Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ( Hồ Lak ).
Giúp với, mai thi 1 tiết rồi!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tư liệu:
1. Tên di tích: Thẳng cảnh hồ Lắk
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Thắng cảnh
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 534 QĐ/BT ngày 11 tháng 05 năm 1993
5. Địa chỉ di tích: thị trấn Liên Sơn-huyện Lăk-tỉnh Đăk Lăk
6. Tóm lược thông tin về di tích
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M‘Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M‘Nông.
Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.
Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km²[1], được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M‘Nông.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn M‘Liêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M‘Nông, hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 10 con. Du khách đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, t‘rưng, k‘lông pút, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ.
Đặc sản của hồ Lắk là cá thát lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt.
Ở một quả đồi cạnh hồ còn có cả một khu nghỉ dưỡng quy mô rất lớn của Công ty Du lịch Đắk lắk đầu tư khai thác.
Ngôi nghà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại ngày xưa nằm cạnh hồ, trên đỉnh đồi sau lưng thị trấn Liên Sơn. Đây là nơi vua Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên Đắk Lắk. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao có góc nhìn rất đẹp bao quát gần như trọn mặt nước của hồ Lắk được xây cùng năm với Chùa Khải Đoan và được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng.
Không gian hồ,di tích Biệt điện và khu rừng xung quanh đã được xác định là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc dụng) từ năm 1995 với tổng diện tích là 12.299 ha. Với các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển du lịch nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên và trảng cỏ cây bụi, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái ... góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông Ana. Ở đây, người ta đã phát hiện ra trong khu rừng có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát, 43 loài cá, tôm, cua, ốc.
Được coi là mắt xích quan trọng trong các tour du lịch Buôn Ma Thuột, Hồ Lắk cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của người M"nông bản địa.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn MLiêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông. Hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa. Du khách đến đây còn được thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, đàn đá, hay đi thuyền độc mộc đi dạo trên hồ.
Tham khảo:
Tư liệu:
1. Tên di tích: Thẳng cảnh hồ Lắk
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Thắng cảnh
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 534 QĐ/BT ngày 11 tháng 05 năm 1993
5. Địa chỉ di tích: thị trấn Liên Sơn-huyện Lăk-tỉnh Đăk Lăk
6. Tóm lược thông tin về di tích
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M‘Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M‘Nông.
Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.
Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km²[1], được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M‘Nông.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn M‘Liêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M‘Nông, hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 10 con. Du khách đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, t‘rưng, k‘lông pút, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ.
Đặc sản của hồ Lắk là cá thát lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt.
Ở một quả đồi cạnh hồ còn có cả một khu nghỉ dưỡng quy mô rất lớn của Công ty Du lịch Đắk lắk đầu tư khai thác.
Ngôi nghà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại ngày xưa nằm cạnh hồ, trên đỉnh đồi sau lưng thị trấn Liên Sơn. Đây là nơi vua Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên Đắk Lắk. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao có góc nhìn rất đẹp bao quát gần như trọn mặt nước của hồ Lắk được xây cùng năm với Chùa Khải Đoan và được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng.
Không gian hồ,di tích Biệt điện và khu rừng xung quanh đã được xác định là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc dụng) từ năm 1995 với tổng diện tích là 12.299 ha. Với các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển du lịch nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên và trảng cỏ cây bụi, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái ... góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông Ana. Ở đây, người ta đã phát hiện ra trong khu rừng có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát, 43 loài cá, tôm, cua, ốc.
Được coi là mắt xích quan trọng trong các tour du lịch Buôn Ma Thuột, Hồ Lắk cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của người M"nông bản địa.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn MLiêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông. Hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa. Du khách đến đây còn được thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, đàn đá, hay đi thuyền độc mộc đi dạo trên hồ.
Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng.
Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.
Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.
Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp. Còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì được người dân ở đây giải thích là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này.
Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.
Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.
Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.
Được biết thêm, để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào.
Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.
Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.
