Nêu những nét chính : cuộc đời về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tố Hữu
Tóm tắt những nét chính thôi nhé các bạn . cảm ơn nhiều
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.
Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.
Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.
Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.
- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.
- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Lỗ Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân
- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học.
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.
- Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.
Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.
1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm" và "Thảo nguyên xanh". Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc".
- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân- người lao động - người xây dựng, nhân dân - người anh hùng.
- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.
Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.
Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…
Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.
1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.
Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.
Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…
- Tiểu sử:
+ Nguyễn Du (1765 – 1820) quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc truyền thống về văn học
+ Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
+ Giai đoạn Nguyễn Du sinh sống vào thời kì đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa
+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.
- Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năn 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp thì bị bệnh, mất tại Huế
- Học vấn: Nguyễn Du là người sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc
- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du bao gồm các tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và Nôm
- Năm 1771 : Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Năm 1775 : Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
- Năm 1777 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
- Năm 1782 : Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn Ánh đại bại.
- Năm 1783 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi.
- Năm 1785 : Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
- Năm 1786 : Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
- Ngày 22/12/1788 : Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
- Năm 1789 : Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ 1789 đến 1792 : Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
- Ngày 15/9/1792 : Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:
- Tiểu sử
+ Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.
+ Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.
+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Tóm tắt “Truyện Kiều”:
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:
Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:
Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
- Năm 1771 : Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Năm 1775 : Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
- Năm 1777 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
- Năm 1782 : Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn Ánh đại bại.
- Năm 1783 : Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi.
- Năm 1785 : Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
- Năm 1786 : Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
- Ngày 22/12/1788 : Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
- Năm 1789 : Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ 1789 đến 1792 : Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
- Ngày 15/9/1792 : Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.
- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Năm 1789: Tổng chỉ huy quân đội, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
Cuộc đời(1822-1888)
Nhân dân lục tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến:Đồ Chiểu.
-Xuất thân gia đình nhà nho.
-1843:Đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
-1846:Ông ra Huế ra học, chuẩn bị thi tiếp. Lúc vào trường thi nhận tin mẹ mất thì bỏ thi về chịu tang mẹ. Do khóc thương mẹ quá nhiều nên ông bị đau mắt rồi mù cả 2 mắt.
-Trên thực tế, ông là một phế nhân cuarxax hội, nhưng bằng nghị lực sống, sự cố gắng của chính bản thân, ông đã vươn lên trở thành một vĩ nhân.
-Trong Nguyễn Đình Chiểu tồn tại ba con người ở ba lĩnh vực khác nhau:
+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy giáo.Khi dạy học ông có nhiều học trò theo học và ông cảm hóa được nhân dân nhiều thế hệ.
+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc có một quan niệm sâu sắc trong lòng:"Ăn mày cũng đứa trời sinh-Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành không cho."
+Nguyễn Đình Chiểu là một nghệ sĩ-một nhà thơ có quan niệm văn chương rõ ràng, trước sau như một.
-Khi Pháp đánh vào Gia Định ông đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Ông cùng các lãnh đạo nghĩa quân sáng tác những vần thơ lòng căm thù giặc.
-Khi Nam Kì mất vào tay giặc ông ở lại Bến Tre, bọn thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc ông nhưng ông không chấp nhận, quyết giữ trọn tấm lòng thủy chung với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.
\(\Rightarrow\) Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là 1 tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.
1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:
Tham khảo:
1,
Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình.
2,
1. Xuất xứ
- Rút ra trong tập Thơ Thơ
- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2. Bố cục
- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng
- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng
2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:
1,
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
2,
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939
- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng
2. Bố cục
- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân
- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ
3,
* Ý nghĩa nhan đề:
– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.
– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.
– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.
=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
* Ý nghĩa lời đề từ:
– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.
+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.
– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
4,
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng."
Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.
Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.
"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".
Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
"Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật."
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.
Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:
"Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 ở làng Phú Lai – Quảng Điền – Thừa Thiên Huế, mất ngày 9/12/2002 tại Hà Nội. Ông thân sinh là một nhà nho nghèo nhưng rất yêu thơ, ham sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ. Mẹ Tố Hữu là con của một nhà nho cũng rất yêu ca dao, dân ca xứ Huế và giàu lòng thương con. Tố Hữu mồ côi từ năm lên 12 tuổi, một năm sau lại phải xa gia đình vào học trường Quốc học Huế. Quê hương, gia đình cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn thơ Tố Hữu.
Lớn lên trong cảnh “Phận nghèo, nước mất, dân nô lệ”, nhưng rất may Tố Hữu đã được Đảng giác ngộ dìu dắt. Năm 1983, ông được kết nạp Đảng. Ông đã từng bị thực dân cầm tù qua các nhà lao Thừa Thiên, Tây Nguyên… Năm 1945, ông là Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ vững những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng “là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng”. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I – 1996.
Những chặng đường thơ của Tố Hữu,
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cánh mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
Tập “Từ ấy” (1937 – 1946): Gồm ba phần Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng, tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động cách mạng của nhà thơ.
Máu lửa là tiếng reo náo nức của một tâm hồn được giác ngộ lý tưởng: Từ ấy… và rộn vang tiếng chim.
Nhờ đó, nhà thơ đã nhận ra được ách áp bức giai cấp, những bất công của xã hội và thân phận của con người lao khổ. Ông hướng tâm hồn mình đến cảm thông với những em bé mồ côi, lão đầy tớ, cô gái giang hồ, em bé đi ở và khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí chiến đấu và niềm tin ở tương lai.
Xiềng xích là bản quyết tâm thư của người chiến sĩ cách mạng tự đặn lòng mình quyết không khuất phục trước uy lực và sự tàn bạo của kẻ thù (Trăng trối, Con cá chột nưa…) và luôn luôn tha thiết yêu đời, khát khao tự do và hành động. Đây là phần đặc sắc của tập thơ.
Giải phóng – Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ say
sưa nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi, ngợi ca nền độc lập, ngây ngất trong “niềm vui bất tận” với cảm hứng dâng trào trước cuộc đổi đời vĩ đại của nhân dân, dân tộc.
Tập Việt Bắc (1947 – 1945)
Quân thù trở lại, cả dân tộc bước vào cuộc khống chiến anh dũng. Việt Bắc là “thủ đô kháng chiến”, nơi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo toàn dân đánh giặc. Việt Bắc là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng và những con người bình dị mà anh hùng của cuộc kháng chiến (như các em thiếu nhi, các anh bộ đội, các chị phụ nữ, các bà mẹ… và trên tất cả, hình ảnh tập trung, tiêu biểu cho phẩm chất dân tộc là hình ảnh Bác Hồ). Tập thơ còn ca ngợi những tình cảm điển hình của con người kháng chiến như tình yêu nước, tình yêu đồng bào, tình quân dân, tình cảm miền ngược với miền xuôi, lòng yêu thiên nhiên, kính yêu Đảng, Bác Hồ… và niềm tin tưởng ở ngày mai tươi sáng.
Vào giai đoạn cuối với chiến công Điện Biên, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng đã chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu bay bổng với những cảm hửng sử thi mang hào khí thời đại, Việt Bắc là thành tựu xuất sắc nhất của văn học kháng chiến chống Pháp
Tập Gió lộng (1955-1961). Bước vào giai đoạn này cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng niềm Nam tiến tới thống nhất nước nhà:
Rộn ràng thay cảnh quê hương
Nửa công trường, nửa chiến trường xôn xao
Thơ Tố Hữu bám sát nhiệm vụ chính trị đó: Tập Gió lộng vừa thể hiện niềm vui, niềm tự hào và tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, vừa bày tỏ tình cảm thiết tha với niềm Nam và ý chí thống nhất nước nhà, tình cảm quốc tế rộng lớn.
