K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:CỎ VÀ LÚANgày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được...
Đọc tiếp

I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

CỎ VÀ LÚA

Ngày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.

Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho loài người.

Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau. Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, để xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần.

Nhưng cỏ chứng nào tật ấy. Nó vẫn lười nhác như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì, khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say sưa đến lúc ông mặt trời mọc rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy.

Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhác, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa. Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở.

Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. Nó lại sang cả nhà hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, cứ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhác, ăn bám, phá hoại của nó.

- Sưu tầm   -

 

II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU CỦA MỖI CÂU HỎI:

Câu 1: Vì sao cỏ và lúa cùng một nguồn gốc mà cỏ lại bị người ta nhổ vứt đi còn lúa lại được người ta quý trọng?

a)    Ví cỏ chẳng làm ra được cái hạt có ích cho người.

b)    Vì cỏ lười nhác, ăm bám và phá hoại.

c)    Vì cả hai lí do trên.

Câu 2. Điều gì làm cho lúa trở nên khỏe mạnh, có ích?

a. Chịu khó nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

b. Chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó.

c. Vì được mẹ chăm chút và quan tâm hơn.

Câu 3. Vì sao cỏ và lúa được mẹ cho ở riêng từ đầu mà bây giờ vẫn có hiện tượng lúa và cỏ sống chung với nhau?

a. Vì sau lần đến ăn sinh nhật lúa, vì quá xấu hổ, cỏ không dám ra đường về nhà và xin ở lại cùng lúa.

b. Vì lúa hiền lành và thương cỏ.

c. Vì cả hai ý trên.

Câu 4. Vì sao cỏ thích ở chung với lúa?

a. Vì ở chung vui hơn, không buồn như khi ở một mình..

b. Vì ở chung với lúa không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.

c. Vì ở chung với lúa nó có thêm các bạn ngô, rau, đậu.

Câu 5. Câu chuyện trên cho em bài học gì?

a. Có lao động con người mới khỏe mạnh.

b. Có lao động con người mới thực sự có ích và được mọi người tôn trọng.

c. Cả hai ý trên.

Câu 6. Thành ngữ nào sau đây cùng nghĩa với thành ngữ "chứng nào tật ấy"?

a. Thuốc đắng dã tật.                 b. Ngựa quen đường cũ.                  c. Nói trước quên sau.

Câu 7. Xổ dọc để tách các từ trong câu văn sau thành nhóm thích hợp :

          Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh.

a. Từ ghép: ...........................................................................................................................

b. Từ láy: ..............................................................................................................................

Câu 8. Xếp các từ được gạch chân trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần .

·      Từ chỉ sự vật: .............................................................................................................

·      Từ chỉ hoạt động, trạng thái: ....................................................................................

·      Từ chỉ đặc điểm, tính chất: .......................................................................................

Câu 9. Trong câu: " Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. ", cụm từ nào sau đây trả lời cho câu hỏi "Thế nào?"

a. để khỏi làm việc mà vẫn có ăn

b. thích sống chung với lúa

c. Từ đấy

Câu 10: Hãy tưởng tượng và ghi lại vắn tắt cốt truyện có liên quan đến các nhân vật: cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn Nam không làm được bài, bạn Quang ngồi bên cạnh làm bài say sưa.

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
9 tháng 9 2021

1. C

2. B

3. C

4. B

5. C

6. B

7. a) chăm chỉ, làm lụng

    b) tươi tốt, khỏe mạnh

8. a) cỏ, lúa 

    b) không nỡ, tìm

    c) ân cần, xa lánh

9. B

CỎ VÀ LÚANgày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho loài...
Đọc tiếp

CỎ VÀ LÚA

Ngày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.

Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho loài người.

Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau. Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, để xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần.

Nhưng cỏ chứng nào tật ấy. Nó vẫn lười nhác như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì, khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say sưa đến lúc ông mặt trời mọc rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy.

Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhác, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa. Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở.

Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. Nó lại sang cả nhà hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, cứ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhác, ăn bám, phá hoại của nó.

