Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một hiện tượng “háo danh” và mắc bệnh thành tích
Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống.
Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.
Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy, bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%.
Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần.
Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học. Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.
Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành.
Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnh hình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên.
Trong thời đại công nghệ 4.0 khi công nghệ phát triển, con người chủ yếu giao tiếp với nhau qua thiết bị điện tử, mạng xã hội và ứng dụng trực tuyến thì hiện tượng sống ảo trở nên phổ biến trong toàn xã hội, nhất là giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề đặt nhiều mối quan tâm và lo ngại cho con người ngày nay.
Các bạn đều truyền tai nhau cụm từ “sống ảo” nhưng có số đông vẫn không biết “Sống ảo là gì?” và “Vì sao có nhiều người đam mê nó đến vậy?”. Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi qua ứng dụng chat trực tiếp hay mạng xã hội Zalo, Facebook, Twitter…Thực tế hiện nay, có 10 người đang trong độ tuổi vị thành niên thì có đến 9 người sử dụng mạng xã hội và một người sử dụng ứng dụng giao tiếp trực tiếp. Không chỉ giới trẻ mà có cả người lớn và trẻ em. Và nó đã trở nên quá phổ biến trong xã hội loài người vì sự hiện đại và thông dụng của nó. Ngày xưa chúng ta sử dụng thư viết tay để truyền nhau những lời nhắn nhủ, những tình cảm tha thiết và để bày tỏ sự chân thành. Bây giờ tất cả những điều đó đã được thay thế bởi những ứng dụng công nghệ cao có thể gửi nhanh qua mạng internet nên mọi người đều đắm chìm trong đó quá nhiều và quá lâu.
Từ một thói quen sử dụng mạng xã hội đã trở thành xu hướng chuộng “sống ảo” đều có nguyên nhân cả. Có thể hiểu theo nhiều cách nhưng có lẽ cách hiểu đơn giản và chính xác nhất là xuất phát từ tâm lí: đa số bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn hay chỉ đơn giản là để bắt kịp “trend” và theo kịp thời đại. Mọi người đều có một hình ảnh “ảo” mà bản thân mình không bao giờ có thể hoàn hảo được như thế nên suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
Thực tế đã chứng minh “sống ảo” đem đến cho thế hệ trẻ chúng ta nhiều cách nghĩ phụ thuộc, tiêu cực, hình thành tập tính bầy đàn. Đơn giản khi trên mạng xã hội xuất hiện một vấn đề nóng hổi, đang là đề tài “hot” thì lập tức có những “anh hùng bàn phím” xuất hiện. Không cần biết rằng nhân vật chính trong câu chuyện đúng hay sai, điều đầu tiên họ làm là theo đám đông a dua, cười đùa thậm chí chửi rủa họ. Những lời lẽ trên mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi đã giết chết bao nhiêu sinh mạng, nhất là những người sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Theo số liệu của ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing trực tuyến đã từng công bố báo cáo về thị trường trực tuyến tại Việt Nam và châu Á, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội, đa số là những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Và có đến hơn phân nửa thời gian các bạn dành cho việc lướt web, nói chuyện với bạn bè, bình luận trên các trang mạng xã hội…. Đó không phải một con số nhỏ khi hầu hết thanh thiếu niên Việt Nam đang trong tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào cuộc sống ảo trên mạng. Đã có rất nhiều vụ bắt cóc, giết người hay mâu thuẫn xảy ra trong quá trình giao tiếp trên mạng. Chúng ta không thể xacs định đối phương là ai, tốt hay xấu, thật hay giả… Tỉ lệ an toàn dành cho mỗi chúng ta khi quyết định từ một mối quan hệ mạng là không cao.
Thế nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận những điều tốt mà mạng xã hội mang lại cho con người. Nó trở thành nơi mở rộng quan hệ, chia sẻ thông tin, quan điểm, là nơi con người thoải mái thư giãn, thể hiện phần mà bản thân mình không dám lộ ra ngoài thực tế… Tất cả sẽ thành tác dụng khi chúng ta biết sử dụng mạng xã hội đúng cách, không lâm vào tình trạng sống “ảo”, sống phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.
Sống “ảo” không còn là một hiện tượng xa lạ trong xã hội, thậm chí nó đã trở nên vô cùng phổ biến và đang lan truyền rộng rãi trong xã hội công nghệ hiện nay. Giới trẻ chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và kịp thời về mức độ nguy hiểm của căn bệnh xã hội này. Trường học cần mở lớp học ngoại khóa tuyên truyền và giảng dạy cho các em học sinh, sinh viên về vấn đề sử dụng mạng xã hội, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc sát sao con cái hơn nữa để ngăn các em khỏi tình trạng sống phụ thuộc vào mạng xã hội.Chúng ta phải chung tay vì một thế hệ trẻ Việt Nam tươi sáng.
