viết bài văn ngắn khai chuyên luận điểm: Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra lỗi lầm của mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một con người sinh ra mang trên mình số phận, địa vị khác nhau nhưng về tính cách lẫn tâm hôn lại là một. Khi bạn biết nhận ra và sửa lỗi cũng chính là lúc bản thân bạn được cảm thấy một phần nào đó nhẹ nhõm, không có sự áp lực cao. Đúng một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận biết ra những lỗi lầm của mình. Nhưng tuy nhiên không hẳn người nào cũng như vậy, giá trị nhân phẩm của mỗi con người đều được đánh giá qua cử chỉ hành động của họ chứ không đơn thuần là sắc nét, hình thể. Họ được sinh ra để làm gì, để công hiến và sửa đổi bản thân. Những người được sinh ra đều được được ông trời cho kiếp người. Vì thế phải làm sao để con người đó trở nên tốt đẹp với bản thân và mọi người xung quanh. Khi bạn biết nhận lỗi cũng là lúc bạn được nhiều người yêu quý, tôn trọng bạn hơn phần nào. Đó là một trong những thứ mà con người chúng ta chưa bộc lộ ra ngoài và có những người còn không có phẩm chất đó.
Chúc bn hx tốt!
Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sẵn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng đừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất. Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.
Tham khảo
" Khó khăn là cơ hội để con người khám phá ra khả năng của chính mình". Đúng vậy, cuộc sống sẽ phải gặp nhiều khó khăn quan trọng là mình đón nhận nó ra sao. Hoàn cảnh khó khăn là hoàn cảnh mà bạn cảm thấy không như ý muốn, là một hoàn cảnh nào đó mà bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng, mọi thứ như muốn chống lại mình. Cơ hội là điều mà may mắn đến với bạn. Câu nói trên rất đúng đã khẳng định vai trò của khó khăn một cách tích cực, khó khăn sẽ là một cơ hội để bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn, biết khả năng của mình tới đâu và giới hạn của mình là gì? Khó khăn là điều tất yếu trong cuộc sống. Một doanh nhân đang vô cùng lo lắng bởi chuyện công ti phải lao như con thiêu thân tìm vốn đầu tư bỗng nhận ra mình có khả năng thuyết phục. Một bạn trẻ từng viết sai chính tả lung tung nay trở thành một nhà văn lớn. Cuộc sống không lường trước điều gì, người lạc quan dùng nụ cười để khỏa lấp những điều bất như ý, người bi quan thì luôn trách cuộc sống không công bằng. Khó khăn giúp con người ta mạnh mẽ hơn, giúp cái đầu họ trở nên sáng suốt để buộc tìm cách khắc phục, chính vì lẽ ấy mà họ có thể khám phá khả năng của chính mình- khả năng mà trước kia họ không hề biết đến. Chẳng ai có thể hủy hoại bạn trừ chính bạn, khó khăn cũng không thể, nó chỉ giúp bạn có một trái tin mạnh mẽ. Nếu có một trái tim mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn chưa ai từng vượt qua được thì bạn sẽ chạm tới thành công mà người khác khó lòng với tới. Riêng về điều nay trời xanh luôn rất công bằng . Cuộc đời này có ba chiếc chìa khoá lớn: đón nhận, thay đổi và rời xa. Khi khó khăn đến hãy đón nhận nó, hãy cảm ơn đời đã cho bạn biết những khổ đau, những vấp váp để bạn hiểu bản thân mình, hiểu hơn về sức mạnh của trí óc và sức mạnh từ đôi tay, hiểu hơn về những điều bạn nghĩ mình không thể làm được. Chỉ khi bạn suy nghĩ lạc quan, khó khăn bỗng trở nên nhẹ nhàng, như một người bạn tốt giúp bản thân bạn khám phá ra những khả năng tiềm ẩn. Đừng bao giờ cầu xin thượng đế không bao giờ mang khó khăn đến mình hãy cầu xin có đủ sức mạnh, niềm tin để đương đầu với nó. Thật đáng phê phán những người thấy khó khăn đã chùn bước, họ rồi sẽ chẳng biết mình là ai, mình muốn gì, mình đam mê gì, họ như một con thuyền chẳng ai chèo lái cuối cùng mệt mỏi bởi bão tố cuộc đời. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu được mình cần đối diện với khó khăn để trưởng thành hơn.
