K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

2 tháng 5 2018

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:

Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyển thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

7 tháng 3 2017

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.


​Chúc p hk tốt
5 tháng 3 2017

Giup mikm vs. Đừng chép mạng nha !heheMai mik kiểm tra rồikhocroi

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:

Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyển thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

 

7 tháng 2 2017

1.Ai trong chúng ta cũng đã một lần nhìn thấy bác thợ rèn làm việc. Từ những thanh sắt to và dày vô tri vô giác, phải qua một quá trình đầy vất vả thì mới có thể trở thành cây kim nhỏ bé nhưng vô cùng hoàn hảo và hữu ích. Trong thực tế cũng vậy, để đi đến thành công là cả chặng đường gập gềnh mà ta phải vượt qua. Lúc đó, lòng kiên trì và ý chí quyết tâm là bảo bối quý báu giúp ta vượt qua mọi gian truân.

2.

Ân tình ân nghĩa, thuỷ chung một lòng là nét đẹp mang tính truyền thống của đạo lí dân tộc, thể hiện lối ứng xử mang vẻ đẹp nhân văn của con người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Bài học đạo lí Uống nước nhớ nguồn đã thành tục ngữ, hoá thân trong lời hát câu ca, đã thấm sâu vào tâm hồn hàng triệu triệu con người Việt Nam xưa nay.

Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn có hình tượng đẹp, hàm chứa một tư tưởng, tình cảm đẹp, một lối ứng xử đẹp.

Chỉ có 4 chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. Uống nước là điều kiện, nhớ nguồn là hệ quả. Nguồn là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được nở hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ nhớ trong câu tục ngữ thể hiện tấm lòng nhớ ơn, biết ơn.

Câu Uống nước nhớ nguồn nêu lên mối quan hệ lịch sử, xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta bài học đạo đức: Phải nhớ ơn, biết ơn những người đã đem lại ấm no, hạnh phúc và yên vui cho mình.





Trong cuộc sống, để đạt được một thành công nào đó thì nhất định người đó phải có lòng kiên trì, bền bỉ không chịu đầu hàng trước bất kì một khó khăn thử thách nào. Và người xưa đã từng đúc rút kinh nghiệm đó qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Trước hết câu này muốn nói lên thực tế rằng khi có một cục sắt nếu ta cứ kiên trì bền bỉ mài giũa nó thì đến một ngày nào đó, cục sắt to kia sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ. Từ câu tục ngữ này, cha ông ta xưa muốn khuyên răn chúng ta rằng: bất cứ việc gì con người cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả.

Câu nói này không biết ra đời từ bao giờ và cho đến này nó vẫn là một câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh được tính đúng đắn của câu tục ngữ qua thực tế.

Đối với những người học sinh chúng ta lòng kiên trì cũng rất cần thiết. Ai đi học cũng mong muốn mình trở thành học sinh giỏi, song để đạt được mục đích đó lại không phải là chuyên đơn giản. Bởi kiến thức là vô cùng vô tận, sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, nếu ta đầu hàng trước những bài văn, bài toán khó thì ta sẽ không thể học tốt được. Thực tế có những bạn khi đọc đầu đề của một bài toán thấy khó thường nản chí không tự làm nữa rồi dần đần thành thói quen, cứ gặp những bài toán khó là bỏ thì chắc chắn bạn đó sẽ không thể đạt được kết quả cao trong học tập, còn nếu trước các bài toán hóc búa ta cứ chịu khó mày mò, một tiếng không giải được thì hai tiếng và có thể hơn nữa chắc chắn ta sẽ làm được, từ đó tạo cho ta một thói quen kiên trì học tập không hề nản lòng trước bất kì một khó khăn nào.

Trong công việc cũng vậy có rất nhiều việc để làm được nó ta công phải cần đến lòng kiên trì. Chẳng hạn để đánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh như đế quốc Pháp, đế quốc Mĩ nhân dân ta đã phải ngày đêm anh dũng chiến đấu dẫu con đường chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh mất mát. Và cha anh ta không hể nao núng trước hi sinh, gian khổ, thiếu thốn. Trong bài thơ Đồng chỉ của Chính Hữu ta có thể phần nào hiểu được điều này:

Áo anh rách vai quan tôi có vài mảnh vá.
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỉ.
Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi.

Hay trong bài thơ Tây Tiến ta còn chứng kiến cả sự hi sinh mất mát.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa.
Gục trên súng mũ bỏ quên đời.

Đọc câu thơ ta thấy hoàn cảnh của các chiến sĩ vô cùng thiếu thốn thế nhưng những hi sinh mất mát đó chẳng làm nhụt ý chí chiến đấu của các chiến sĩ mà trái lại như động lực giúp họ chiến đấu anh dũng hơn. Chính nhờ ý chí kiên cường bất khuất, kiên trì bền bỉ cuối cùng chiến thắng đã về tay ta. Chúng ta đã giành lại tự do từ tay bọn đế quốc, vốn mạnh hơn ta rất nhiều.