Hãy sống thật với chính mình ngay từ hôm nay, hãy đem tất cả những gì vốn có của nó trả lại vị trí ban đầu. Hãy hành động vì chính bản thân các bạn. Cuộc sống là hiện thực, bạn phải học cách sống thật với chính bản thân mình.
tk nha bn
Tham khảo:
Tuổi trẻ cần sự bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn thử thách ấy. Thật vậy, nếu như tuổi trẻ mà chúng ta cứ chấp nhận an phận sống trong vùng an toàn, không chịu ra đời khám phá vẻ đẹp cuộc sống, không chịu trải nghiệm, gặp gỡ thì tuổi trẻ sẽ trôi qua lãng phí và vô nghĩa. Tuổi trẻ có lẽ là lúc chúng ta khỏe mạnh, đẹp nhất và ngập tràn nhiệt huyết, đam mê và những lần bản lĩnh đương đầu khó khăn sẽ làm cho tuổi trẻ của chúng ta thêm phần ý nghĩa. Dám đương đầu và đối mặt với những khó khăn có nghĩa là làm việc mà chúng ta sợ cũng như kiên trì bền bỉ vượt qua những gian nan để chinh phục thành công. Tuổi trẻ là những khi trong chúng ta luôn thôi thúc khám phá giới hạn và đam mê bản thân. Chúng ta như những chú chim non rụt rè muốn bay nhưng cũng sợ ngã, sợ những thử thách. Nhưng thử tưởng tượng, nếu chúng ta cứ mãi ở trong vùng an toàn thì bao giờ chúng ta có thể tự tin đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tuổi trẻ là những sẵn sàng dấn thân và cháy hết mình vì đam mê, vì sự đam mê mà bất chấp mọi thứ, sai rồi lại sửa. Vì qua những lần đó, mỗi người sẽ học được những kinh nghiệm quý báu và thực sự trưởng thành, thành công. Những lần bản lĩnh ấy sẽ là ngày tuyệt vời vì ngày đó chúng ta dám mạo hiểm để hiểu bản thân là ai trong cuộc đời này, bản lĩnh khẳng định mình là ai. Sau những lần bản lĩnh ấy thì thành công sẽ vang dội và ngọt ngào hơn gấp bội vì là sự nỗ lực của chính bản thân mình. Tóm lại, tuổi trẻ cần bước ra khỏi vùng an toàn để làm điều mình thích cũng như vượt qua những nỗi sợ của bản thân.
Đây là đoạn văn về một tư tưởng đạo lý
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "hiện tượng sống đẹp".
Mẫu: Trong cuộc sống luôn có vô vạn điều xảy ra, một trong số đó hiện tượng đáng ca ngợi nhất là "sống đẹp".
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Hiện tượng sống đẹp là gì?
-> Là những hành động giúp đỡ, yêu thương, của người này dành cho người khác.
-> Là cách mà con người ta trao đi ngọn lửa yêu thương.
-> Là những việc làm thể hiện lên đạo đức tốt đẹp, cách ứng xử khéo léo của một con người.
- Biểu hiện:
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh xung quanh.
+ Biết giúp đỡ những người nghèo khó.
+ Tham gia hoạt động thiện nguyện, dọn rác ở sông,,.
+ ....
- Lợi ích của hiện tượng này:
+ Giúp cho xh tốt đẹp hơn.
+ Cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, cộng đồng văn minh hơn.
+ Môi trường được sạch sẽ hơn.
+ ...
- Thực trạng:
+ Phê phán một số người có những cách sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức.
+ Ca ngợi những người sống đẹp (bạn tìm dẫn chứng trên mạng nhé).