- Sưu tầm   - 
 

Câu 9. Trong câu: " Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. ", cụm từ nào sau đây trả lời cho câu hỏi "Thế nào?"

a. để khỏi làm việc mà vẫn có ăn

b. thích sống chung với lúa

c. Từ đấy

2
10 tháng 9 2021

A

12 tháng 10 2021

B nhé

5 tháng 10 2021

- Từ ghép: khỏe mạnh, hạt thóc, mẩy căng, hạt chanh.

- Từ láy: chăm chỉ, làm lụng, tươi tốt.

5 tháng 10 2021

Cảm ơn nha

9 tháng 9 2021

Câu 7. Xổ dọc để tách các từ trong câu văn sau thành nhóm thích hợp :

          Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh.

a. Từ ghép: khỏe mạnh, hạt thóc, mẩy căng, hạt chanh

b. Từ láy: chăm chỉ, làm lụng, tươi tốt

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng em ra ở riêng.

    Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ta thán, lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa ”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Truyện đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? (nêu ngắn gọn khái niệm và một số yếu tố của thể loại)

Câu 2:  Đọc đoạn văn trên, hãy chỉ rõ một yếu tố của thể loại truyện dân gian vừa xác định ở câu 1 .

Câu 3:  Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong các câu in đậm. Từ đó xác định rõ cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được. 

Câu 4:  Khi cha mẹ mất đi, người anh đã đối xử với người em như thế nào? Em có nhận xét gì về người anh qua hành động đó. 

Câu 5:  Giải thích nghĩa của từ “lụp xụp”. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “lụp xụp” và đặt câu với mỗi từ tìm được.

Câu 6: Trong văn bản (vừa xác định ở câu 1), tác giả sử dụng nhiều các chi tiết kì ảo. Em hãy nêu ngắn gọn một chi tiết kì ảo và trình bày ý nghĩa của việc sử dụng chi tiết kì ảo đó đối với nội dung của văn bản.

Câu 7:  Nêu ngắn gọn kết thúc của câu chuyện (vừa xác định ở câu 1), kết thúc đó thể hiện quan niệm nào của nhân dân ta. Hãy tìm 2 câu chuyện cùng thể loại với câu chuyện trên cũng thể hiện quan niệm đó. 

Câu 8:  Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 6 câu tưởng tượng ra một kết thúc mới cho văn bản này. Lí giải vì sao em lại lựa chọn kết thúc đó.

Câu 9:  Đóng vai một nhân vật kể lại văn bản (đã xác định ở câu 1). Bài viết dài không quá 1.5 trang giấy. 

 

2

B nào giúp m, m sẽ tim bạn đó nhayeu

help m với

 

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:MÓN QUÀ QUÝMẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ. Món quà là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa sắc màu lộng lẫy. Góc chiếc khăn...
Đọc tiếp

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:

MÓN QUÀ QUÝ

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ. Món quà là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa sắc màu lộng lẫy. Góc chiếc khăn là dòng chữ “ Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.

Tết đến, thỏ mẹ cảm động nhận món quà của đàn con hiếu thảo. Nó rất hạnh phúc, cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.

Theo CHUYỆN CỦA MÙA HẠ

Gạch một gạch, dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai?

Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.

Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con

1
23 tháng 10 2019

Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.

Cánh đồng tuổi thơ  Tôi thích cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng khi chạm chân trần lên con đường đầy cỏ xanh. Tôi thích nhắm mắt lại, đưa hai tay ra để cảm nhận cái lành lạnh của gió đồng vẫn còn lẫn hương lúa thơm. Tôi thích hít đầy lồng ngực hương vị quê hương thân yêu mà tôi vẫn khát khao mong nhớ trong những ngày ở thành phố.  ***Chiều của thành phố, chẳng còn những cánh...
Đọc tiếp

Cánh đồng tuổi thơ

  Tôi thích cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng khi chạm chân trần lên con đường đầy cỏ xanh. 

Tôi thích nhắm mắt lại, đưa hai tay ra để cảm nhận cái lành lạnh của gió đồng vẫn còn lẫn hương lúa thơm. 

Tôi thích hít đầy lồng ngực hương vị quê hương thân yêu mà tôi vẫn khát khao mong nhớ trong những ngày ở thành phố. 
 ***
Chiều của thành phố, chẳng còn những cánh đồng lúa, chẳng còn những cơn gió mát lành trên cánh đồng xanh mát như ở quê tôi nữa. Tôi mải miết chạy theo cuộc sống xô bồ nhưng chẳng bao giờ bỏ nỗi những chiều cuối tuần lại trở về bên cánh đồng quê nhà. 