Trong niềm vui lớn với cuộc sống hiện tại, Tố Hữu không quên nghĩ về quá khứ để bày tỏ tình cảm biết ơn ông cha và những người đi trước mở đường. Và từ đó thấm thía ân tình cách mạng (Ba mươi năm đời ta có Đảng, Mẹ Tơm…).
Tập “Gió lộng” tiếp tục phát triển cảm hứng sử thi và khuynh hướng khái quát với một cái tôi trữ tình đa dạng hơn và một nghê thuật biểu hiện già dặn và nhuần nhị hơn.
Hai tập “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972- 1977) là những chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm chống Mĩ quyết liệt và hào hùng của dân tộc cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công, là lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân tộc “khắp thành thị thông thôn” vùng lên quyết đập “tan đầu Mĩ Ngụy”. Ra trận cũng dành hẳn một trường ca theo chân Bác để tái hiện hình ảnh Bác trên những chặng đường lịch sử trong hơn nửa thế kỉ.
Máu và hoa là những suy ngẫm của nhà thơ về những hi sinh to lớn của dân tộc (máu) để tạo nên những chiến công (hoa) chói lọi của lịch sử “Phải bao máu thấm trong lòng đất; Mới ánh hồng lên sắc tự hào”.
Thơ Tố Hữu những năm chống Mỹ cứu nước mang đậm tính chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng anh hùng ca.
Từ năm 1978 lại đây, thơ Tố Hữu được tập hợp trong hai tập “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999)
Trải qua những thăng trầm, những trải nghiệm trước cuộc đời, nhà thơ muốn bày tỏ những suy tư về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ quát và tìm kiếm những giá trị bền vững. Giọng thơ vì thế cũng trầm lắng, thấm đượm chất suy tưởng.
Thơ Tố Hữu là một bằng chứng sống cho sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và nghệ thuật. Con đường thơ của ông là con đường tìm tòi sự kết hợp hài hòa hai yếu tố, hai cội nguồn là dân tộc và cách mạng trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Với ngôn ngữ, thể thơ giàu tính đại chúng, dân tộc, cách mạng, thơ Tố Hữu đã truyền được cho hàng triệu độc giả niềm say mê lý tưởng cách mạng.
Với một sự nghiệp thơ phong phú, đồ sộ, Tố Hữu đã định hình cho mình một phong cách riêng.
"Sống là hành động, thơ cũng hành động. Với Tố Hữu thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống " (Đặng Thai Mai). Đó là bí quyết thành công của thơ Tố Hữu và đó cùng là cội nguồn sâu xa tạo nên phong cách đặc sắc trong thơ Tố Hữu.
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, đồng thời là một chiến sĩ cách mạng, Vì vậy, đối với ông, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.
Tố Hữu ít nói đến đời tư, đời thường. Những vấn đề đời sống được nhà thơ đề cập đến chủ yếu trên phương diện chính trị. Ông ca ngợi lý tưởng, ca ngợi những con người mang lý tưởng cộng sản, biểu dương những tình cảm cách mạng, ca ngợi nhân dân ca ngợi đất nước. Những vấn đề chính trị ấy trở thành nguồn cảm hứng, nguồn cảm xúc chân thật, sâu xa và thành lẽ sống, niềm tin… Bởi vậy, với Tố Hữu chính trị trở thành cái riêng tư và được nhà thơ diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình, ngôn ngữ của tình yêu, tình mẹ con, tình bạn bè một cách tự nhiên không gượng ép.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhà thơ khẳng định lẽ sống của con người là con đường cách mạng. Đó là con đường duy nhất có thể giải thoát cho mọi số phận cá nhân, khỏi cảnh áp bức, đọa đầy đau khổ Như những con tàu, Những người không chết, Trăng trối, Con cả chột mia, Từ ấy.