- Đánh giá:
+ Hiện tượng sống đẹp rất cần được lan tỏa đến mọi người trên khắp thế giới.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân
Giả sử hôm nào bạn nói chuyện với bạn bè của mình bạn cứ khoanh tay trước ngực, ai hỏi gì thì trả lời, ai không hỏi thì thôi. Bạn đoán đi, sau bao lâu thì người ta không muốn nói chuyện nữa? Ngay lập tức bên kia nhận ra điều đó và họ sẽ bớt nhiệt tình dần trong câu chuyện của mình. Lâu dần, họ sẽ xa bạn và ít nói chuyện với bạn hơn. Nguyên nhân không phải vì họ sợ bạn, mà vì bạn đã làm mất “kết nối” giữa hai người. Chẳng có gì chán hơn việc nói chuyện với một “khúc gỗ”. Thế mà tâm hồn ta đang diễn bài KHÚC GỖ với những người xung quanh đấy…nhưng suy cho cùng là vì điều gì? Tại sao giới trẻ bây giờ cứ nhao nhao lên facebook như một thói quen khó bỏ, thậm chí cũng có thể gọi là một sự nghiện ngập, dăm ba phút phải lên để xem ai đang làm gì, ai thích bài mình, ai cmt bài mình…? (nói thật là tôi cũng đã từng như vậy). Nguyên nhân là vì ta chưa bao giờ cảm thấy đủ đầy niềm vui cả, ta phải mở cửa ra thế giới để xem ai quan tâm ta, coi trọng ta, kết nối với ta? Lúc đó ta mới vui…. Những khi lên fb “chém gió” loạn xạ là những lúc con người bên trong ta cảm thấy thực sự cô đơn. Nhưng ta đâu có biết sự cô đơn đó, ta đã “bù lấp” nó đi bằng những khoảnh khắc mua vui khi lên ngắm hotgirl/ hotboy, theo dõi thần tượng Hàn Quốc của mình phát ngôn gì? Sơn Tùng hôm nay ăn mặc ra sao? Chi Pu và Gil Lê có gì mới? Và bấy nhiêu thứ đủ làm ta thiêu đốt bớt năng lượng của tuổi trẻ rồi, ta mệt và đi vào giấc ngủ với một đống hỗn độn những điều quan tâm, đủ tất cả mọi thứ, chỉ thiếu một thứ thôi: nghĩ về cuộc sống mà mình thực sự muốn sống. Sẽ có lúc ta ngồi tự hỏi:
– Ước mơ mình theo đuổi thực sự là gì? Mình có ước mơ không? Thứ mình gọi là ước mơ có thực sự là ước mơ?
– Bạn bè mình là ai? Ai là bạn và ai chỉ là bè?
– Nếu bây giờ mình sa cơ lỡ vận, thực sự ai là người sẽ ở bên mình bất kể mình có tồi tệ đến thế nào đi nữa?…
Những phút ấy thật không tránh được cảm giác cô đơn và trống vắng. Sau cơn say, ta bâng khuâng và hụt hẫng, về những thứ mà suốt một thời gian ta coi đó là điều quan trọng trong đời. Những thứ niềm vui ta đi theo chẳng qua chỉ để thỏa lấp cái trống vắng và cô đơn tận cùng của tâm hồn. Ai cũng sẽ va đập với đời, ai rồi cũng sẽ có những tổn thương đến từ gia đình, bạn bè, xã hội, thầy cô… và một điều tôi chắc chắn là mấy thứ bạn xã giao trên facebook, mấy thứ thần tượng kia không bao giờ giúp được ta nuôi dưỡng và dịu đi những vết thương lòng. Có chăng đó chỉ là những liều Morphine hạng nặng để ta tạm thời quên nỗi đau đi mà thôi. Rồi đến lúc nỗi đau sẽ trở lại và làm ta gục ngã. Những lúc ấy, chẳng có gì thay thế được một đứa bạn chân thành, có thể ngồi bên ta và đồng cảm cùng ta. Có thể người đó không làm cho ta vui lúc đó, nhưng bên họ ta cảm thấy bình an là đủ. Tất cả chúng ta, suy cho cùng là những trái tim luôn thiếu đói tình yêu, vậy sao không bớt sống ảo đi, bớt “chảnh” trên facebook, bớt rào cản với người khác, trở về hồn nhiên và dung dị như chính tâm hồn mình, học cách có những kết nối thực với mọi người. Lúc đó ta mới thực sự “thu hút”, không phải trong mắt, mà trong tâm hồn người khác.
Nếu ngày xưa người ta phải tốn rất nhiều thời gian để viết một bức thư và cũng phải đợi để nhận được lá thư đó. Thì ngày nay xã hội đang rất phát triển không ngoại trừ cả các phương tiện thông tin đại chúng. Do quá lạm dụng các ứng dụng rất tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo.
Sống ảo là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!..... và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. Nhiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạng chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là "anh hùng bàn phím" đã gây ra nhiều mâu thuẫn. Có nhiều bạn lại xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Và có hiện tượng phổ biến là tình yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo. Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.
Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.