Quê tôi toàn đồng lúa, nhìn đâu cũng thấy thửa ruộng mênh mông. Nhà tôi vốn là gia đình thuần nông, bố mẹ quanh năm làm bạn với cánh đồng. Và cũng nhờ số tiền ít ỏi chắt chiu được sau mỗi vụ lúa mà chị em tôi lớn lên. 

Mỗi lần nhìn bố mẹ chân lấm tay bùn, làn da rám nắng, tôi lại thương vô cùng. Bố mẹ vẫn nói với chị em tôi: 

“Làm nông dân khổ lắm con ơi. Bố mẹ chỉ muốn các con được học hành đến nơi đến chốn, sau đó có công việc ổn định để không phải vất vả như bố mẹ thôi.” 

Chị em tôi thương bố mẹ, vẫn hay đòi ra đồng phụ giúp, nhưng bố mẹ chẳng muốn chúng tôi phải chịu nắng nôi, rồi mất buổi học buổi hành nên chẳng bao giờ cho chúng tôi ra đồng.
 cánh đồng tuổi thơ
Lớn hơn, tôi lên thành phố học đại học. Rồi ra trường, đi làm. Ở thành phố xa xôi, tôi thèm được ngửi cái hương lúa đang thì con gái và chín dần dần ngả màu vàng ươm. Thành phố ồn ào, tấp nập quá càng khiến người ta trở nên đơn độc, lẻ loi. Mỗi đêm, trước khi ngủ, tôi đều vắt tay lên trán và nhớ về cánh đồng, nhớ về mái nhà xiêu vẹo ở quê, trên cả là nhớ bố mẹ da diết.

Mỗi khi về nhà, tôi lại ra đồng vào buổi chiều. Cánh đồng thân thương ấy đã góp phần nuôi lớn tôi, nó cũng là một phần thiêng liêng trong tâm trí tôi. 

Tôi thích cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng khi chạm chân trần lên con đường đầy cỏ xanh. 

Tôi thích nhắm mắt lại, đưa hai tay ra để cảm nhận cái lành lạnh của gió đồng vẫn còn lẫn hương lúa thơm. 

Tôi thích hít đầy lồng ngực hương vị quê hương thân yêu mà tôi vẫn khát khao mong nhớ trong những ngày ở thành phố. 

Tôi thích ngắm cả những bông cúc trắng nhỏ dại mọc hai bên đường. Hoa cúc tinh khôi, mạnh mẽ đứng lên sau những sóng gió thiên nhiên. 

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến tôi mạnh mẽ hơn. Những vụn vặt đời thường, những giận hờn, bon chen cũng trôi đi mất.
 cánh đồng tuổi thơMỗi mùa tôi về, đồng đều có sự thay đổi. Khi thì tôi được thỏa mắt ngắm những làn sóng lúa dập dờn. Được hít hà hương lúa non sữa. Khi thì tôi được tự tay sờ vào những bông lúa trĩu vàng, được ngửi hương ngai ngái nhưng đặc trưng của những bông lúa chín trộn lẫn mùi bùn. Khi thì tôi thấy cánh đồng trơ trọi, cháy rụi sau mỗi vụ mùa. Lũ trẻ con chạy nhảy trên đồng, tiếng cươi giòn tan, vỡ ra và bay lên vút cao cùng những cánh diều. 
Cuộc đời cũng như cánh đồng, luôn luôn thay đổi. Nhưng sống làm sao để luôn vui cười trên mọi khổ đau, luôn thấy hạnh phúc với hiện tại mới là điều đáng quý. Tôi còn thèm nhìn thấy cảnh mặt trời đỏ rực rồi từ từ lặn sau núi, kết thúc một ngày. Mặt rời trước khi lặn còn khiến mình rực rỡ như thế, thì sao mình phải buồn bã. Những khi mệt mỏi, tuyệt vọng tôi đều tự nhủ lòng mình như thế. 