Từ Việt Bắc trở đi, Tố Hữu thường chủ yếu đặt vấn đề lẽ sống của dân tộc, và tiếp đó là mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại.
Đi liền với lẽ sống lớn là những tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng: Niềm say mê lý tưởng, tình đồng chí, lòng yêu mến nhân dân, đất nước, ân nghĩa của cách mạng, của Đảng lãnh tụ, tình cảm quốc tế Ta, Việt Bắc, 30 năm, Mẹ Tơm, Nước Non… Sáng tháng Năm, Bác ơi, Miền Nam… Một nhành xuân… Bí… thơ. Thơ Tố Hữu ở những bài hay nhất thường là có sự kết hợp cả ba chủ đề lẽ sống lớn, niềm vui lớn và ân tình cách mạng Ta, Việt Bắc, Mẹ Tơm, Bác ơi, 30 năm…
Thơ Tố Hữu ở giai đoạn sau cách mạng mang khuynh hướng sử thi. Chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. Cái "Tôi" trữ tình trong thơ Tố Hữu từ buổi đầu là cái "tôi" chiến sỹ, rồi đến cái "tôi" công dân, về sau là cái "tôi" nhân dân, dân tộc, cách mạng Ta đi tới, Việt Bắc, Nhiều bài thơ Xuân trong gió lộng và các bài thơ khác trong Ra trận… Nhận vật trữ tình của Tố Hữu là những con người đại diện cho những phẩm chất dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại: Hình tượng anh giải phóng quân Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Mẹ Suốt…
Cảm hứng của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự, đời tư. Nổi bật lên trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc, cộng đồng chứ không phải vấn đề số phận cá nhân. Nói đúng hơn số phận cá nhân hòa vào số phận dân tộc, cộng đồng.
Về mặt nghệ thuật, thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạn hướng về lý tưởng cộng sản và tương lai xã hội chủ nghĩa. Thể hiện cuộc sông bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của cái cao cả, cái lý tưởng, của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.
Thơ Tố Hữu còn có giọng điệu rất dễ nhận ra đó là giọng điệu tâm tình, là tiếng nói của tình thương mến. Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng, chứ không phải thơ tình yêu… Nhưng thơ anh là thơ của một tình nhân, anh nói các vấn đề bằng trái tim của một người say đắm. Cái sức mạnh lớn nhất của Tố Hữu là quả tim anh” (Chế Lan Viên). Điều này dược thể hiện rõ nhất qua cách xưng hô, trò chuyện, tâm sự với đối tượng “anh em ơi” ,“ban đời ơi”, "đồng bào ơi", "anh vệ quốc quân ơi"… "anh chị em ơi”, "em ơi … cho đến cả thiên nhiên đất nước "Xuân ơi xuân", "Hương giang ơi!"… Giọng tâm tình, tiếng nói yêu thương này có liên quan đến chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, nhưng chủ yếu là do quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc, do quan niệm của Tố Hữu về thơ "Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí".
Nghệ thuật thơ Tố Hữu rất giàu tính dân tộc. Tính dân tộc thể hiện ở thế giới bình tượng, phong cảnh quê hương, đất nước thân thuộc, ở hình ảnh con người rất đỗi Việt Nam Tính dân tộc còn thể hiện ở việc Tố Hữu thể hiện, sử dụng các thể thơ mang đậm tính chất “truyền thống dân tộc như Lục bát (các bài thơ Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Nước non ngàn dặm… Kết hợp cả giọng thơ cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung tình cảm cách
mạng mà có gốc rễ truyền thống, tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát: Thơ 7 chữ của Tố Hữu Quê mẹ, Mẹ Tơm, Theo chân Bác, trang trọng, có màu sắc cổ điển nhưng vẫn biến hóa linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.
