K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2022

Refer:;-;;;;

A, MB

- giới thiệu danh lam thắng cảnh: Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.

- giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

B, TB

1, Hồ Hoàn Kiếm

- Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

- Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

2, Đền Ngọc Sơn.

- Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật.

- Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

- Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào.

- Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền.

- Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng.

- Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

C, KB

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

BÀI LÀM

Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

22 tháng 1 2022

;-;

25 tháng 1 2019

2.Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết
a)Mở bài
Giới thiệu món bánh chưng

Vào mỗi dịp Tết chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như :bánh tét,bánh giày,...Những món ăn này luôn có mặt trong tất cả lễ tết.Một món ăn đã có từ lâu đời và là món bánh của người miền Bắc ta -đó là bánh chưng.
b)Thân bài :thuyết minh về bánh chưng
-Nguồn gốc bánh chưng

+Sự tích bánh chưng
Bánh trưng được lưu truyền liên quan tới hoàng tử Lang Liêu vào đười vua Hùng thứ sáu
Món bánh này là lời nhắc nhở của vua tới sự quan tâm lúa nước
+Quan niệm truyền thống
Bánh chưng tượng trưng cho vũ trụ của người Việt Nam xưa
-Nguyên liệu làm bánh
Lá gói bánh
Lạc buộc
Gạo nếp
Đỗ xanh
Gia vị khác
Phụ màu
-Quy trình chuẩn bị gói bánh ​
Lá gói bánh:lá rong hoặc lá chuối rửa sạch rồi phơi
Gạo nếp:vo sạch ngâm để hạt gạo được mềm
Đỗ xanh:ngâm tách vỏ,trọn với thịt
Thịt lợn:cắt nhỏ trọn với gia vị
-Quy trình thức hiện
Gói bánh:bánh được gói bằng tay ,khuôn 25x25cm
Luộc bánh:bánh được luộc trong nước khoảng 10 đến 12 tiếng
+Sử dụng bánh
Bánh được dùng để cúng Tết,đón Tết
Được dùng để biếu người thân
c)kết bài
-Cảm nghĩ của em về món bánh
Bánh chưng là món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam
chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc
Tham khảo ^_^

18 tháng 2 2020

Tham khảo nha!Chúc bạn học tốt!

1. Mở bài

- Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.

- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó

2. Thân bài

Giới thiệu vị trí địa lí

- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?

- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?

- Cảnh vật xung quanh ra sao?

- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?

+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…

+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…

Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)

- Có từ khi nào?

- Do ai khởi công (làm ra)?

- Xây dựng trong bao lâu?

Cảnh bao quát

- Từ xa,…

- Nổi bật nhất là…

- Cảnh quan xung quanh…

Chi tiết

- Cách trang trí:

+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.

+ Mang theo nét hiện đại.

- Cấu tạo.

Giá trị văn hóa, lịch sử

- Lưu giữ:

+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.

+ Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.

- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

21 tháng 1 2019

b tham khảo các bài văn mẫu trên này cũng ok nhé https://cunghocvui.com/danh-muc/viet-bai-tap-lam-van-so-5-van-thuyet-minh

21 tháng 1 2019

ko đc bạn ơi. mik ko vào đc

30 tháng 10 2016

tự lên mạng mà tra

31 tháng 10 2016

bạn ơi :)) tớ tìm trên mạng không thấy thì mới hỏi chứ ạ? :))

 

2 tháng 8 2018

Đáp án B

Những người có cùng huyết thống của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ

23 tháng 5 2017

a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)

b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

22 tháng 12 2016

Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long :
- Đời sống vật chất :
+ Biết thường xuyên cải tiến công cụ lao động và sử dụng nhiều loại nguyên
liệu làm công cụ và làm đồ gốm.
+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.
+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều bằng cỏ, cây để ờ. làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.
— Về xã hội :
+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.
+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.