Bài 1: Trong một giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xô ma của một con châu chấu là 23
- Con châu chấu này có bị đột biến? Nếu có thì là dạng đột biến nào?
- Xác định các loại giao tử được tạo ra từ con châu chấu đó? ( Cho biết châu chấu 2n=24, cặp NST giới tính của châu chấu đực là XO, của châu chấu cái là XX)
Bài 2: Một gen ở vi khuẩn E.Coli dài 0,51 um có 3600 liên kết hidro bị đột biến, sau đột biến tăng 2 liên kết.
a, Tính tỉ lệ % mỗi loại Nu của gen ban đầu?
b, Cho biết dạng đột biến gen này là gì? Hậu quả của dạng đó?
Bài 3: a, Trong một trại nuôi cá, khi thu hoạch người ta thu được 1600 cá chép. Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 20%
b, Tính số giao tử tạo thành trong các trường hợp sau:
- 4 tế bào sinh tinh
- 8 tế bào sinh trứng
câu 2:
N = (2 x 5100)/3,4 = 3000 Nu
H = N + G => G = X = 3600 - 3000 = 600 Nu
A = T = 900 Nu
a. A% = T% = A/N x 100% = 900/3000 x 100% = 30%
G% = X% = 20%
b. sau đb tăng thêm 2 lk => dạng đb thêm 1 cặp Nu A - T
Đột biến dạng mất hoặc thêm 1 cặp nu làm ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ 3 từ vị trí bị đột biến trở về sau do khung đọc các bộ 3 bị dịch chuyển nên gọi là đột biến dịch khung.
câu 3: 1600 cá chép được thu hoạch = số hợp tử = số trứng thụ tinh = số tt thụ tinh
a.
số tb sinh tinh = (1600/50%) x 100% = 3200 tb
số tb sinh trứng = (1600/20%) x 100% = 8000 tb
b. số tb tạo thành
- 4 tb sinh tinh => số tb tạo thành = 4 x 3200 = 12800 tinh trùng
- 8 tb sinh trứng => 8 x 8000 = 64000 trứng