Về ngôn ngữ, Tố Hữu không mạnh ở sáng tạo từ mà thường sử dụng từ ngữ, lối nói quen thuộc với dân tộc, thậm chí cả những ước lệ, những so sánh ví von truyền thống, nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại.
Về nhạc điệu, thơ Tô Hữu rất giàu nhạc điệu, một biểu hiện tính dân tộc của nghệ thuật ở bề sâu. Tố Hữu có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng các vần và phối hợp các thanh điệu… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành nhạc điệu, phong phú cho các câu thơ, diễn tả được cái nhạc điệu bên trong của tâm hồn, một nhạc điệu tâm tình mà bề sâu của nó là điệu cảm xúc của dân tộc, tâm hồn dân tộc Em ơi Ba Lan, Mẹ Tơm, Xuân 1961, Quê Mẹ, Nước non ngàn dặm…
Với những nét phong cách vừa phong phú vừa đa dạng, vừa sâu sắc, hấp dẫn nói trên, Tố Hữu rất xứng đáng là "Lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam".
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế). Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.
Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ khi còn là một thanh niên học sinh. Bắt gặp lý tưởng Đảng, nhà thơ đã hăng say hoạt động cách mạng với tất cả những tin tưởng say mê đến bồng bột.
Năm 1938 Tố Hữu được kết nạp Đảng.
1939 Tố Hữu bị thực dân bắt giam và giả qua nhiều nhà lao ở miền Trung và Tây Nguyên. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ .Tố Hữu hiểu được rằng dân thân vô là phải chịu tù đày, là thân sống chỉ coi còn một nửa, là súng kẻ tai gươm kề cổ.
Tháng 3 /1942 Tố Hữu vượt ngục thành Đắc Lây tìm ra Thanh Hóa bắt liên lạc với cách mạng trong thời gian này đã được mẹ Tơm nuôi giấu.
Tháng 8/1945 Tố Hữu đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ngay trên thành phố quê hương.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc Tố Hữu đã liên tục giữ những nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Năm 1996 ông được nhận giải thưởng Hồ chí mình về văn hóa nghệ thuật
Năm 2002 Tố Hữu qua đời ở tuổi 82
Hơn nửa thế kỷ làm thơ, Tố Hưu để lại nhiều tập thơ. Mỗi tập thơ đánh dấu một chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong thế kỷ 20.
Tố Hữu làm thơ chủ yếu để phục vụ chính trị, cách mạng và kháng chiến. Phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu có thể khái quát trong 4 điểm sau đây:
1: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị
Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là những lời tâm huyết say mệ về một lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của đất nước và dân tộc trong kháng chiến
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
2: Thơ Tố Hữu có khuynh hướng sử thi
Có thể nói đó là những bài chiến ca đấu, những khúc ca chiến trận vang đội âm hưởng anh hùng ca:
“ Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
3: Giọng điệu tâm tình dịu ngọt là nét đặc sắc đậm đà trong thơ Tố Hữu
Tình quê hương, tình non nước, tình yêu Đảng, yêu Bác, tình mẹ con, tình đồng chí, đồng bào…là dư vị thiết tha, nồng ấm dào dạt trong thơ ông.
“Hương giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”
4: Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc
Tố Hữu sử dụng nhiều thể thơ nhưng đặc sắc nhất, thành công nhất chính là thể thơ lục bát. Ngôn ngữ thơ thanh thoát, giàu vần điệu, nhạc điệu như cao dao, dân ca, như Truyện Kiều nên rất dễ ngâm, dễ thuộc.
“ Mình về mình có nhớ ta.
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Nếu thơ ca là một dòng sông thì thơ Tố Hữu là một dòng sông xanh mà ta thương mến. Dòng sông ấy đang hợp lưu trong lòng ta.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu
Nêu hiểu biết của em cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu
Cuoc doi va su nghiep cua nha tho To Huu
Cuộc đời và sự nghiệp văn học nghệ thuật của Tố Hữu