Và ngày nay, trong đời sống ta cũng bắt gặp nhiều tấm gướng sáng về ý chí sự kiên trì bền bỉ vượt lên khó khăn để trở thành một con người có ích cho xã hội. Chúng ta từng chứng kiến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Người ta thường nói Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay, ấy vậy mà anh Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay từ khi còn rất nhỏ. Chắc chắn khi đó ai cũng nghĩ rằng cả cuộc đời này anh sẽ trở thành con người tàn phế thế nhưng chính bằng ý chí sự kiên trì bền bỉ anh đã tận dụng sự lành lặn của đôi chân để viết những nét chữ đầu tiên, lúc đầu còn nguệch ngoạc và không biết đã bao lần anh bị chuột rứt co quắp cả chân, đau đớn bực mình anh đã vứt tất cả vào xó nhà định bụng sẽ không học nữa, nhưng rồi anh lại kiên trì tập dần mỗi ngày một ít và anh đã thành công, không những thế chữ anh còn rất đẹp. Vậy là anh có thể đi học bình thường như các bạn khác, mặc dù vào những ngày đường trơn việc đi lại không hề dễ dàng thế nhưng anh đã vượt qua tất cả để trở thành con người có tri thức. Và trong cuộc sống hàng ngày, anh cũng cố gắng làm những việc có thể làm được để giúp đỡ mẹ cha. Hơn thế anh còn làm những việc tưởng chừng như không thể đó là vớt bèo, băm bèo… Tất cả những việc làm đó rất khó khăn đối với anh thế nhưng anh đã làm được. Chúng ta hiểu rằng đó chính là ý chí nghị lực lòng kiên trì, quyết tâm đã giúp anh trở thành con người có ích cho xã hội. Anh đã trở thành một nhà giáo. Đây chính là một minh chứng cho câu tục ngữ xưa Có công mài sắt cố ngày nên kim.

Ngày nay cũng có nhiều bạn học sinh đã vượt lên khó khăn vất vả của cuộc sống để được đi học và trở thành học sinh giỏi. Đó là những bạn do hoàn cảnh gia đình nên ngày ngày ngoài giờ học còn phải đi bán vé số hay phụ giúp cha mẹ bán hàng để có tiền ăn học. Các bạn luôn tranh thủ thời gian để học tập và thường đạt kết quả cao, đỗ đạt và thành những công dân có ích cho xã hội.

Trong thực tế cũng chứng minh rằng nếu ta không kiên trì bền bỉ trong học tập cũng như trong các công việc khác thì chắc chắn ta sẽ không thể thành công trong bất cứ công việc gì. Chẳng hạn như ta muốn học thật giỏi nhưng buổi tối mùa đông ngồi học một lát ta lại nghĩ đến chiếc giường ấm áp và vội vã học thật nhanh để đi ngủ trong khi bài cũ vẫn chưa học xong, bài tập cô giáo cho về nhà chưa làm, chưa chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Rồi có khi trước những công việc được giao chỉ cần có chút khó khăn là đã chùn bước thì chắc chắn người đó sẽ chẳng làm được việc gì tốt cả.

Do vậy cho đến tận ngày nay và có lẽ cho đến muôn đời thì câu tục ngữ Có công mài sát có ngày nên kim đã trở thành chân lí. Đó là một lời khuyên, lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta trên con đường hướng tới tương lai.

8 tháng 3 2018

Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình? Trước mắt ta,  không thiếu những kẻ trâng tráo vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng cực lực phê phán.  Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế,  một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là : “Uống nước nhớ nguồn”. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào?

Trước tiên ta cần hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”.  Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể, dễ thấy và dễ hiểu đó là “uống nước”. ”Uống nước” là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại. Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người : cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó. ”Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước.

Có điều là vì sao “uống nước” phải “nhớ nguồn” cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây? Điều này thật là dễ hiểu! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, không có bất cứ một sự vật nào, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động làm nên cả. Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây đổ biết bao mồ hôi công sức đôi khi cả xương máu của mình nữa để cây xanh non tươi tốt. Của cải vật chất trong xã hội cũng vậy, cũng đều cần đến bàn tay khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra.

Ngay cả đến một dải đất nước giàu đẹp của chúng ta hiện nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ ông cha đã đổ máu xương công sức ra gầy dựng và tiếp truyền cho. Trong phạm vi hạn hẹp hơn là gia đình thì con cái là “thành quả” do các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Người thừa hưởng sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng. Vì thế “nhớ nguồn” là đạo lí tất yếu. Ân nghĩa, thủy chung, không quên công lao của tổ tiên từ đó đã là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của con người Việt Nam. Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân tộc ta :

       Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương, muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống thanh bình, no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máy mồ hôi và nước mắt.

Do đó, ”Uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người. Ai chẳng biết là lòng vô ơn, bội bạc, thái độ “ăn cháo đá bát” sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen, ích kỉ ăn bám gia đình và xã hội.

Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam, tự hào với lịch sử anh hùng, và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước, tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.

Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình mà chúng ta chứ không phải ai khác – phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.

Ngoài ra, để “nhớ nguồn” chúng ta phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông.

Tóm lại, câu tục ngữ trên là lời khuyên, lời nhắc nhở ngắn gọn, súc tích, hình tượng rõ ràng đơn giản dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc. Từ bao đời nay, cha ông chúng ta vẫn dùng câu tục ngữ để giáo dục chúng ta đạo lí làm người Việt Nam.

Là học sinh, hơn ai hết, chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại, và đồng thời cũng biết kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của những thành quả đó.

8 tháng 3 2018
“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu. Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười. Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình. Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta. Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyển thống của dân tộc. Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy. Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.
23 tháng 4 2017

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.

Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta

24 tháng 4 2017

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày:
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

4 tháng 10 2023

Đề nghị em viết đề có dấu tiếng Việt!

21 tháng 3 2017

viết bài văn ak

8 tháng 5 2017

* Giống: chung 1 luận đề ( nội dung của vấn đề ), đều cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.

* Khác:

-Giải thích:

+ vấn đề ( giả thiết ) là chưa rõ

+ sử dụng lí lẽ là chủ yếu

+ phải làm rõ bản chất của vấn đề.

- Chứng minh:

+ vấn đề ( giả thiết ) đã rõ

+ sử dụng dẫn chứng là chủ yếu

+ phải làm rõ sự đúng đắn của vấn đề.

vui

Câu 1: Để in ra màn hình 2 dòng chữ như sau, thì thực hiện đoạn lệnh nào?          An qua nho ke trong cay          An gao nho ke dam, say, dan, sang.A) Writeln(‘An qua nho ke trong cay’);     Write(‘An gao nho ke dam, say, dan, sang.’);B) Write(‘An qua nho ke trong cay’);     Writeln(‘An gao nho ke dam, say, dan, sang.’);C) Write(‘An qua nho ke trong cay’);     Write(‘An gao nho ke dam, say, dan, sang.’);D) Tất cả đều đúng.Câu 2: Giả sử có khai báo sau,          Var...
Đọc tiếp

Câu 1: Để in ra màn hình 2 dòng chữ như sau, thì thực hiện đoạn lệnh nào?

          An qua nho ke trong cay

          An gao nho ke dam, say, dan, sang.

A) Writeln(‘An qua nho ke trong cay’);

     Write(‘An gao nho ke dam, say, dan, sang.’);

B) Write(‘An qua nho ke trong cay’);

     Writeln(‘An gao nho ke dam, say, dan, sang.’);

C) Write(‘An qua nho ke trong cay’);

     Write(‘An gao nho ke dam, say, dan, sang.’);

D) Tất cả đều đúng.

Câu 2: Giả sử có khai báo sau,

          Var a,b:integer;

                 tinh:real;

thì phép gán nào là hợp lệ?

A) a:=5.3;   B) b:= 3.0;            C) tinh:=2;            D) a:=b+tinh;

Câu 3: Giả sử có khai báo sau,

          Var X, Y, Z:integer;

Và có giá trị lần lượt là X:= 2; Y:= 6; Z:= 3;

Thì phép gán nào dưới đây không hợp lệ?

A) X:= Y + Z;       B) X:= Y –Z;        C) X:= Y*Z;          D) X:= Y/Z;

Câu 4: X có kết quả bao nhiêu sau khi thực hiện đoạn lệnh sau:

Y:= 345;

X:= Y mod 10 + Y div 10 + Y div 100;

A) 5            B) 42          C) 12          D) 39

Câu 5: Để chạy chương trình, sử dụng tổ hợp phím nào?

A) Alt + F9           B) Ctrl + F9                   C) Alt + F5           D) F9

Câu 6:  Điều kiện sau là đúng hay sai?

X:=6;

 If X mod 2 = 3 then

X:=6;

A. Đúng               B. Sai

Câu 7: Điều kiện sau là đúng hay sai?

X:=7;

   If (X mod 3 =1)  and (X div 5 =1) then

          X:=7;

A. Đúng               B. Sai

Câu 8: Điều kiện sau là đúng hay sai?

X:=4; Y:=3;

   If ((X=Y)  Or (X<0)) And (Y>X) then

          Y:=3;

A. Đúng               B. Sai

Câu 9: X có giá trị bao nhiêu sau khi thực hiện đoạn lệnh sau?

  X:=3;

If X>0 then X:=X-1;

If X>1 then X:=X+2;

A. 2            B. 3             C.4              D. 5

Câu 10: X có giá trị bao nhiêu sau khi thực hiện đoạn lệnh sau?

X:=7; Y:=3;

If X mod 3= Y then X:=X-Y

          Else   X:=X+Y;

If X<Y then X:=Y-X

          Else

                   X:=X+X;

A.     0                B. 6             C. -7           D. 20

1
13 tháng 1 2022

co cai cuc cut