
C. Thoát hơi nước và quang hợp
D. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng
5. Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là
A. CO2 và muối khoáng C. Nước và O2
B. O2 và muối khoáng D. Nước và CO2
6. Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là:
A. Cây rau muống C. Cây cải canh
B. Cây rau ngót D. Cây mùng tơi
7. Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng
A. Rễ C. Lá
B. Thân D. Củ
8. Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là:
A. Vách tế bào và nhân C. Lục lạp và nhân
B. Tế bào chất và nhân D. Vách tế bào và lục lạp
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 3: Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa (1đ)
Câu 4: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm (1đ)
Câu 5: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá (1đ)
Câu 6: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2đ)
A. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )
1: (1 điểm) Hãy chọn các cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào (….) trong các câu sau:
(Con người, thứ cây trồng, hoang dại, tốt hơn, thực vật)
Cây trồng bắt nguồn từ cây ……………………… tùy theo mục đích sử dụng mà từ những cây dại ban đầu …………………… đã tạo ra nhiều …………………………… khác xa và ………………… so với tổ tiên của chúng.
2: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử là :
A. Tảo
B.Dương xỉ
C.Rêu
D.Hạt trần
2. Điều kiện tốt nhất cho nấm phát triển là:
A. Độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ từ 250C – 300C.
B.Nơi ẩm ướt, trời mát.
C.Nơi ẩm ướt, mưa nhiều.
D.Nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Thế nào là sự phát tán ?
A. Hiện tượng quả và hạt có thể tự rơi vãi khắp nơi.
B.Hiện tượng quả và hạt được gió thổi bay xa.
C.Hiện tượng quả và hạt được động vật mang đi xa.
D.Hiện tượng quả và hạt được chuyển xa nơi sống.
4. Tại sao không coi nón của cây thông là một hoa ?
A. Nón lớn mọc riêng thành từng chiếc.
B.Nón chưa có bầu nhụy, chưa có lá noãn.
C.Nón nhỏ mọc thành từng cụm.
D.Nón đều có trục nón, vãy, noãn.
3: (1 điểm) Hãy nối các ý ở cột A tương ứng với các ý ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Kết quả
4: (1 điểm) Hãy điền Đ với câu trả lời đúng và S với câu trả lời sai vào [… ] trước các câu sau:
[… ] 1. Đa dạng thực vật được biểu hiện bằng số lượng loài, số lượng cá thể trong mỗi loài và đa dạng về môi trường sống.
[… ] 2. Vi khuẩn luôn gây hại cho người, động vật và thực vật.
[… ] 3. Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng không tự mở được để phát tán hạt ra ngoài.
[… ] 4. Thực vật cung cấp oxi, thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
B. TỰ LUẬN: ( 6 điểm )
1: (2 điểm)
a) Quả và hạt được phát tán nhờ những yếu tố nào ?
b) Nêu đặc điểm thích nghi của quả và hạt với cách phát tán nhờ động vật ?
2: (2 điểm)
So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm ? Cho ví dụ ?
3: (2 điểm)
Giải thích:
a.Tại sao người ta nói:“Rừng cây như lá phổi xanh của con người” ?
b.Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học ?
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 – Sinh Học lớp 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1: (1 điểm) Thứ tự cần điền là:
1.Hoang dại.
2. Con người.
3. Thứ cây trồng.
4. Tốt hơn.
(Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
2: (1 điểm) Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
D
B
3: (1 điểm) Mỗi câu ghép đúng 0,25 điểm.
Kết quả ghép: 1. d 2. c 3. a 4. b
4: (1 điểm) Điền chính xác mỗi ý 0,25 điểm.
1– Đ 2 – S 3. S 4. Đ
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu
Nội dung
(2 điểm)
b. Có gai, lông dính, thức ăn của động vật.
1 điểm
(2 điểm)
– Dạng thân
– Kiểu gân lá
– Số cánh hoa
– Số lá mầm của phôi
– VD
– Thân cỏ là chủ yếu
– Gân lá hình cung hoặc song song
– Hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh.
– Phôi có một lá mầm.
– VD: lúa, ngô, cau …
– Thân gỗ, thân cỏ, thân leo
– Gân lá hình mạng
– Hoa có 4 cánh hoặc 5 cánh.
– Phôi có hai lá mầm.
– VD: rau cải, bầu, bí,…
(2 điểm)
– Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí.
– Rừng tham gia cản bụi.
– Góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, làm giảm ô nhiễm môi trường.
– Tán lá rừng che bớt ánh nắng….góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát…
b/ Việc làm góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học:
– Trồng cây đi đôi với bảo vệ, chăm sóc….
(Mỗi ý 0,25 điểm)
1 điểm
Chúc bạn thi tốt nha