Câu 1: Trong cơ thể thận là cơ quan thực hiện chức năng:
Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
Câu 3: Vai trò chính của quá trình bài tiết?
Câu 4: Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là:
Câu 5: Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
Câu 6: Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì?
Câu 7: Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống là:
Câu 8: Cấu tạo của thận gồm:
Câu 9: Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
Câu 10: Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh của người gồm?
Câu 11: Não thuộc bộ phận nào của hệ thần kinh?
Câu 12: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào?
Câu 13: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?
Câu 14: Nước tiểu đầu được tạo ra ở quá trình nào?
Câu 15: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu?
Câu 16: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì?
Câu 17: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây?
Câu 18: Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước?
Câu 19: Lông mày có tác dụng gì?
Câu 20: Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?
Câu 21: Nếu da bị nấm cần làm gì?
Câu 22: Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là gì?
Câu 23: Chức năng của hệ thần kinh là gì?
Câu 24: Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây?
Câu 25: Bộ phận nào không thuộc hệ thần kinh ngoại biên?
Bổ sung thêm 15 câu
Câu26: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
Câu 27: Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic).
Câu 28: Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là
Câu 29: Sản phẩm bài tiết của thận là gì?
Câu 30: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?
Câu 31: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?
Câu 32: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?
Câu 33: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây?
Câu 34: Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên?
Câu 35: Vào mùa hanh khô, da thường bong vảy trắng là vì?
Câu 36: Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau?
Câu 37: Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?
Câu 38: Vì sao không nên nặn trứng cá?
Câu 39: Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh ?
Câu 40: Hệ thần kinh bao gồm?
Câu 1: Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng một phần năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể được tích lũy trong ATP.
Câu 2:
Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Khi tim phải đập nhanh hơn, giả sử 150 nhịp/phút, mỗi chu kì co tim chỉ còn 0,4s, thời gian tim co khoảng 0,25s và thời gian dãn để phục hồi khoảng 0.15s. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, cơ tim sẽ suy kiệt dần (bệnh suy tim) và tới một lúc nào đó sẽ ngừng đập hoàn toàn.
- Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như :
- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...
- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...
- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)•
- Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử )phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).
Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...
Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.
Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da. trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.
Câu 3: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Câu 4: Bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.
Câu 5: Cân bằng nội môi là một đặc tính của một hệ thống mở để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống bao gồm cả đơn bào hay đa bào đều duy trì cân bằng nội môi. Cân bằng này có thể là cân bằng pH nội bào ở mức độ tế bào; hay cân bằng nhiệt độ cơ thể ở động vật máu nóng; hay cũng chính là tỉ phần khí cacbonic trong khí quyểnở mức độ hệ sinh thái..
Câu 6:
Khi hệ nội tiết rối loạn có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng như đái tháo đường, cuờng giáp, suy giáp… Hiểu biết về hệ nội tiết này giúp chúng ta khám và điều trị kịp thời khi mới có những dấu hiệu ban đầu.
Hệ nội tiết bao gồm hệ thống các tuyến nội tiết, mỗi tuyến tiết ra một hoặc nhiều hormone khác nhau đổ trực tiếp vào máu để điều hòa cơ thể. Hệ thống nội tiết có nhiệm vụ đặc biệt trong việc liên tục chuyển đi các tín hiệu. Những “chất truyền tin” đó được gọi là các hormone, được tiết ra từ một tuyến đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Chúng mang các tín hiệu tới một tuyến khác hoặc các tế bào không phải là nội tiết.
Hormone có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm chỉ huy và điều hòa hầu hết các chuyển hóa trong cơ thể như điều hòa nhiệt độ, cân bằng cơ thể khi có stress, điều hòa đường huyết…
Có hai hệ thống chính điều hòa các chức năng cơ thể là hệ thần kinh thông qua cơ chế thần kinh và hệ nội tiết thông qua cơ chế thể dịch. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác, không liên quan về mặt giải phẫu nhưng lại liên quan rất chặt chẽ về mặt chức năng. Bên cạnh đó, có thể nói tất cả các cơ quan và tế bào trong cơ thể đều làm nhiệm vụ nội tiết.
Về mặt mô học, tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, sản phẩm bài tiết (hormone) được đổ thẳng vào máu. Cấu tạo của tuyến nội tiết gồm hai phần: phần chế tiết tạo thành từng đám tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormone, lưới mao mạch phong phú bao bọc xung quanh các tế bào chế tiết có nhiệm vụ tiếp nhận hormone đưa vào hệ thống tuần hoàn.
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm: vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
Bình thường, hệ thống thông tin phản hồi của các tuyến nội tiết giúp kiểm soát sự cân bằng hormone trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc ít hormone nào đó, hệ thống này sẽ phát tín hiệu để các tuyến nội tiết khắc phục sự cố. Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra nếu hệ thống thông tin phản hồi gặp vấn đề.
Các rối loạn thường gặp là tăng hay giảm chức năng và nguyên nhân của các rối loạn này rất nhiều, tùy thuộc vào từng tuyến nội tiết. Ví dụ tuyến giáp tổng hợp và bài tiết nhiều hormone giáp vào máu sẽ gây ra hội chứng cường giáp hay bệnh nhân sau mổ bướu giáp bị thiếu hụt hormone giáp sẽ dễ bị suy giảm.