tham khảo:
Henry Ford đã từng nói: “ Khi bạn đang khó khăn thì hãy nhớ rằng máy bay muốn cất cánh được thì phải bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều”. Đúng vậy, cuộc sống sẽ phải gặp nhiều khó khăn quan trọng là mình đón nhận nó ra sao. Xin đừng nghĩ tiêu cực, hãy hỏi rằng: “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.” Hoàn cảnh khó khăn là hoàn cảnh mà bạn cảm thấy không như ý muốn, là một hoàn cảnh nào đó mà bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng, mọi thứ như muốn chống lại mình. Cơ hội là điều mà may mắn đến với bạn. Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để con người khám phá khả năng của chính mình. Câu nói trên rất đúng đã khẳng định vai trò của khó khăn một cách tích cực, khó khăn sẽ là một cơ hội để bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn, biết khả năng của mình tới đâu và giới hạn của mình là gì ? Khó khăn là điều tất yếu trong cuộc sống. Một doanh nhân đang vô cùng lo lắng bởi chuyện công ti phải lao như con thiêu thân tìm vốn đầu tư bỗng nhận ra mình có khả năng thuyết phục. Một bạn trẻ từng viết sai chính tả lung tung nay trở thành một nhà văn lớn. Cuộc sống không lường trước điều gì, người lạc quan dùng nụ cười để khỏa lấp những điều bất như ý, người bi quan thì luôn trách cuộc sống không công bằng. Khó khăn giúp con người ta mạnh mẽ hơn, giúp cái đầu họ trở nên sáng suốt để buộc tìm cách khắc phục, chính vì lẽ ấy mà họ có thể khám phá khả năng của chính mình- khả năng mà trước kia họ không hề biết đến. Chẳng ai có thể hủy hoại bạn trừ chính bạn, khó khăn cũng không thể, nó chỉ giúp bạn có một trái tin mạnh mẽ. Nếu có một trái t mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn chưa ai từng vượt qua được thì bạn sẽ chạm tới thành công mà người khác khó lòng với tới. Riêng về điều nay trời xanh luôn rất công bằng . Cuộc đời này có ba chiếc chìa khoá lớn: đón nhận, thay đổi và rời xa. Khi khó khăn đến hãy đón nhận nó, hãy cảm ơn đời đã cho bạn biết những khổ đau, những vấp váp để bạn hiểu bản thân mình, hiểu hơn về sức mạnh của trí óc và sức mạnh từ đôi tay, hiểu hơn về những điều bạn nghĩ mình không thể làm được. Chỉ khi bạn suy nghĩ lạc quan, khó khăn bỗng trở nên nhẹ nhàng, như một người bạn tốt giúp bản thân bạn khám phá ra những khả năng tiềm ẩn. Đừng bao giờ cầu xin thượng đế không bao giờ mang khó khăn đến mình hãy cầu xin có đủ sức mạnh, niềm tin để đương đầu với nó. Thật đáng phê phán những người thấy khó khăn đã chùn bước, họ rồi sẽ chẳng biết mình là ai, mình muốn gì, mình đam mê gì, họ như một con thuyền chẳng ai chèo lái cuối cùng mệt mỏi bởi bão tố cuộc đời. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu được mình cần đối diện với khó khăn để trưởng thành hơn.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần con người cũng dần được nâng cao. Các giá trị văn hóa văn học càng được trân trọng. Song, nhiều người cũng đang dần lãng quên vai trò đích thực của văn học trong đời sống, đặc biệt là học sinh. Nếu như yêu cầu kiến thức của các môn tự nhiên toán, lý, hoá ngày càng cao thì câu hỏi của bao học sinh "Học văn để làm gì trong xã hội hiện đại?" được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Đây thật sự là một vấn đề cần được suy nghĩ và bàn bạc thấu đáo.
Trước hết ta hiểu, học văn bao gốm việc tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, song về cơ bản vẫn là học về ngôn ngữ, tiếng nói, văn chương của Tiếng Việt. Thông qua đó, ta học cách để nói, viết, để xây dựng ngôn ngữ diễn đạt riêng cho bản thân sao cho phù hợp với cấu trúc ngữ pháp cũng như văn hoá Tiếng Việt. Nhìn chung, tất cả đều nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Song, học văn đâu chỉ học những con chữ, mà qua đó, ta còn được học về văn hoá, tình cảm, tư duy nghệ thuật của nhân loại thông qua những tác phẩm văn chương đặc sắc. Gần gũi hơn với đời sống, học văn là cách học diễn đạt trôi chảy ý nghĩ của bản thân, tạo nên những câu nói đẹp, những bài luận sắc sảo.
Có thể nói, thông qua văn học, ta tích luỹ được vô vàn những tri thức quý giá cho bản thân. Văn học giúp ta hiểu thêm về văn hoá, con người, lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại. Không một thước đo thời gian nào có thể chính xác và sắc nét như văn học. Qua những "đứa con tinh thần" của nhà văn, nhà thơ, bức tranh cuộc sống, con người lao động, đấu tranh,... của cha anh như một thước phim sinh động được tái hiện trở lại, chuẩn xác mà không khô khan, tẻ nhạt! Học văn để biết về hiện thực xã hội ngày xưa, ngày nay, tốt, xấu, giàu, đẹp,... qua thái độ và quan điểm nhân văn của tác giả. Ai đó đã từng nói: "Học văn là học nhân, văn học là nhân học" bởi lẽ thông qua việc học văn, ta học cách làm người, học cách sẻ chia, yêu thương, đau xót cho những nỗi thống khổ của con người. Có thể nói, văn học là "bách khoa toàn thư" về vô vàn những cung bậc cảm xúc của con người: hỉ, nộ, ái ố,... tất cả đều sinh động và chân thực đến kì lạ! Do đó, tâm hồn, cuộc sống của ta sẽ thêm chân thành, tình cảm; óc tư duy, tưởng tượng cũng dần phong phú. Học văn tốt, vốn từ của bản thân cũng dần trôi chảy, linh hoạt, diễn đạt vấn đề khi học các môn tự nhiên cũng theo đó mà được cải thiện. Văn - toán thoạt đầu như trái nghịch nhau nhưng thật sự nó lại hỗ tương cho nhau rất nhiều, giúp ta phát triển trí tuệ, tâm hồn một cách toàn diện và cân đối.
Thật vậy, cho dù ở bất kì một xã hội nào thì việc học văn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nếu như ở xã hội cổ truyền, trải qua hơn một ngàn năm phong kiến, thước đo trình độ, học vấn của một con người luôn là văn hay, chữ tốt, lấy văn làm môn thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước qua những tấm gương sáng như Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền,... thì ngày nay, ở xã hội hiện đại, học văn vẫn duy trì vẹn nguyên giá trị cao quý của nó. Không quá khó để tiếp xúc với văn học, bởi lẽ nó tồn tại song song và gắn liền mật thiết với xã hội như báo chí, sách vở,... Một xã hội tiến bộ văn minh thì phải có những con người thông minh, lịch thiệp, có phong cách, đạo đức và biết cư xử tốt với mọi người.
Học văn tốt chính là chìa khoá vàng để đạt tới thành công. Nó sẽ giúp ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Bởi trên thực tế, ngành nào, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người đọc thông viết thạo, hay từ các văn bản thủ tục hành chính đến lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội, bài luận tốt nghiệp. Đó chính là điều kiện để rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, đồng thời bồi đắp lí tưởng thẩm mĩ của văn học. Văn học vừa là môn học cơ sở giúp ta học tốt các môn khác, vừa là môn học giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là môn học là đẹp tâm hồn. Nhất là trong xã hội bận rộn và ồn ào ngày nay, nhịp sống tất bật, hối hả đôi khi làm chúng ta quên đi những giá trị sống đích thực để làm người. Đọc một bài thơ, lắng nghe một bài văn, chiêm nghiệm và sống chậm để trân trọng từng giây phút đẹp đẽ trôi qua trong cuộc đời. Tìm hiểu, đi sâu và lĩnh vực văn học, ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cam đẹp và năng lực thẩm mĩ. Nếu xã hội hiện đại dường như ngày càng khiến con người dần xa cách thì học văn sẽ giúp ta bồi dượng "tình đời", làm cho tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm, rung động trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.
