K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2018

Những người nông dân đã dùng phân bón có chứa nitơ cho đồng ruộng của họ từ hơn 80 năm qua. Vì thế, sông hồ và các giếng nước uống cũng đã bị ô nhiễm rất nghiêm trọng trong một thời gian dài.

Tình trạng ô nhiễm này có thể kéo dài trong suốt hàng trăm năm nữa cho dù chúng ta đã chấm dứt việc sử dụng phân bón. Lượng nitrat cao trong nước uống sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị mắc hội chứng da xanh (một dạng rối loạn máu) và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một phần lớn lượng nitơ từ phân bón vẫn còn tích tụ lại trong đất. Vì thế cho dù người nông dân dừng việc bón phân lại thì sông hồ và nguồn nước vẫn sẽ tiếp tục bị ô nhiễm vì nitơ từ trong đất tiết ra.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu dài hạn từ hơn hai ngàn mẫu đất trên toàn lưu vực sông Mississippi (Mỹ). Họ nhận thấy rằng đất nông nghiệp nơi đây đã tích tụ một lượng lớn chất nitơ qua thời gian. Do quá trình trồng trọt nên lớp nito bề mặt đã bị hấp thụ. Vì thế dấu hiệu ô nhiễm đã bị che giấu. Khi đào sâu xuống lớp đất cách bề mặt từ 25-100cm, nồng độ ô nhiễm nitơ càng lúc càng tăng cao.

Kết quả của mô hình mô phỏng trên máy tính cho thấy rằng chỉ riêng ở lưu vực sông Mississippi, tình trạng ô nhiễm nitơ trong nguồn nước sẽ tiếp tục kéo dài thêm hơn 30 năm cho dù người nông dân chấm dứt sử dụng phân bón.

Ở những nước đang phát triển, việc dùng phân bón và thuốc trừ sâu vô tội vạ sẽ khiến cho tình hình nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vấn đề ô nhiễm nitơ có thể kéo dài đền vài trăm năm cho dù chấm dứt việc dùng phân bón.

Tương tự như phốt pho, nitơ là một chất dinh dưỡng được người nông dân sử dụng thường xuyên với lượng lớn nhằm tăng năng suất cho cây trồng.

Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều nitơ, đất sẽ không hấp thụ hết và lượng nitơ dư thừa sẽ ngấm vào nguồn nước. Chúng sẽ làm ô nhiễm và làm giảm tỷ lệ oxi trong nước khiến cho sinh vật thủy sinh chết hàng loạt.

Bên cạnh đó, việc dùng nước nhiễm nitơ cho hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm hội chứng nhiễm độc máu methemoglobinemia và chứng rối loạn máu ở trẻ sơ sinh.

Khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobinemia do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ và thải loại nitrat.

21 tháng 11 2018

dài quá bạn ạ

25 tháng 8 2023

- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân sau:

+ Chất thải chăn nuôi

+ Xác vật nuôi

- Ảnh hưởng đến vật nuôi và con người:

+ Chất thải chăn nuôi: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và môi trường không khí.

+ Xác vật nuôi: gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời là nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.

- Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cần:

+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.

+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi

+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.

+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.

28 tháng 9 2019

- Nhiều người phải sử dụng nước bị ô nhiễm

- Nhiều người mắc bệnh do sống trong môi trường bị ô nhiễm do sử dụng thực phẩm kém an toàn.

- Diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến sạt lở núi, lũ quét ở nhiều nơi gây nguy hiểm cho con người và khó khăn trong sản xuất.

7 tháng 11 2023

- Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm làm gia tăng lượng các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tia UV, khí CO2,…

- Môi trường ô nhiễm, suy thoái sẽ dẫn đến sự suy thoái của các nguồn tài nguyên như nước, đất, rừng, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái… làm mất đi tiềm năng để phát triển kinh tế.

- Gia tăng các loại thiên tai, diễn biến phức tạp như bão, lũ, hạn hán.

- Gây thiệt hại cho mỹ quan đô thị.

13 tháng 3 2018

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

     + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

     + Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

     + Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

     + Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

     + Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

     + Săn bắt động vật quý hiếm.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
21 tháng 3 2021

- Gợi ý:

Đầu tiên em chia làm 3 môi trường để phân tích nhé:

- Ô nhiễm không khí: do nhiều xe cộ, khí thải nhà máy=> ảnh hưởng đến chất lượng không khí, gây các bệnh về đường hô hấp.

- Ô nhiễm môi trường nước: xả thải ra sông=> ảnh hưởng đến nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của con người, hoặc ảnh hưởng gián tiếp, nguồn nước ô nhiễm dẫn đến các loại cây hoa màu, vật nuôi bị ô nhiễm, khiến nguồn thực phẩm con người bị nhiễm độc.

- Ô nhiễm môi trường đất: Rác thải, túi nilon không phân hủy được, các chất thải gây ô nhiễm đất, gây ô nhiễm đất ở và đất canh tác của con người. 

=> Tóm lại có thể nói ô nhiễm môi trường có tác động xấu đến sức khỏe và hoạt động sản xuất của con người. Khiến chất lượng cuộc sống của con người suy giảm.

- Là học sinh em có thể bảo vệ môi trường bằng cách: Thực hiện vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon, tham gia các chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường,...

3 tháng 3 2021

Câu 1: Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật là:

A.Sự cố môi trường.                        C. Ô nhiễm môi trường.

B.Ô nhiễm sinh thái.                        D. Suy thoái môi trường.

3 tháng 3 2021

Câu 1: Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật là:

A.Sự cố môi trường.                        C. Ô nhiễm môi trường.

B.Ô nhiễm sinh thái.                        D. Suy thoái môi trường.

13 tháng 8 2021

1. Ô nhiễm không khí xảy ra khi có sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí 

2.một số chất/nguồn gây ô nhiễm không khí:khói,bụi,khí lạ,..

3. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng gì tới đời sống con người:cos thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như ung thư phổi,đột quỵ,bệnh tim mạch,..

4.  các biện pháp bảo vệ môi trường không khí:

dùng các năng lượng thân thiện với môi trường

không xả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp ra môi trường

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người

Trồng nhiều cây xanh

Tiết kiệm điện và năng lượng

13 tháng 8 2021

1. Ô nhiễm không khí xảy ra khi có sự thay đổi lớn trong các thành phần của không khí 

2.  Do: bụi, khí CO2, khói ....

3. Ô nhiễm không khí có tác hại đến đười sống con người: đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch

4. Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí:

- Trồng cây xanh

- Không xả rác bừa bãi

- Dùng các vật thân thiện với môi trường như: ống hút tre, li giấy ...

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người

6 tháng 8 2023

Vì chất thải chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường

6 tháng 5 2022
 

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người,

có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...)

hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái),

khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

+ Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

+ Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

+ Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

+ Săn bắt động vật quý hiếm.