K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.(Nam Cao - Chí Phèo)a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Nam Cao - Chí Phèo)

a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?

b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghiaz của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?

c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp dau:

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì chặt làm sao được cành cây to này?

Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? (xét trong quan hệ về ý nghĩa với các câu đi trước, đi sau)

1
12 tháng 6 2018

a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai

+ Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo

b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện

c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Theo em không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, nhỏ. Vì cách sắp xếp trật tự theo từng câu văn như vậy là hợp lí thể hiện nội dung. 

3.Thực hiện các yêu cầu sau:a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên."...
Đọc tiếp

3.Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.

Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì có phù hợp không? Vì sao?

c. Câu "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng" có thể đổi cấu trúc: "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.". Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?

 

1
6 tháng 9 2023

Tham khảo!

a.

- Ý nghĩa cụm từ in đậm: Giờ đây khi hồi tưởng lại đây là trạng ngữ xác định thời gian và phương tiện được nói đến trong câu.

- Nếu bỏ cụm từ in đậm, câu trên sẽ là:

Tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

=> Ý nghĩa câu này khác với câu trên vì câu trên khi chưa bỏ thành phần in đậm, người đọc hiểu rằng người viết đang nói về những điều đã xảy ra trong quá khứ.

b.

- Câu trên nếu đổi lại sẽ không phù hợp vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

- Bởi vì:

+ Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi: chỉ hành động đứng dậy và sau đó mới trả lời câu hỏi của cậu học sinh.

+ Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên: ý chỉ cậu trả lời câu hỏi xong xuôi mới đứng lên.

c.

- Không thể sử dụng câu trên để thay thế vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

- Ý nghĩa:

+ "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng": cậu bé tiến lên trước để gần thầy giáo hơn rồi bắt tay thầy.

+ "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước": cậu bé bắt tay thầy giáo rồi tiến lên phía trước để làm một việc gì đó khác.

Thực hiện các yêu cầu sau:a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì...
Đọc tiếp

Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.

Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì có phù hợp không? Vì sao?

c. Câu "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng" có thể đổi cấu trúc: "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.". Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?

1
22 tháng 12 2023

a. Cụm từ “giờ đây khi hồi tưởng lại” là trạng ngữ thông báo về thời gian xảy ra sự việc. 

- Nếu bỏ trạng ngữ, câu chỉ còn lại thành phần nòng cốt (gồm chủ thể và hành động của chủ thể), không nói rõ, hành động đó xảy ra vào lúc nào. 

b. 

- Câu “Cậu đã đứng lên và trả lời câu hỏi” cho biết hành động đứng lên phải diễn ra trước khi trả lời câu hỏi. 

- Nếu viết lại thành: “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên” thì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế. 

c. 

- Câu văn miêu tả 2 hành động diễn ra theo thứ tự trước sau: “tiến lên phía trước” rồi mới có thể “bắt tay thầy giáo”, vì thầy ở phía trên bục giảng, J cùng các bạn ngồi ở bàn học sinh, phía dưới. 

- Nấu đổi cấu trúc: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước” thì hóa ra thầy và trò vốn đã đứng sẵn bên nhau, dễ dàng bắt tay nhau, vậy còn “tiến lên phía trước” để làm gì? 

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ khi cuộc thi bắt đầu đến lúc kết thúc. Cách sắp xếp đó giúp người đọc dễ dàng hình dung về cách thức cũng như luật lệ của hội thi thổi cơm ở nhiều vùng miền khác nhau. 
Tự do không hiện diện nếu không có trật tự. Hai điều này hiệp thông nhau. Nếu bạn không thể có trật tự, bạn không thể có tự điều gì tôi thích, tôi sẽ có mặt cho bữa ra vô trật tự. Bạn phải để ý đến những điều gì người khác muốn. Muốn mọi việc được vận hành êm ả, bạn phải đúng giờ. Nếu sáng nay tôi đến trễ mười phút tôi đã bắt bạn phải chờ đợi. do. Hai điều này không thể tách rời...
Đọc tiếp