Ngoài ra, văn học còn là lăng kính phản chiếu một cách sinh động hiện thực của cuộc sống. Thông qua việc học văn ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người trong quá khứ cũng như hiện tại. Nếu như ở thời phong kiến mục rỗng, sự xa hoa, hưởng lạc vô độ của vua chúa - những điều mà ai cũng "mắt thấy tai nghe", song chỉ được nói lên qua ngòi bút của nhà văn, nhà thơ như tác phản "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác thì ngày nay, những góc khuất u ám, nững hành động thối nát của xã hội đều thông qua văn học, qua báo chí mà được phơi bày, lên án một cách chân thực! Đâu chỉ có vậy, học văn còn là để đi tìm về với nguồn cội của dân tộc, đến với lịch sử hào hùng của cha anh. Đọc "Nam quốc sơn hà" để thêm yêu quý bờ cõi dân tộc, học "Bình Ngô đại cáo" để căm thù bọn giặc hung tàn, bồi đắp cho bản thân niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước con người, hay học "Tắt đèn" để khâm phục, để hiểu thêm về những con người Việt Nam chân chất, hiền lành dù sống trong tận cùng của khổ đâu. Tất cả đều giúp ta tạo nên sự cân đối trong việc phát triển trí tuệ, tài năng cũng như hình thành nhân cách con người. Vậy chẳng phải học văn trong xã hội hiện đại này là cần thiết lắm hay sao!
Việc học văn quả thật rất quan trọng, song văn học cũng như viên ngọc quý tiềm tàng mà không phải ai cũng nhìn thấy và biết trân trọng. Đâu đó vẫn còn nhiều bạn tỏ ra lơ là, không quan tạm đến việc học văn. Bạn say mê học toán? Bạn có mơ ước trở thành một nhà khoa học tài giỏi? Đó đều là những mơ ước chân chính và đáng trân trọng, nhất là trong xã hội "tên lửa" ngày nay. Song chỉ học toán mà không chú ý đến việc học văn thì bạn sẽ thành người khập khiễng trong sự hiểu biết và cả tâm hồn nữa! Học toán giỏi mà lại học tốt văn, cũng như thông minh, trí tuệ mà còn ăn nói lưu loát, tâm hồn thánh thiện thì bạn sẽ dễ thành đạt hơn. Ai dám bải chỉ cần học toán, lý, hoá,... giỏi thì có thể trở nên nổi tiếng và được kính trọng. Điển hình là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay giáo sư Trần Văn Khê, nhờ vào tài năng văn chương xuất sắc cũng như khả năng ăn nói thuyết phục, học đã chạm tay đến thành công và được vô vàn người nể phục. Nếu cuộc sống của bạn chỉ có những con số khô khan thì chẳng phải nó sẽ tẻ nhạt và tâm hồn sẽ "khô héo" đến nhường nào. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy ra sức học tập toàn diện cả toán lẫn văn, những môn tự nhiên lẫn xã hội, từ đó tạo cho mình một nền tảng kiến thức toàn diện và bền vững, cũng như xây dựng cho mình một nhân sinh quan tốt đẹp, có vậy khi đi sâu vào một ngành nào cũng dễ dàng nắm bắt. Hiểu được điều đó, bạn sẽ cảm thấy có hứng thú học tập văn tốt hơn và dần yêu thích nó.
Tóm lại, văn là một môn học không thế thiếu trong nhà trường. Để có thể dễ dàng thành công trong xã hội, bạn nhất định phải học văn thật nghiêm túc, đó sẽ là nền tảng vững chắc cho bạn trong tương lai. Bạn có tin một học sinh chuyên toán có thể đạt huy chương vàng môn văn trong kì thi Olympic khu vực? Tin hay không tuỳ bạn! Nhưng tôi đã làm được và tôi tin bạn cũng có thể, nếu bạn thật sự quyết tâm và cố gắng không ngừng nghỉ!
