Kể tên các văn bản thơ hiện đại đã học lớp 6, nêu nội dung nghệ thuật và một số hình ảnh đặc sắc ý nghĩa của hình ảnh xuất hiện trong bài thơ, khổ thơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em ghi rõ đề ra là bài thơ nào? 6 câu thơ đó ở phần đầu hay cuối bài thơ chứ em!
a, Thơ em tự chép
b,
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 2)
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Refer:
1, Các văn bản nhật dụng đã học :
1/ Cổng trường mở ra
-Nội dung: Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người.
Văn bản đề cập về vấn đề giáo dục, khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với con người, khuyến khích tự lập tự bước đi trên đôi chân của mình
2/ Cuộc chia tay của những con búp bê
-Nội dung: Vấn đề hạnh phúc gia đình bị chia cắt, con cái chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn. Tình cảm, tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng của cả 2 em bé
Văn bản đề cập về vấn đề gia đình trong cuộc sống với lời nhắn nhủi đến mỗi gia đình và toàn xã hội hãy hiểu và hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ, hãy lắng nghe những mong ước cháy bỏng của tuổi thơ: mong ước có được 1 gia đình hạnh phúc
3/ Mẹ tôi
- Nội dung: Nói về người mẹ có vai trò vô cùng quan trong trong gia đình. Phải yêu thương, kính trọng người mẹ của mình
Văn bản đề cập đến vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình và tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tính cảm thiêng liêng nhất đối vs mỗi con người.
4/ Ca Huế trên sông Hương
- Nội dung : Tả cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, đồng thời giới thiệu các làn điệu dân ca Huế thể hiện lòng tự hào về Huế
- Thành công trong việc miêu tả cảnh và bộc lộ tâm trạng.
2,
1. Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt
+ Nội dung: khẳng định chủ quyền nước Nam và quyết tâm chống giặc ngoại xâm
+ Nghệ thuật: ngắn gọn, xúc tích, ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép
2. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
+ Nội dung: Chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị
+ Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm xúc, giọng thơ hân hoan, tự hào
3. Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông
+ Nội dung: Bức tranh cảnh vật làng quê
+ Nghệ thuật: điệp ngữ, tiểu đối, ngôn ngữ đậm chất hội họa
4. Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi
+ Nội dung: Cảnh đẹp thiên nhiên đất Côn Sơn
+ Nghệ thuật: giọng điệu nhẹ nhàng êm ái, đại từ hô gọi "ta"
5. Sau phút chia li - Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm?
+ Nội dung: Nỗi sầu của người phụ nữ có chồng ra trận
+ Nghệ thuật: ước lệ tượng trưng, thể thơ song thất lục bát, điệp từ, điệp ngữ
6. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
+ Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ
+ Nghệ thuật: ẩn dụ, kết cấu chặt chẽ
7. Qua đèo ngang - bà Huyện Thanh Quan
+ Nội dung: nỗi niềm nhớ nước thương nhà
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tả cảnh ngụ tình, phép đối, từ láy
8. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến
+ Nội dung: tình bạn chân thành thắm thiết
+ Nghệ thuật: phép đối, nói quá, giọng điệu dí dỏm
9. Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh
+ Nội dung: sự gắn bó hòa hợp giữ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước
+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
10. Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh
+ Nội dung:Tình yêu thiên nhiên, cảnh đêm trăng Việt Bắc
+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, liên tưởng, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị
Câu 1:
Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.
Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
Câu 2:
Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.
Câu 3.
Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.
Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.
Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
Câu 4:
Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.
-
Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.
-
Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.
Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời- Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với Bác
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
- Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến tả càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác
+ Vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc
- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa
+ Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam
→ Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người
Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân, đều gắn liền với mực tàu, giấy đỏ nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau.- Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ
+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.
+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam. Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
+ Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét - như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người - tấm tắc ngợi khen tài.
+ Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường. - Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai: Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ
+ Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.
+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác. - Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ
+ Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ - ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
+ Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời.
- Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ. Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai).