1, Hoa thụ phấn ngờ gió có đặc điểm gì. Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn
2, Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì
3, Phân biệt hiện tượng thụ phấn vs hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh
4, Qủa và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành. Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn con giữ lại 1 bộ phận của hoa. Nêu tên bộ phận đó. Cho ví dụ
5, Dựa vào đặc điểm của vỏ quả khi chín, Người ta phân quả ra làm mấy nhóm. Cho ví dụ
6, Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô
7, Có mấy cách phát tán của quả và hạt. Nêu đặc điểm. Cho ví dụ
8, Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm. Làm thí nghiệm để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào điều kiện bên trong và bên ngoài
9, Trinh bày đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và dương xỉ
10, Nêu 1 vài ví dụ về sự thích nghi của các cây sống trên cạn
Giusp mik vs. Mai mik thi rồi
1/
Trả lời: Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.
Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.
2/
Trả lời:
- Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Ong lấy dược nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.
3/
Trả lời:
Hiện tượng thụ phấn
Hiện tượng thụ tinh
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử.
* Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
4/
Trả lời:
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).
5/
Trả lời:
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả khi chín để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).
Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải
3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo.
6/Trả lời: Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
7/Trả lời:
Phát tán nhờ gió : Quả và hạt có túm lông,nhẹ. VD như quả chò, bồ công anh...Phát tán nhờ động vật : Quả và hạt có gai móc, là thức ăn của động vật như quả ổi, quả ớt....
Tự phát tán : Giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD như quả nổ, quả chi chi...
Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi. 8/Trả lời: Các điều kiện nảy-mầm của hạt :
– Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy-mầm được. – Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,… 9/
Trả lời:
So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Mạch dẫn
Rễ
Thân
Lá
Cây rêu
Rễ giả
Thân
Lá
Chưa có mạch dẫn
Cây dương xỉ
Rễ thật
Thân
Lá
Có mạch dẫn
* So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn.
10/
Trả lời:
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.