Nhắc đến tỉnh Phú Yên người ta không thể không nhắc đến Gành Đá Dĩa. Với kết cấu địa chất đặc biệt, xảy ra từ hàng triệu năm trước, Gành Đá Dĩa Phú Yên là một trong ba địa điểm trên thế giới có đặc điểm kiến tạo này.
* Lịch sử hình thành Gành Đá Dĩa:
Gành Đá Dĩa được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào cách đây gần 200 triệu năm. Nham thạch nóng bỏng khi phun trào gặp nuớc biển lạnh đột ngột bị đông cứng, đồng thời xảy ra hiện tuợng ứng lưu làm cho các khối đá nứt theo các chiều: dọc, xiên, ngang tạo thành các khối đá nứt hình bát giác, lục giác, ngũ giác…. thẳng đứng hoặc xiên thoai thoải, nửa chìm nửa nổi trên biển.
Theo dòng chảy thời gian, những vết nứt đuợc nước biển bào mòn nhẵn nhụi nhưng những khối đá vẫn bám chặt lấy nhau, bền bỉ. Từng khối đá dài với hình dáng đặc biệt xếp chồng lên nhau, trông xa xa như một tổ ong khổng lồ đựợc xây dựng bên bờ biển, lúc đến gần thì ta lại có cảm tưởng như đây là những chiếc dĩa lớn xếp chồng lên nhau. Có lẽ đó là lí do người ta đặt cho địa danh này cái tên Gành Đá Dĩa.
* Vị trí:
Gành Đá Dĩa thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 30km về phía bắc. Nếu tính từ thị trấn Chí Thạnh, trên quốc lộ 1A, men theo con đường khoảng 10km về hướng đông sẽ đến Gành Đá Dĩa. Có thể nói Gành Đá Dĩa là cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhất Việt Nam.
* Đặc điểm cảnh quan Gành Đá Dĩa:
Dọc bờ khu Gành Đá Dĩa dài khoảng 6km tính từ mũi Gành Đèn đến mũi Nước Giao. Sự hình thành Gành Đá Dĩa cũng có liên quan mật thiết đến Vinh Xuân Đài, Đầm Ô Loan và đèo Cả. Đặc điểm thạch học và cấu trúc lượn sóng dưới tác động lâu dài của sóng biển là cơ sở hình thành sự đa dạng của địa hình dải bờ biển Gành Đá Dĩa.
Từ xa nhìn vào gành thấy những tầng đá lô nhô như vườn tượng của các nhà điêu khắc tài danh, nhưng khi đến gần, gành là những trụ đá nơi cao, nơi thấp hoặc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng nghiêng so với mặt nước biển, tạo thành một cảnh quan rất kỳ vĩ. Đứng từ xa nhìn về gành trông giống như một tổ ong khổng lồ nhô ra giữa biển khơi bạc sóng.
Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km. Bờ cát trắng mịn, bạc sáng trong nắng ban mai lấp loá, là một bãi tắm rất tốt.
Đá ở Gành Đá Dĩa có màu đen huyền hoặc nâu vàng xếp thành cột, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển, chồng lên nhau như có một bàn tay vô hình bê từng phiến đá lục giác, bát giác xếp chồng lên nhau như người nội trợ chồng những cái dĩa cao ngất. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm. Do đứng nhô ra biển, quanh năm sóng vỗ nên đã tạo thành những lỗ khuyết tròn láng.
Ở giữa gành có một hõm trũng, nước mưa, nước biển đọng lại lại tạo thành vũng và trong đó có nhiều loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ: xanh, vàng, tím, hồng nhạt… bơi lội tung tăng. Xung quanh hõm nước này, đá dựng thành cột liền khít nhau.
Trên thế giới chỉ có 4 nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt như Gành Đá Dĩa Phú Yên. Mặc dù kỳ lạ đến thế nhưng trước đây do nằm ở vị trí trắc trở, đường xá đi lại khó khắn, Gành Đá Dĩa chưa được nhiều người biết đến. Phải đến năm 2011, con đường dẫn từ quốc lộ 1A đi qua các xã dọc biển được khai mở thì mới có nhiều người tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng.