Tự do không hiện diện nếu không có trật tự. Hai điều này hiệp thông nhau. Nếu bạn không thể có trật tự, bạn không thể có tự điều gì tôi thích, tôi sẽ có mặt cho bữa ra vô trật tự. Bạn phải để ý đến những điều gì người khác muốn. Muốn mọi việc được vận hành êm ả, bạn phải đúng giờ. Nếu sáng nay tôi đến trễ mười phút tôi đã bắt bạn phải chờ đợi. do. Hai điều này không thể tách rời được. Nếu bạn nói, “Tôi sẽ làm ăn của tôi khi nào tôi thích, tôi sẽ đến lớp học khi nào tôi thích” — bạn tạo Học sinh: Ông nói rằng tự do rất nguy hiểm cho con người. Tại sao như thế? Krishnamurti: Tại sao tự do lại nguy hiểm? Bạn biết xã hội là gì không? Học sinh: Nó là một nhóm đông người mà bảo ông làm việc gì và không làm việc gì. Krishnamurti: Nó là một nhóm đông người mà bảo bạn làm việc gì hay không làm việc gì. Nó cũng là văn hóa, những phong tục, những thói quen của một cộng đồng nào đó; cấu trúc tôn giáo, đạo đức, luân lý, xã hội, trong đó con người sống, cái nhóm đó thông thường được gọi là xã hội. Lúc này, nếu mỗi cá nhân trong xã hội đó làm điều gì anh ấy thích, anh ấy sẽ là một hiểm họa cho xã hội đó. Nếu bạn làm điều gì bạn thích ở đây trong ngôi trường này, chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ là mối nguy hiểm cho tất cả những người còn lại của ngôi trường, đúng chứ? Vì vậy thông thường con người không muốn những người khác được tự do. Một con người thực sự tự do, không phải trong ý tưởng, nhưng phía bên trong tự do khỏi tham lam, tham vọng, ganh tị, hung bạo, được coi như là mối nguy hiểm cho con người, bởi vì anh ấy hoàn toàn khác con người bình thường. (Bàn về giáo dục - J. Krishnamurti - Ebook - Người dịch: Ông Không - tr. 39 và tr. 42)

Câu 1. Những biểu hiện của sự vô trật tự được tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Câu 2. Theo tác giả, một con người thực sự tự do là một người như thế nào?

Câu 3. Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng: nếu mỗi cá nhân trong xã hội đó làm điều gì anh ấy thích, anh ấy sẽ là một hiểm họa cho xã hội đó? Câu 4. Là học sinh Trung học phổ thông, nếu tác giả hỏi anh/ chị câu hỏi sau, thì câu trả lời của anh/ chị là gì? (Trả lời từ 7 - 10 dòng) Nếu bạn làm điều gì bạn thích ở đây trong ngôi trường này, chuyện gì sẽ xảy ra?

2
23 tháng 2 2023

1.

- Những biểu hiện:

+ Nếu bạn không thể có trật tự, bạn không thể có tự điều gì tôi thích, tôi sẽ có mặt cho bữa ra vô trật tự.

+ Nếu sáng nay tôi đến trễ mười phút tôi đã bắt bạn phải chờ đợi. do. Hai điều này không thể tách rời được. Nếu bạn nói, “Tôi sẽ làm ăn của tôi khi nào tôi thích, tôi sẽ đến lớp học khi nào tôi thích” 

- Một người thực sự tự do theo tác giả là người không phải trong ý tưởng, nhưng phía bên trong tự do khỏi tham lam, tham vọng, ganh tị, hung bạo.

3.

Tại vì:

- Những điều mà "anh" thích chưa chắc hẳn là sẽ không gây nguy hại đến ai.

- "Anh" luôn có thể có những suy nghĩ bồng bột không tốt đẹp, điều đấy ảnh hưởng đến việc làm của anh do đó có thể nguy hiểm đến xã hội.

