K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2018

Hoàn cảnh ban bố lệnh thổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945:

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3 - 1946 và Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Từ cuối tháng 11 -1946, tình hình trong Nam ngoài Bắc hết sức căng thẳng. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
Ở Bắc Bộ, ngày 20 - 11 - 1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12 -1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún.
Ngày 18 - 12 - 1946. Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội chúng. Pháp tuyên bố : nếu ta không chấp nhận thì ngày 20 - 12 - 1946, chúng sẽ hành động.
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 - 12 - 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

15 tháng 4 2018

arigatou

3 tháng 7 2019

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Ở Việt Nam, lệnh Tổng khởi nghĩa được phát động trong cả nước.

*Diễn biến:

- Ngày 16 - 8 - 1945, một đơn vị Giải phóng tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

- Ngày 17 - 8 - 1945, quần chúng Hà Nội tổ chức mít tinh, thể hiện sự ủng hộ chính quyền cách mạng.

- Ngày 18 - 8 - 1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền.

- Ngày 19 - 8 - 1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

- Ngày 23 - 8 - 1945, giành chính quyền ở Huế.

- Ngày 25 - 8 - 1945, giành chính quyền ở Sài Gòn.

- Ngày 28 - 8 - 1945, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là các tỉnh giành chính quyền muộn nhất.

Ngày 30 - 8 - 1945, Vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

16 tháng 7 2017

Đáp án B

Công cuộc chuẩn bị toàn diện cho cuộc tổng khởi nghĩa được bắt đầu từ sau hội nghị lần thứ 8 (5/1941) – khi nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Đây là quá trình chuẩn bị liên tục. Tuy nhiên, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), khi cao trào kháng Nhật cứu nước - khởi nghĩa từng phần đang diễn ra thì ta hoàn thành sự chuẩn bị cuối cùng, đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang (sgk 12 trang 113). Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa lúc này được gấp rút hoàn thành, toàn dân sẵn sàng chờ đón thời cơ để tiến hành tổng khởi nghĩa

6 tháng 10 2018

Đáp án B

Công cuộc chuẩn bị toàn diện cho cuộc tổng khởi nghĩa được bắt đầu từ sau hội nghị lần thứ 8 (5/1941) – khi nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Đây là quá trình chuẩn bị liên tục. Tuy nhiên, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), khi cao trào kháng Nhật cứu nước - khởi nghĩa từng phần đang diễn ra thì ta hoàn thành sự chuẩn bị cuối cùng, đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang (sgk 12 trang 113). Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa lúc này được gấp rút hoàn thành, toàn dân sẵn sàng chờ đón thời cơ để tiến hành tổng khởi nghĩa.

6 tháng 2 2018

Đáp án B

Nhật đầu hàng Đồng minh là nhân tố khách quan quan trọng tạo thời cơ “ngàn năm có một” để ta tiến hành Tổng khởi nghĩa. Thời cơ khách quan này tồn tại từ khi Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật => Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc vào giữa tháng Tám năm 1945.

10 tháng 7 2019

Đáp án B

Nhật đầu hàng Đồng minh là nhân tố khách quan quan trọng tạo thời cơ “ngàn năm có một” để ta tiến hành Tổng khởi nghĩa. Thời cơ khách quan này tồn tại từ khi Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật => Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc vào giữa tháng Tám năm 1945

23 tháng 3 2019

Đáp án B

Nhật đầu hàng Đồng minh là nhân tố khách quan quan trọng tạo thời cơ “ngàn năm có một” để ta tiến hành Tổng khởi nghĩa. Thời cơ khách quan này tồn tại từ khi Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật => Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc vào giữa tháng Tám năm 1945.

19 tháng 2 2022

. Bối cảnh lịch sử:

 

*Thế giới:

 

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước sau năm thứ ba. Tháng 6-1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên xô.

 

- Trong thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô dẫn đầu, một bên là khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một phần trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ.

 

*Trong nước:

- Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để gây áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết.

 

- Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941) đã chủ trương:

 

Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.

Chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh" gọi tắt là Việt Minh.