* Đặc điểm cấu tạo địa chất Gành Đá Dĩa:
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, đá ở Gành Đá Dĩa được hình thành trong quá trình hoạt động núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa), cách vị trí Gành Đá Dĩa khoảng 30 km về phía tây. Một vùng đất nâu đen còn sót lại dọc trên cánh đồng khu vực Hòa Đa, Bình Kiến hay dải đất bazan đỏ phía Hòa Thành Tuy Hòa là dấu tích di chuyển của các dòng nham thạch xa xưa.
Khoảng 200 triệu năm về trước, thời kì hoạt động mãnh liệt của các núi lửa trong vành đai Thái Bình Dương, dòng nham thạch nóng bỏng chảy từ miệng các núi lửa tràn xuống đồng bằng, tiến sát ra biển, gặp nước biển lạnh nên đột ngột đong cứng lại. Ban đầu. các khối đá kết tụ hình khối lớn. Lâu dần, do hiện tượng ứng lực rạn nức, các khối đá dần tách ra theo các mạch tạo thành cột đá hình lục giác như ngày nay. Trải qua thời gian, do tác động của sóng biển và sự ăn mòn, các khối đá có những hình thù kì lạ trong thật đẹp mắt.
Gành Đá Dĩa nằm chung trong khối kiến tạo địa chất với Gành Đèn. Khác với Gành đèn được kiến tạo từ dá Granic, Gành Đá Dĩa được kiến tạo bửi đá Bazan xếp chồng với hai mũi nhô lên khỏi mặt đất. Ranh giới này có thể quan sát được tại Hòn Khô với một bên là đá Granic đa khối màu phiến trắng, một bên là đá Bazan nâu đen khối nhẵn.
Cột đá Bazan tại Gành Đá Dia nhô ra làm hai mũi nhỏ: một mũi nhô lên ở phía bắc với dáng đá nằm nghiêng uốn lượn, một mũi ở phía nam với dáng đá thẳng đứng xếp chồng. Đây là nơi ngư dân thường tập kết ngư cụ chuẩn bị đánh bắt gần bờ.
* Ý nghĩa cảnh quan, địa chất và du lịch Gành Đá Dĩa:
Từ lâu, Gành Đá Dĩa đã trở thành niềm tự hào của người dân Phú Yên. Gành Đá Dĩa chứng kiến cuộc sống thăng trầm, cùng con người vượt qua bao cơn bão tố quyết tâm bám biển. Hình ảnh gành đá trở thành biểu tượng của đức kiên trì, lòng kiên trung, sừng sững kiêu ngạo giữa đất trời thách thức dòng thời gian khắc nghiệt phai mòn. Dãy tường đá kì vĩ, hòa điệu với sóng nước tạo thành bức tranh huyền ảo mang vẻ đẹp kì bí làm say mê khách du lịch trong và ngoài nước không thể rời bước một lần đến nơi đây.
Gành Đá Dĩa là một trong những địa điểm du lịch, mang lại nguồn kinh tế lớn của tỉnh Phú Yên. Năm 1998, Nhà nước Việt Nam công nhận Ghềnh Đá Dĩa là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia, khẳng định giá trị của địa danh này trong bản đồ du lịch Việt Nam.
Gành Đá Dĩa có quang cảnh kì vĩ phi thường, là kiệt tác của mẹ thiên nhiên, là bản trường ca bất tận của đá và nước, xứng đáng là một trong những hùng quan đất Việt.
Tham khảo
Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh. Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết. Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông ven hồ là những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, in bóng lung linh xuống mặt nước.
Trong khung cảnh lung linh ấy còn gì tuyệt hơn trên chiếc thuyền độc mộc đi một vòng quanh hồ, đưa máy lên chộp ngay những khoảnh khắc thiên nhiên không dễ bắt gặp lần thứ hai giữa biển nước bao quanh là trùng trùng núi cao.
Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với người trai đất Bắc như tôi điều gì còn có thể tuyệt hơn. Có nhiều phiên bản được truyền miệng về Biển Hồ, nhưng câu chuyện của già làng Brel nghe buồn man mác.
Đó là câu chuyện Biển Hồ từng là buôn làng sầm uất với những dòng suối trong veo. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã khắp núi rừng. Rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng.
Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm bà con ở xa nên tránh được tai nạn thảm khốc. Họ xem hồ Tơ Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.
Bỏ qua câu chuyện bi thảm kia để đến với những đồi chè trải dài tít tắp không kém gì cao nguyên Mộc Châu hay những vườn cà phê trĩu quả mới cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Ở đây có hàng thông cổ thụ lãng mạn mà nhạc sĩ Nguyễn Cường đã mô tả hàng thông xanh trong đôi mắt em trong bài hát nổi tiếng Đôi mắt Pleiku. Con đường thông sâu hun hút với những thân cây xù xì dẫn lối vào những đồi chè xanh mướt thật sự là không gian lý tưởng cho những chuyến du ngoạn ngắn ngày.
Về đây mới biết không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon. Cà phê ở đây cũng là đặc sản. Mùa này về Gia Lai đang là những ngày cuối thu hoạch cà phê, du khách có thể xin phép chủ vườn tham quan, trải nghiệm một ngày lao động với những người hái thuê cà phê tứ xứ. Sau đó chắc chắn bạn sẽ được nhâm nhi ly cà phê đậm đặc nguyên chất, có vị đắng xen lẫn vị chua thanh quyến rũ ở cuống họng…
Rời Biển Hồ, rời Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn bên tai: “Em đẹp thế Pleiku ơi...”, và một câu hỏi nữa cũng cứ lởn vởn: “Sao có quá ít du khách về đây thế?
TK :
Việt Nam ta luôn được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nhiều món quà của tạo hóa. Những con sông, vịnh, biển lớn dưới bàn tay của tạo hóa mà mang những nét đẹp riêng biệt, thơ mộng mà trữ tình nên thơ như vịnh Hạ Long, Tràng An,……
Trong số đó phải kể đến một vẻ đẹp thiên nhiên giữa lòng miền Trung là biển hồ Gia Lai.
Biển Hồ hay còn gọi là hồ T’Nưng, nằm trên địa bàn thành phố Pleiku, Gia Lai, tuy được gọi là biển nhưng nơi đây lại là môi trường nước ngọt, được công nhận là di tích danh thắng của Việt Nam.
Được biết, biển Hồ thực chất là miệng của một ngọn núi lửa nhưng đã ngưng hoạt động hàng trăm triệu năm, tuy nhiên theo dân gian biển Hồ lại gắn liền với một câu chuyện buồn bi thương ở đất Gia Lai.
Chuyện kể rằng trước kia biển Hồ là một vùng đất có buôn làng sinh sống, đông đúc tuy nhiên khi họ đang ăn uống linh đình sau khi làm lễ cầu thần Giàng phù hộ cho dân làng thì gặp động đất, sụt lở mạnh, nước tràn về khiến cả dân làng chìm trong biển nước, chỉ có một cặp vợ chồng may mắn thoát được, cảnh báo tình trạng buôn làng mình với người dân khu vực xung quanh.
Từ một buôn làng sầm uất sau sự việc ấy mà trở nên vắng lặng đến lạ thường, có lẽ vì thế mà cảnh vật biển hồ có gì đó man mác buồn, sâu thẳm.
Hình dạng của biển Hồ khá giống hình bầu dục, mực nước biển hồ thấp nhất là 12m, cao nhất có thể lên tới 19m.
Tuy nhiên con số này không cố định khi mỗi lần đo lại cho ra những con số khác nhau như 15 – 18m, rộng 228 ha nhưng nơi đây sau các trận mưa lớn có thể rộng tới gần 400 ha.