4.

Một số ý chính.

- Liệt kê những điều mình thích:

+ Học ít hơn.

+ Vô tư ngôn luận, bàn tán.

+ Giảm bài kiểm tra, thi,..

Hoặc: chăm chỉ học tập, học nhiều hơn, yêu cầu GV dạy nhiều hơn,.

- Những điều mà mình muốn làm trong trường học là gì?

+ Phá hoại vật chất trường.

Hoặc: luôn giữ gìn sự xanh sạch đẹp của trường học.

- Phân tích rõ hơn:

+ Bởi bạn có sự tự do vô lễ tuyệt đối về hành động của bản thân trong một trường học vô trật tự.

-> Hậu quả: sự tự do đúng đắn bị vấy bẩn,..

- Chuyện xảy ra trong trường khi bạn làm những điều mình thích:

+ Trường học càng trở nên vô phép tắc, rối loạn trật tự.

+ Không ai hiểu việc mình thực sự cần làm, cái ý nghĩa cần hướng tới.

+ ....

- Tổng lại: Thế nhưng bạn có muốn ở một trường học/ xã hội vô trật tự để bản thân mình tự do thái quá?

23 tháng 2 2023

1. 

Đó là: 

''Nếu sáng nay tôi đến trễ mười phút tôi đã bắt bạn phải chờ đợi. do. Hai điều này không thể tách rời được.''

'' Nếu bạn không thể có trật tự, bạn không thể có tự điều gì tôi thích, tôi sẽ có mặt cho bữa ra vô trật tự. ''

'' Nếu bạn nói, “Tôi sẽ làm ăn của tôi khi nào tôi thích, tôi sẽ đến lớp học khi nào tôi thích''

2. 

''Một con người thực sự tự do, không phải trong ý tưởng, nhưng phía bên trong tự do khỏi tham lam, tham vọng, ganh tị, hung bạo, được coi như là mối nguy hiểm cho con người, bởi vì anh ấy hoàn toàn khác con người bình thường. ''

3.

Vì ''nếu mỗi cá nhân trong xã hội đó làm điều gì anh ấy thích, anh ấy sẽ là một hiểm họa cho xã hội đó''

4. 

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Khái quát vấn đề:

Nếu 1 học sinh làm những gì họ thích trong trường, thì ngôi trường sẽ như thế nào:

+ Trở nên rối loạn, khó kiểm soát vì mỗi người 1 tính cách, 1 sở thích riêng

+ Trường học sẽ trở thành nơi thiếu chuẩn mực

+ Khiến cho học sinh không thể tập trung học tập

...

Lí giải vì sao trường học không phải là nơi học sinh có thể muốn làm gì thì làm:

+ Vì trường học vốn là nơi để đào tạo học sinh, từ ý thức lẫn kiến thưc

+ Vì còn là nơi để học sinh học điều hay điều tốt

+ Vì còn có rất nhiều giáo viên và quy định chung

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Trong đoạn kết của văn bản, tác giả đã bộc lộ ước mơ về sự tự do và bình đẳng.

- Hình ảnh “tự do ngân vang từ những đỉnh đồi, […] ngọn núi” có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc của tác giả. Tác giả tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Thời điểm xuất hiện văn bản là thứ Bảy ngày 1/9/1018, nơi xuất hiện là @baodanang.vn. Bài viết được viết nhân dịp kỉ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9/1945. 

- Thông tin chính mà văn bản cung cấp là thuật lại quá trình chuẩn bị, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Thông tin được nêu rõ ràng, cụ thể nhất trong phần (2) của văn bản.

- Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản và tương ứng với sự việc: 

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

- Tác dụng của phần sa pô:

+ Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết

+ Tóm tắt nội dung bài viết

+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

+ Những yếu tố đó có tác dụng  thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra

- Việc thuật lại các sự kiện đầy đủ chi tiết, giúp người đọc nắm được những thông tin quan trọng trong quá trình trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. Hiểu được một nội dung lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam.