Tế bào là gì,nêu trức năng của tế bào.Cho ví dụ tế bào của người và cây xanh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
- Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 2 :
- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền
- Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra
- Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ
Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.
Tham khảo
Mô biểu bì (hình 4-1)
Hình 4-1. Mô biểu bì A. Mô biểu bì ở dạ dày; B. Mô biểu bì ở da
Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
2. Mô liên kết (hình 4-2)
Hình 4-2.Các loại mô liên kết
A. Mô sợi; B. Mô sụn; c. Mô xương; D. Mô mỡ.
Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da... có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
3. Mô cơ
Hình 4-3. Các mô cơ A . Mô cơ vân ; B. Mô cơ tim ; c. Mô cơ trơn
Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài.
- Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
- Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
- Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
Chức năng của mô cơ là co dãn, tạo nên sự vận động.
4. Mô thần kinh
Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao) (hình 4-4).
Hình 4-4. Mô thần kinh
- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp.
Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.
tham khảo:
Tế bào thực vật là tế bào nhân thực có ở cây xanh, sinh vật nhân thực quang hợp thuộc giới Plantae.
C1:Đặc điểm chung của thực vật là
- Tự tổng hợp được Chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ có diệp lục và ánh sáng.
- Có đời sống Cố định.
- Phản ứng chậm với các Kích thích. từ bên ngoài.
4/
- Một số loại rễ biến dạng của chúng ( cho ví dụ từng loại )
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
- Tại sao cần phải thu hoạch loại cây có rễ củ trước chúng ra hoa ?
Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
Tham khảo
Tế bào nhân thực được biết đến là những tế bào của động vật, thực vật hay nấm và một số loại tế bào khác.Đặc điểm chung của tế bào nhân thực đó là có cấu tạo màng nhân và nhiều bào quan thực hiện những chức năng khác nhau.Mỗi loại bào quan của tế bào nhân thực đều có cấu trúc phù hợp với từng chức năng chuyên hóa của mình và tế bào chất cũng được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng.Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ và cấu trúc rất đơn giảnBên cạnh đó, tế bào nhân sơ không có màng bao bọc vật chất di truyềnTế bào nhân sơ không có hệ thống nội màngĐồng thời, tế bào nhân sơ cũng không có màng bao bọc các bào quanNgoài ra, tế bào nhân sơ không có khung tế bào
Câu 1:
- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật bao gồm cả con người. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau.
- Có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào trong cơ thể người sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng.
Câu 2:
- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào:
+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin.
+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào:
+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền
+ Nhân con: Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)
Câu 3:
*Tế bào nhân sơ:
- Có ở tế bào vi khuẩn.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.
- Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.
- Không có khung xương định hình tế bào.
*Tế bào nhân thực:
- Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
- Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
- Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
- Kích thước lớn hơn.
- Có khung xương định hình tế bào.
Câu 4:
*Giống nhau :
- Đều là tế bào nhân thực .
- Màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng.
- Thành phần đều có cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ :protein, gluxit, lipit, axit nuclêic, nước...
*Khác nhau:
Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
- Dị dưỡng | - Tự dưỡng |
- Hình dạng không nhất định | - Hình dạng ổn định |
- Thường có khả năng chuyển động | - Rất ít khi có khả năng chuyển động |
- Không có lục lạp | - Có tế bào lục lạp |
- Không có không bào | - Có không bào lớn |
- Chất dự trữ là glycogen | - Dự trữ bằng hạt tinh bột |
- Không có thành xenlulozơ | - Có màng thành xenlulozơ |
- Phân bào có sao ,phân chia tế bào chất bằng eo thắt lưng ở giữa | - Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vách ngăn |
Câu 5:
- Tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất.
- Từ tế bào mới hình thành → Tế bào đang lớn → tế bào trưởng thành.
tk
Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là "những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống". Bộ môn nghiên cứu về các tế bào được gọi là sinh học tế bào.
Tế bào bao gồm tế bào chất bao quanh bởi màng tế bào, trong đó có nhiều phân tử sinh học như protein và axit nucleic. Các sinh vật sống có thể được được phân thành đơn bào (có một tế bào, bao gồm vi khuẩn) hoặc đa bào (bao gồm cả thực vật và động vật). Trong khi số lượng tế bào trong các thực vật và động vật ở các loài là khác nhau, thì cơ thể con người lại có hơn 10 nghìn tỷ (1012) tế bào.[1] Phần lớn tế bào động vật và thực vật chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, với kích thước từ 1 đến 100 micromét.[2]
Tế bào được phát hiện bởi Robert Hooke vào năm 1665, người đã đặt tên cho các đơn vị sinh học của nó. Học thuyết tế bào, lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1839 của Matthias Jakob Schleiden và Theodor Schwann, phát biểu rằng tất cả các sinh vật sống được cấu tạo bởi một hay nhiều tế bào, rằng các tế bào là đơn vị cơ bản tạo nên cấu trúc và chức năng của các cơ quan, tổ chức sinh vật sống, rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào đã tồn tại trước đó, và các tế bào đều chứa thông tin di truyền cần thiết để điều hòa chức năng tế bào và truyền thông tin đến các thế hệ tế bào tiếp theo. Các tế bào đầu tiên xuất hiện trên trái Đất cách đây ít nhất là 3.5 tỷ năm trước.
chép mạng nhé