Bao bọc xung quanh biển hồ là hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương, thêm những tia nắng chiều tà thì quanh cảnh biển hồ hiện lên càng thơ mộng, trữ tình mà lãng mạn hơn.
Con đường nhỏ hẹp nằm ở giưa chia biển hồ thành hai nửa, vô cùng bằng phẳng hai bên đường là hàng cây cao, càng đi về phía trước con đường dần thu nhỏ lại, ở phía cuối có một điểm dừng chân, đưa tầm mắt của du khách chiêm ngưỡng đầy đủ cảnh sắc nơi đây.
Với làn nước xanh biết mềm mại nhịp nhàng cùng những vùng cây xanh lúc gần lúc xa,in bóng xuống mặt nước tận hưởng bầu không khí man mát dịu nhẹ, thả lỏng tâm hồn hòa vào cái nhẹ nhàng, trầm lắng mà nên thơ của biển hồ.
Đặc biệt, cũng như các vùng biển khác, màu nước biển ở đây được thay đổi theo từng buổi, nhưng thực chất nước biển hồ không có màu vì thế khi có hay không khúc xạ ánh sáng mặt trời nơi đây lại mang một màu sắc hài hòa khác biệt.
Vào buổi sáng, nước biển hồ mang theo cái sắc xanh của bầu trời, cái trắng tinh khôi của những đám mây lơ lửng hòa cùng hình ảnh của những rặng cây. Đến buổi trưa, khi mặt trời lên cao, sắc xanh ấy còn phủ thêm nét vàng óng trải dài như một bức tranh thiên nhiên mà người họa sĩ là tạo hóa.
Hoàng hôn xuống, lúc này mặt nước hồ dần có màu xanh thẫm, vương một chút nắng chiều tà yếu ớt, ít ỏi còn sót lại như đang luyến tiếc khi phải chia xa. Khi màn đêm buông xuống, mặt biển hòa vào với bóng tối, khoác chiếc áo màu đen có in hình ánh trăng vàng chóe.
Lúc này, không khí biển hồ trở nên náo nhiệt, tưng bừng với âm thanh của những chú chim, côn trùng, đặc biệt vào mùa hè nơi đây râm ran tiếng hát của những chú ve sầu cả ngày lẫn đêm tạo nên những bản nhạc không lời không tên mà hay đến lạ.
Hệ sinh thái nơi đây rất phong phú đa dạng khi có những loài ở trên không là những loài chim bói cá, kơ túc, cuốc đen, kơ vông, trắc la, chơ rao,…. hay những loài lele, ngỗng trời vừa sống trên cạn, dưới nước hoặc có thể bay trên không như loài ngỗng trời, dưới nước với nhiều loài sinh vật biển nước ngọt cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, rùa, ba ba, lươn,..
Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với loài cá chép thân dài và vàng óng quý hiếm không phải ai cũng bắt gặp hoặc câu được loại cá này.
Có thể nói, biển hồ Gia Lai chiếm giữ môt vị trí quan trọng với người dân Pleiku nói chung và đất Gia Lai nói riêng về cả đời sống vật chất và tinh thần con người.
Về vật chất, biển hồ Gia Lai mang lại nguồn lợi nhuận cho địa phương qua những lượt khách đổ về bởi sự thu hút hấp dẫn của cảnh sắc nơi đây hay qua việc bán cá hoặc tạo các loại hình câu cá cho du khách cũng như người dân bản địa, cung cấp nguồn lợi thực phẩm, hải sản cho những người dân bản địa đông thời là nguồn cấp nước chủ yếu cho người dân thành phố Pleiku.
Với đời sống tinh thần, biển hồ Gia Lai đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Gia Lai, là mảnh ghép và là điểm đặc sắc không thể thiếu khi nói đến Gia Lai.
Mặc dù vậy, biển hồ Gia Lai vẫn chưa được đầu tư và phát triển nhiều nên lượng khách đến thăm không quá nhiều không cân xứng với một nơi sông nước hữu tình thơ mộng, mang vẻ đẹp rất riêng, độc đáo như vậy.