- Văn chương phải luôn đứng giữa cuộc sống, hoà mình vào dòng chảy cuộc sống (chứ không được thoát li cuộc sống) để phơi bày, mổ sẻ những cái xấu, để giúp con người nhận thức rõ hơn về những vấn đề còn tồn tại, đánh thức và cảnh tỉnh con người, hướng con người tới những hành động thay đổi xã hội, và định hướng cho con người phương hướng để thực hiện...--> Góp phần làm xã hội ngày một tốt đẹp và trong sạch hơn .
- Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Văn chương đích thực phải là thứ văn làm tâm hồn con người giàu đẹp hơn, phong phú hơn trong đời sống tinh thần, giúp con người biết sống hướng thiện và lành mạnh trong sáng. Bằng sức mạnh nghệ thuật ngôn từ, văn chương có khả năng đi sâu lý giải những biến chuyển tinh vi, bí ẩn sâu thẳm trong tâm hồn con người, có khả năng dự báo tính cách và số phận con người, để đánh thức trong mỗi người tình cảm yêu thương, những phần nhân văn, nhân bản nhất trỗi dậy, giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về mình và mọi người, thôi thúc con người đến với chân lý sống bằng sự tự nguyện. Hamlet trong vở kịch của Shakespear đã đặt ra 1 câu hỏi day dứt người đọc: "tồn tại hay ko tồn tại" : Đó là những bài học nhân văn, những liều thuốc tinh thần vô giá mà văn chương đã mang đến cho mỗi người đọc.
Văn của Thạch Lam được phát triển từ bên trong mạch ngầm của đời sóng tâm linh của biết bao những cảnh đời, những số phận bình dị ngoài kia , ngợi ca nét đẹp trong tâm hồn, tình yêu thương đùm bọc giữa người với người, vừa đau đớn xót xa trước những nỗi đau, nỗi khổ mà con người phải gánh chịu (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, nhà mẹ Lê...) Tác phẩm của Thạch Lam đã làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc.
Văn học là nhân học. Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Văn chương phản ánh tâm hồn tác giả, là những cảm xúc cá nhân được ghi vào trang viết. Nhưng đồng thời, tác giả phải hướng đến độc giả của mình, viết cái mà họ muốn được đọc.
Một tác phẩm nghệ thuật do chính tay người nghệ sĩ viết nên không phải thứ bình thường, nó không chỉ tái hịên lại cuộc sống quanh ta mà còn tái tạo, phát triển tâm hồn ta, nuôi dưỡng và nâng cao nó.Để chứng minh cho điều này , ta hãy phân tích một số tác phẩm và câu nói của những nhà văn nhà thơ nổi tíêng như câu nói của Gorki “văn học là nhân học”.
Bêlinxki đã nói “nhà thơ là người nghệ sĩ của từ”: họ biến đổi từ ngữ để gây ảnh hưởng với người đọc.Tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du,tác phẩm ấy đã làm rung động bao con tim,đến tận ngày hôm nay đó vẫn là huyền thọai, là bức tranh xã hội và là nơi khiến tâm hồn,lòng bao dung của con ng ngày càng rộng hơn ,người ta dễ đồng cảm và thấu hiểu cho người khác hơn,nó đã khiến bao người rơi nc mắt và đó là điều kì dịêu của văn học,là “cúôn sách hay”thực sự.
"Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác,vừa làm cho lòng người trong sạch hơn"(Thạch Lam).Văn chương có 3 chức năng:
1/ chức năng nhận thức.Một tác phẩm hay sẽ là một tác phẩm giúp con người ta nhận thức được bản thân,nhìn nhận qua góc nhìn của tác giả tác phẩm hoặc chính các nhân vật trong tác phẩm.Từ việc nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách sống,cách đối nhân xử thế và dĩ nhiên,hoàn thiện bản thân.
2/Chức năng giáo dục,bất kì một tác phẩm nào cũng hướng tới mục đích giáo dục con người,và vì thế M.Gorki mới nói "văn học là nhân học".
3/ chức năng nghệ thuật: Tác phẩm văn học thực sự có giá trị khi nó hoàn mỹ về nội dung và nghệ thuật,và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó,đó là "nâng cao tinh thần" và "thanh lọc tâm hồn"
Văn chương phải là vũ khí thanh cao, dùng vào những mục đích cao cả, thiêng liêng bằng cái sắc nhọn của nó
#Walker
- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ
- Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến
- Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa