tìm nội dung và nghệ thuật về bài ca dao và tìm 2 câu thơ ý nghĩa giống với câu sau : ''1 mặt người bằng 10 mặt của''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khái niệm chủ đạo trong các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.Thể lục bát là thể thơ một câu trên 6 tiếng câu dưới 8 tiếng
Tiếng 6 câu 1 vần tiếng 6 câu 2
Tiếng 8 câu 2 vần tiếng 6 câu 1
Dân ca những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc tức là những câu dân ca xong diễn xướng.
Ca dao: Những lời dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
Tình cảm gđ là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN.
Nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao, dân ca và những câu hát về tình cảm gđ là so sánh, nhân hóa và liệt kê.
Chúc bạn học tốt!
1. Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy: bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con, bài thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà, bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.
2. Bài 1, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
3. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.
Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:
- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.
- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ saucàng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
- ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.
4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).
Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).
5. Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.
a) 1- Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
2- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
3- Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !
* ý nghĩa của bài 1: Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời.
Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi.
ý nghĩa câu 2: Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.
Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các.ý nghĩa câu 3: Tấm lụa đào đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và rất mát, mặc vào thì người đẹp hẳn lên. Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua", đủ loại người sang kẻ hèn, người thanh kẻ tục, không biết sẽ vào tay ai? Lụa tuy đẹp thật nhưng chắc gì đã có người biết đánh giá đúng giá trị của nó! Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, những hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.=> Nội dung chính: Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng=> Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
Bài ca dao thứ hai: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Phân tích nội dung:
=> Nội dung: Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
Bài ca dao thứ ba: là nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà):
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Phân tích nội dung:
=> Nội dung: diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà, dạy chúng ta phải biết nhớ tới cha ông, anh em ruột thịt phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Bài ca dao thứ tư: là lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu:
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Phân tích nội dung:
=> Nội dung: Khuyên nhủ, nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng
Back to top
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Bài ca dao thứ nhất: đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Nội dung câu tục ngữ:người quý hơn của rất nhiều lần.Không phải nhân dân ta không coi trọng của cải nhưng con người lại được đặt lên trên mọi thứ của cải
-Nghệ thuật của câu tục ngữ:so sánh ngang bằng
-2 câu thơ có ý nghĩa giống với câu tục ngữ
+Người sống đống vàng
+Người làm ra của chứ của không làm ra người