Nói chung, biển Hồ Gia Lai tổng thể là một bức tranh đa chiều với những đường nét chân thực, và là một bức tranh độc nhất vô nhị, ta không thể bắt gặp được cảnh vật nơi đây ở bất cứ đâu. Trong tương lai, nếu biển Hồ Gia Lai được đầu tư, phát triển phù hợp.
Biển hồ chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến Việt Nam, đồng thời khi đến với nơi đây du khách có thể hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân Gia Lai.
Qua bài thuyết minh về biển Hồ Gia Lai, có thể nói biển Hồ Gia Lai mang một vẻ đẹp thiên nhiên hoàn mỹ, với hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương.
Thêm vào đó là một hệ sinh thái phong phú đa dạng. Đây được xem là một địa điểm tiềm năng để đầu tư cho du lịch của đất nước.
Tham khảo nhé!
Hải Phòng là một thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mỗi khi nhớ đến Hải Phòng, các du khách thường nhớ đến biển khơi, nhớ những đặc sản mang đậm hương vị địa phương và sự nồng hậu của người dân phố biển. Trong đó không thể không nhớ tới Cát Bà – một thắng cảnh đẹp, đã từng níu chân rất nhiều du khách khi đến mảnh đất xinh đẹp này.
Quần đảo Cát Bà với trên 360 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, nếu đi đường bộ thì mất gần 2 giờ, nếu đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ là tới nơi. Trong đó, đảo Cát Bà là lớn nhất với diện tích 158 km2, dài 20km và cao hơn 200m so với mặt biển. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc thị trấn Cát Bà, huyện đảoCát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 của Việt Nam đồng thời được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khi các du khách thập phương có cơ hội đi du lịch và đến tham quan mảnh đất này thì chắc hẳn ai cũng sẽ phải cảm thấy tò mò về tên gọi và nguồn gốc lịch sử của nó. Điều đó liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa do người dân người dân địa phương kể lại. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Nghĩa Lộ có chàng trai tuấn tú tên là Hùng Sơn, nghe tiếng mõ truyền, theo thánh Gióng đánh giặc Ân. Hùng Sơn được cử làm tướng tiên phong, chỉ huy chặn giặc trên biển. Lúc bấy giờ, các ông phải dùng thuyền nhỏ bí mật ra các đảo ngoài khơi xa lập trận đồ đợi giặc tới, còn các bà ở lại đảo lớn phía sau tăng gia sản xuất, chuyên lo việc hậu cần. Ngày chiến thắng, vua Hùng nghe được câu chuyện cảm động đó bèn xuống chiếu đặt tên cho hòn đảo, nơi đóng đại bản doanh của Hùng Sơn là Các Ông (thuộc vịnh Hạ Long) và hòn đảo của những người phụ nữ yêu nước chờ chồng, động viên các ông đánh giặc là Các Bà mà bây giờ tên của hòn đảo đó chúng ta đọc chệch thành Cát Bà.
Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Tổng diện tích đảo rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng, nơi du khách tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng, cao 322m so với mặt biển.
Ngày nay, Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo đều có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà ta còn được ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với các kiểu thổ nhưỡng đặc biệt. Đây là khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú và là khu Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha. Trong đó có nhiều loại cây gỗ quý, có giá trị, thân cao thẳng vút, tán lá xum xuê, tỏa hương thơm ngát như: kim giao, lát hoa, săng lẻ,… Cùng nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: khướu, đại bành đất, coa cát, voọc đầu trắng (loài động vật được đưa vào sách đỏ, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà), tắc kè, khỉ mặt đỏ, sơn dương, sóc đuôi cờ,… Nơi đây cũng có suối nước khoáng phong phú không kém cùng rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây ú, vẹt, đước. Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Nếu đi xuyên rừng 5km nữa, chúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao.
