1. tại sao nói tục ngữ là ' túi khôn' của nhân dân
2. giải thích ngắn gọn một số câu tục ngứau
a, ăn vóc học hay
b, muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
c, không cày không có thóc, không học không biết chữ
d, ăn không nên đọi nói không nên lời
MAI MÌNH HỌC RỒI GIÚP MÌNH VỚI
1.Tại sao lại nói các câu tục ngữ là túi khôn của nhân dân Qua bao thăng trầm lịch sử, ông cha ta đã để lại cho nhân dân Việt Nam nhiều tài sản quý giá, trong đó ca dao tục ngữ là những tài sản quan trọng và vô giá. Ca dao là lời bài hát từ trái tim người Việt, là lời tâm sự, là tiếng than thở, là nỗi niềm thầm kín của những con người Việt Nam. Ngược lại, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta để lại cho con cháu. Vì vậy, tục ngữ chính là “túi khôn” của nhân dân.
Trong đời sống lao động hàng ngày, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm lâu đời đó đã được khẳng định, chứng minh qua thực tiễn hàng ngày và đã được thể hiện dưới những câu nói, những câu hát, những câu thơ mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đã ngàng càng phát triển có vần điệu, giàu hình ảnh. Từ đó, trở thành tục ngữ, thành những “túi khôn” của nhân dân. Những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, thực tiễn ở mọi lúc, mọi nơi. “Túi khôn” tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn, những tinh hoa được đúc kết từ thực tiễn được coi là kim chỉ nam trong cuộc sống con người. Tục ngữ dân gian Việt Nam là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống, phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, phán xét của con người. Ví dụ như: “Bút sa gà chết”, “Có tật giật mình”, “Cơm treo, mèo nhịn đói”, “Việc bé, xé ra to”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, hay như “Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con”, “Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm”…
Trong lao động, con người dần dần được tôi luyện, con người học được cách phân biệt cái tốt, điều xấu, thiệc, ác. Những câu tục ngữ thường sâu lắng, là những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã tích lũy được. Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng của sự đấu tranh với thiên nhiên, những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… của cha ông.
Những câu tục ngữ về thiên nhiên thể hiện rất rõ đó là “túi khôn” và lời khuyên nhủ của ông cha ta muốn truyền đạt tới con cháu đời sau như : “Nước chảy đá mòn”, “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, “Cầu vồng móng cụt, không lụt thì mưa”, “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”…. Hay những câu tục ngữ về cách tiên đoán thời tiết như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “Đừng giống buồm trong giông bão”, “Kiến đen tha trứng lên cao. Thế nào cũng có mưa rào rất to”….Về học tập, cha ông ta có những kinh nghiệm quý được đúc kết qua các câu tục ngữ như : “Học một biết mười”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Học thầy không tày học bạn”, “Tiền học lễ, hậu học văn”, “Học đi đôi với hành”… Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong cách rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong vấn đề này, tục ngữ còn lưu lại những bài học vô giá như: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá rụng về cội”… Hay những câu cổ vũ, muốn làm mọi người thêm vững niềm tin vào tương lai như: “Còn nước còn tát”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”…
Mọi câu tục ngữ đều đã được chứng thực vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống thực tiền của chúng ta. Vấn đề về thiên nhiên, các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng của ngày, của năm, của tháng, của mùa. Chúng ta như được truyền thêm sức mạnh tri thức cho mình khi dần trưởng thành qua những câu tục ngữ, qua “túi khôn” của nhân dân. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu rất nhiều việc nhưng có những việc thì chính chúng ta khi đã trải qua thì các thấm thía các câu tực ngữ, những lời dạy đúng đắn của cha ông.
Tục ngữ Việt Nam thể hiện những vấn đề trong xã hội, như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích trong công việc, cuộc sống. Tục ngữ vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường, vừa đúng đắn thiết thực với con người. Có những câu tục ngữ thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương tự trong cuộc sống. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Vì vậy, tục ngữ càng thâm sâu, đúng đắn và hữu ích hơn trong thực tiễn.
Chính vì vậy, câu “tục ngữ là túi khôn” của nhân dân quả không sai. Tục ngữ như một ngọn đèn chân lí của xã hội bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người Việt.
2.Nghĩa của câu:"Ăn vóc học hay"là:Ăn uống đầy đủ thì mới có sức khỏe,vóc dáng thì mới học được những điều hay,trí tuệ.
b. Câu tục ngữ: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Cần nên nhớ, trong tiếng Việt có các từ ngữ hay đi liền nhau như: học tập, học hành, học hỏi, ăn học v.v… Học là học bài, học trong sách, học thuộc lòng, học ở trường, học ở nhà, học trong cuộc sống. Hỏi là đặt những câu nêu lên những vấn đề chưa hiểu, còn thắc mắc để cho người khác trả lời, giảng giải, giúp ta sáng tỏ, hiểu biết. Có lúc ta tự hỏi mình, tự mình suy nghĩ và giải đáp. Học mà biết hỏi thì mới hiểu sâu, hiểu rộng. Có biết hỏi thì mới thật sự biết học. Vế 1 “muốn giỏi phải học” nhấn mạnh kết quả học tập. Chữ “giỏi” ở đây có nghĩa là giỏi giang, tài giỏi, có kiến thức sâu rộng, có tay nghề, có kĩ thuật cao. Trong thời đại mới, thời đại của tin học, của công nghệ phát triển.
d/ Câu '' Không cày không có thóc , không học không biết chữ'' nhân dân ta dùng cách nói phủ định để khẳng định một bài học, một chân lí vừa giản dị vừa rõ ràng về làm ăn và học hành: “Không cày không có thóc, không học không biết chữ”. Muốn no ấm thì phải cần cù lao động (cày); lười biếng sẽ đói khổ (khôns có thóc), cũng như không được học, không chịu học thì sẽ ngu si dốt nát (không biết chữ). Mà dốt nát thì sẽ nghèo khổ, không có chỗ đứng trong xã hội văn minh, chỉ là anh vai u thịt bắp!
Ăn không nên đọi, nói không nên lời: Chỉ những người vụng về, dại dột, không biết cách đối nhân xử thế, ứng xử phù hợp.