K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2016
a. Mở bài:- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh nhiều lúc làm con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình.- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.b. Thân bài:b.1. Giải thích:“Gia đình”: là chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nơi cha mẹ, con cái, anh chị em hay cả ông bà, họ hàng cùng chung sống à tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.“Tai ương của số phận”: những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.Gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người.b.2. Bàn luận:- Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, do đó gia đình là cái nơi nuôi dưỡng cho tài năng và nhân cách con người phát triển, đâm hoa kết trái. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống.- Trong cuộc đời không thể tránh được va vấp, và khi đó gia đình sẽ là nơi bảo bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời.- Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng và tự nhiên xuất phát từ mối quan hệ gắn bó hàng ngày, luôn bền chặt và không thể thay thế. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất, và sẵn sàng làm chỗ dựa cho nhau trước những giông bão của số phận. Đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.Dẫn chứng: Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm động và ngợi ca à thắp nên ngọn lửa gia đình chói sáng và ấm áp giúp cả 2 mẹ con vượt qua thử thách của số phận.b.3. Mở rộng:- Yêu gia đình là hoàn toàn đúng đắn, nhưng điều đó không có nghĩa là bao che hay tiếp tay cho người thân làm những việc đi ngược với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đôi khi vì lợi ích chung của tập thể, xã hội ta phải tạm quên đi tình riêng để sống ngay thẳng và không có lỗi với lương tâm của mình, đồng thời cũng cần khuyên nhủ để người thân nhận ra lỗi lầm và sống lương thiện, chân chính.- Gia đình là cái nôi của mỗi con người và là tế bào của xã hội. Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước.b.4. Phê phán:- Những người coi thường vai trò của gia đình, vô cảm với chính những con người ruột thịt nhất với mình (cha mẹ đánh đập bạo hành con cái, con cái chửi mắng bất hiếu với cha mẹ,…) à Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô độc, ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trên đường đời.Dẫn chứng: Bé Nguyễn Thị Như Ý 9 tháng tuổi đã bị người mẹ vô tâm của mình đánh đập dã man phải nhập viện với nhiều thương tích không thể phục hồi. à những hành động đi ngược với đạo đức đã làm hoen ố hình ảnh tình cảm thiêng liêng của gia đình.b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động:- Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho mỗi chúng ta tìm về sau những va vấp trên đường đời.- Gia đình hãy là nơi bình yên và ấm áp tình thương nhất cho mỗi thành viên tìm về sau những mưu toan trong cuộc sống. Ngược lại, mỗi thành viên cũng cần vun đắp tình yêu thương để hạnh phúc gia đình ngày một trọn vẹn hơn.- Có thể nêu 1 số phương hướng cụ thểc. Kết bài:- Câu nói của Euripides đã khái quát nên vai trò to lớn không thể thay thế của gia đình đối với mỗi con người.- Để xứng đáng với những tình cảm thiêng liêng ấy, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ta hãy hết sức yêu thương và quan tâm đến những thành viên trong gia đình bằng tất cả sự chân thành, trân trọng và nâng niu nhất của mình.- Liên hệ bản thân
9 tháng 6 2016

Bài làm tham khảo:

1. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)

+ Giải thích câu nói:

“Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?”

Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là gốc rễ của mọi điều tốt đẹp nhất cuộc sống. Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của một đứa trẻ mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công khi trưởng thành.

Trong thế kỷ 21, trước những thử thách mới từ cuộc sống hiện đại, vai trò của gia đình cũng có nhiều thay đổi, khi những hình mẫu gia đình nhiều thế hệ dần ít đi thay vào đó là gia đình hạt nhân, rất đơn lẻ. Vì vậy, dịp lễ lễ Tết chính là cơ hội để bạn hướng con về nguồn cội và dạy con hiểu về tầm quan trọng của gia đình một cách sâu sắc nhất.

= > Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi.

Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?

Giáo dục gia đình là nhân tố quan trọng và có vai trò thiết thực trong tiến trình “thành nhân” của một con người; Đứa trẻ được sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia đình và của xã hội.

Chính trong gia đình mà con người học được bài học đầu tiên là tình thương yêu nhau, được thể hiện qua tình yêu giữa các thành viên trong gia đình. Trong tình yêu đó, các thành viên sẵn sàng hy sinh cho nhau, thậm chí ngay cả tính mạng của mình: chẳng hạn sự hy sinh của cha mẹ suốt đời tận tụy vì con cái. Có những câu chuyện cảm động về sự hy sinh lớn lao của người mẹ nuôi con bằng chính những giọt máu của mình…

Gia đình là môi trường lành mạnh quan trọng nhất trong việc dưỡng nuôi và đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình.

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ.

Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm.

Từ môi trường gia đình, con người bước ra một môi trường rộng lớn và phức tạp hơn, đó là môi trường xã hội, và tất cả những gì con người hấp thụ trước đây trong gia đình sẽ hình thành nên lối sống và cung cách ứng xử trong các mối tương quan xã hội. Cho nên, đời sống gia đình yên ổn, lành mạnh và hạnh phúc thì xã hội sẽ trật tự, ổn định và bớt đi những tệ nạn xã hội.

– Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là:

Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.

Giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn và hình thành nên nhân cách con người. Trong quá trình giáo dục đó, nhân cách và đường hướng giáo dục của cha mẹ, bầu khí gia đình có một vai trò đặc biệt.

Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị).

Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi.

Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo.

Thời gian cha mẹ đi làm, cũng là thời gian con đi học, cha mẹ về con lại đi học thêm kể cả ngày nghỉ… Bữa cơm tối nhiều khi không đủ các thành viên, thời gian dành cho việc trò chuyện, chia sẻ với con trẻ không phải lúc nào cũng đáp ứng kịp thời. Trong khi đó việc giáo dục con em giống như “mài sắt thành kim” cần thời gian, cần sự kiên trì, đầu tư công việc… Sự lơi lỏng, chủ quan tham công tiếc việc của một số cha mẹ đã dẫn đến những hậu quả thật đáng tiếc: trẻ em hư hỏng, lang thang bị cuốn vào vòng xoáy các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật..v..v.

Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.

2. Giải thích, chứng minh vấn đề:

Có thể triển khai các ý:

+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).

+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

3. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

+ Khẳng định câu nói đúng.

Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác.

Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.

+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội:

Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng….

Có nhận định cho rằng " Gia đình là bến đỗ bình yên " và quả đúng như vậy . Nhưng như thế nào là gia đình ? Không phải ai cũng hiểu được sự cao cả và thiêng liêng của hai tiếng gia đình . Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm , quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống . Quan trọng hơn cả gia đình là tổ ấm và là nơi quay về của mỗi người . Mỗi khi gặp chuyện gì buồn bực , lo lắng , thất bại , cáu giận và kể cả lúc bạn vui chúng ta vẫn có thể về nhà và cảm thấy gia đình mình bình yên hơn tất thảy . Gia đình chính là điểm tựa cho chúng ta mỗi khi mệt mỏi hay vấp ngã trong cuộc sống . Nhờ có nơi gọi là gia đình mà mỗi lúc ngã đau , ta đều cảm nhận được hơi ấm , sự cảm thông và vỗ về . Nhưng trái ngược lại với nhưng mái ấm hạnh phúc như vậy , lại có những gia đình tràn ngập tiếng cãi vã , đánh nhau và sự bất hòa giữa các thành viên . Chắc chắn rồi , những gia đình như vậy không thể làm điểm tựa cho những người con được và đôi khi lại là sự căng thẳng, áp lực to lớn khi đối mặt với hai chữ gia đình . Thử hỏi xem , căn nhà mà tràn ngập bóng tối , không có sự chia sẻ cho nhau thì làm sao mà làm nơi yên bình và nơi hạnh phúc viên mãn đối với mọi thành viên trong nhà được ? Vậy để làm sao gia đình phát huy tốt nhất được vai trò và trọng trách của nó ? Đó là các thành viên trong gia đình , từng người phải biết vun vén và tạo tiếng cười cho mái ấm nhỏ này . Chúng ta thể hiện tình cảm cho nhau có thể bằng nhiều cách. Các con thì cố gắng học thật giỏi , bố mẹ đi làm về thì đấm bóp hoặc rót nước cho họ . Bố mẹ thì hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho các con , cuối tuần đưa các con đi chơi , đi về quê sau một tuần học tập và làm việc mệt mỏi . Dành nhiều thời gian và cảm xúc cho nhau thì làm gì có chuyện gia đình đổ bể hay cãi vã. Qua đây , chúng ta có thể thấy rõ sự quan trọng và thiêng liêng của gia đình . Vậy nên hãy trân trọng, giữ gìn , bảo vệ giả trị , niềm tin , hạnh phúc của mái ấm nhỏ này bởi không phải ai cũng may mắn có nơi điểm tựa ấm áp được gọi là gia đình . Có như vậy mới có nơi cho chúng ta trở về mỗi lần yếu lòng và đơn giản là khi chúng ta nhớ về nơi đó - gia đình .

tick cho mih nha

5 tháng 3

Hết lô bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn

 

 

15 tháng 11 2016

Gia đình có con trai mới là gia đình hạnh phúc:

=> Em thấy ko đúng... tại sao phải là con trai mới hạnh phúc. con gái cũng hạnh phúc mà ... dù sao thì nó cũng là con mà mk đẻ ra.. ai cx như ai.. ko nên trọng nam khinh nữ.

Con cái trong gia đình có thể tham gia bàn bạc mọi việc

=> Em nghĩ cũng ko đúng. có nhìu chuyện chỉ có ba mẹ nên bik mà con cái không nên bik ko pải cái j ai cx pik dc

Việc nhà là việc của mẹ và con gái

=> Em nghĩ sai vì việc nhà đâu chỉ là của con gái và mẹ.. ba và con trai cũng có thể lm dc.... các thak viên trong gia đình phải bik giúp đỡ lẫn nhau

Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ

=> Theo em thì sai vì không chỉ là mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà phải còn biết hỗ trợ giúp đỡ iu thương lẫn nhau.