Bên cạnh đó, Cát Bà còn nổi tiếng với những hang động đẹp. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi, có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngoài ra còn có động Phù Long (động Cái Viềng), nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu ở khu vực này. Cùng với dãy Phù Long, còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù được bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này những thắng cảnh tuyệt đẹp.
Ngoài ra, Cát Bà còn được nhiều người biết đến với các bãi tắm đẹp, cát trắng, nước xanh, sóng êm ,… Có thể kể đến các bãi tắm như: Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy ; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và hai bên là vách núi như bức tường thành. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thoả thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.
Với những bãi biển bao la đó, Cát Bà là nơi cư trú, sinh sôi của nhiều hải sản như bào ngư, ngọc trai, cá vược, cá ngừ ,… có nhiều nhà bè nuôi hải sản tại Bến Bèo cung cấp đặc sản cho thành phố như: tôm he, ruốc cá ngừ, rượu bào ngư, nước mắm Vạn Vân,… Trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển,…
Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây chắc hẳn sẽ làm xao xuyến bao thực khác muôn phương với những hương vị hấp dẫn không thể chối từ.
Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc, ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển gồm: hội xuống biển, bơi thuyền thúng,… mang đậm hào khí lễ hội truyền thống. Chắc hẳn ai cũng sẽ thấy hào hứng và thích thú.
Chính từ những điều kiện thuận lợi sẵn có như vậy, Cát Bà đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Cát Bà trở thành một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, con đường xuyên đảo đã kéo mảnh đất xinh đẹp này gần với đất liền. Nhiều bãi tắm mới được đưa vào sử dụng cùng nhiều trung tâm vui chơi lí thú. Trong tương lai, Cát Bà còn tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và ngành đóng tàu. Nhờ vậy mà nơi đây đã và đang trở thành mũi nhọn du lịch của thành phố.
Cát Bà được mệnh danh là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, vì vậy là một công dân của thành phố, chúng ta cần biết bảo vệ hình ảnh của hòn “đảo ngọc” đó cũng như xây dựng và quảng bá hình ảnh của mảnh đất quê hương ra với bạn bè muôn phương để Cát Bà phát triển hơn nữa và trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.
Tư liệu:
1. Tên di tích: Thẳng cảnh hồ Lắk
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Thắng cảnh
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 534 QĐ/BT ngày 11 tháng 05 năm 1993
5. Địa chỉ di tích: thị trấn Liên Sơn-huyện Lăk-tỉnh Đăk Lăk
6. Tóm lược thông tin về di tích
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M‘Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M‘Nông.
Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.
Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km²[1], được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M‘Nông.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn M‘Liêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M‘Nông, hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 10 con. Du khách đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, t‘rưng, k‘lông pút, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ.
Đặc sản của hồ Lắk là cá thát lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt.
Ở một quả đồi cạnh hồ còn có cả một khu nghỉ dưỡng quy mô rất lớn của Công ty Du lịch Đắk lắk đầu tư khai thác.
Ngôi nghà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại ngày xưa nằm cạnh hồ, trên đỉnh đồi sau lưng thị trấn Liên Sơn. Đây là nơi vua Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên Đắk Lắk. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao có góc nhìn rất đẹp bao quát gần như trọn mặt nước của hồ Lắk được xây cùng năm với Chùa Khải Đoan và được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng.
Không gian hồ,di tích Biệt điện và khu rừng xung quanh đã được xác định là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc dụng) từ năm 1995 với tổng diện tích là 12.299 ha. Với các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển du lịch nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên và trảng cỏ cây bụi, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái ... góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông Ana. Ở đây, người ta đã phát hiện ra trong khu rừng có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát, 43 loài cá, tôm, cua, ốc.
Được coi là mắt xích quan trọng trong các tour du lịch Buôn Ma Thuột, Hồ Lắk cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của người M"nông bản địa.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn MLiêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông. Hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa. Du khách đến đây còn được thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, đàn đá, hay đi thuyền độc mộc đi dạo trên hồ.