Cánh đồng, không biết từ bao giờ trở thành một nơi để tôi trút mọi nỗi buồn. Cánh đồng, không biết từ bao giờ đã trở thành nơi ghi dấu sự tần tảo của bố mẹ tôi. Đối với tôi, cánh đồng không chỉ là nơi gieo lúa, gặt lúa mà còn là cả một khoảng không tâm hồn. Đáng quý, đáng trân trọng lắm! 

Giữa dòng đời xô bồ, tôi vẫn có những buổi chiều bình yên như thế. Đời mà, chỉ cần an nhiên mà sống, vậy đã đủ hạnh phúc rồi. 
32
1 tháng 7 2016

ừm rất hay

1 tháng 7 2016

Hay quá.bài này thật ý nghĩavui

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :“Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống...
Đọc tiếp

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:


“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

1
29 tháng 5 2022

+ Nguyên nhân : 

- H sinh ra một gia cảnh khó khăn đã khó khăn rồi Bố của H còn bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện gây nên áp lực cho H không chỉ thế H biết mẹ của H cũng vất vả vừa kiếm tiền lo cuộc sống vừa phải chăm sóc cho bố H đã vất vả càng thêm vất vả nhiêu đấy cũng đủ để H căng thẳng và bị street

29 tháng 5 2022

Nguyên nhân gây căng thẳng của H là do ba của H bị tai nạn nên mẹ của H phải vô bệnh viện chăm sóc cho ba, H thương mẹ muốn giúp mẹ nên H đã không dám xin tiền đóng học và H luôn mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp.

Bài 1 : Một trang trại chăn nuôi bò trên một đồng cỏ. Tốc độ lớn lên của những cây cỏ này mỗi ngày là như nhau và không đổi đối với mọi loại cỏ . Người ta tính rằng : 70 con bò ăn hết số cỏ trên cánh đồng trong 24 ngày và 30 con bò thì ăn hết trong 60 ngày . Hỏi bao nhiêu con bò thì ăn hết cánh đồng cỏ đó trong 96 ngày ? ( sức ăn của mỗi con bò là như nhau ) Bài 2 : Có hai cái đồng hồ cát 4 phút và 7 phút. Có...
Đọc tiếp

Bài 1 : Một trang trại chăn nuôi bò trên một đồng cỏ. Tốc độ lớn lên của những cây cỏ này mỗi ngày là như nhau và không đổi đối với mọi loại cỏ . Người ta tính rằng : 70 con bò ăn hết số cỏ trên cánh đồng trong 24 ngày và 30 con bò thì ăn hết trong 60 ngày . Hỏi bao nhiêu con bò thì ăn hết cánh đồng cỏ đó trong 96 ngày ? ( sức ăn của mỗi con bò là như nhau ) Bài 2 : Có hai cái đồng hồ cát 4 phút và 7 phút. Có thể dùng hai cái đồng hồ này để đo thời gian 10 phút được không? 3 / 3 Bài 3 : Từ 9 điểm trong đó có 3 điểm thẳng hàng. Hỏi 1/ Có thể lập bao nhiêu đoạn thẳng nhận 2 điểm làm đầu mút 2/ Có thể lập bao nhiêu đường thẳng khác nhau đi qua 2 điểm 3/ Có thể lập bao nhiêu tia đi qua 2 điểm nhận 1 trong 2 điểm đó là gốc Bài 4 : Với 36 que diêm đã được xếp như hình dưới. Có thể nhấc ra 4 que diêm để chỉ còn 4 hình vuông được không ? Bài 5 : Cho hình vuông ABCD. Lấy E, F lần lượt là Cho hình trung điểm BC và CD BD cắt AE và AF lần lượt tại M, N . So sánh diện tích AMN và ABCD Bài 6 : Một viên quan mang lễ vật đến dâng vua và được vua ban thưởng cho một quả cam trong vườn thượng uyển, nhưng phải tự vào vườn hái. Đường vào vườn thượng uyển phải qua ba cổng có lính canh. Viên quan đến cổng thứ nhất, người lính canh giao hẹn: “Ta cho ông vào nhưng lúc ra ông phải biếu ta một nửa số cam, thêm nửa quả”. Qua cổng thứ hai rồi thứ ba lính canh cũng đều giao hẹn như vậy. Hỏi để có một quả cam mang về thì viên quan đó phải hái bao nhiêu cam trong vườn?
 

0