Câu 7: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.
B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.
C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.
D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.
Câu 8: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Bột than và sắt.
C. Đường và muối. D. Giấm và rượu.
Câu 9: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc
B. Chưng cất
C. Bay hơi
D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước.
Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?
A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc.
C. Dùng nam châm để hút. D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Khi đun canh riêu cua, thấy lớp riêu cua nổi lên trên, có thể hớt lớp riêu cua ra bát bằng thìa. Quá trình này sử dụng phương pháp tách chất nào?
A. Lọc. B. Chiết. C. Cô cạn. D. Lắng, gạn.
Câu 12: Đâu là quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống
A. Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.
B. Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước
C. Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống nào sau đây là phương pháp lọc.
A. Tách xăng có lẫn nước.
B. Phơi thóc mới gặt.
C. Gỉ sắt tạo thành trên giàn mưa của nhà máy lọc nước.
D. Phù sa bồi đắp cồn đất trên sông.
.
Than hoạt tính là một chất có tính hấp phụ cao. Than hoạt tính có thể hấp thụ các kim loại nặng, chất hữu cơ,...từ đó loại bỏ các chất độc hại ra khỏi nước.