K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

1. Mở bài

- Cảnh ba trong vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn trích để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình huống kịch và những mâu thuẫn gay gắt giữa hai tuyến nhân vật: Tiên tiến dám nghĩ, dám làm với những người dập khuôn máy móc.

2. Thân bài

- Tình trạng ngừng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới.

- Anh đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí lỗi thời. Những lời công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt.

   + Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương.

   + Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này.

   + Phản ứng ngày một gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên và nguyên tắc vào nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.

3. Kết bài

- Với tình huống kịch và những mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến dán nghĩ, dám làm và những người bảo thủ máy móc đã chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải có những thay đổi mạnh mẽ và đồng bộ.

28 tháng 5 2017

* Dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) và bút pháp sắc sảo nhạy bén đề cập hàng loạt vẫn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ XX.

- Đoạn trích là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.

2. Thân bài

- Hoàng Việt giám đốc và Nguyễn Chính phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ.

- Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất theo đúng kế hoạch “cấp trên”, tuyển công nhân phải thì theo chỉ tiêu biên chế; còn bà trưởng phòng tài vụ cho biết “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, mọi mua sắm nguyên liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”.

- Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố chủ động đặt ra trong kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng lên bốn lần. Dừng việc xây nhà khách để trả lương cho công nhân trong hai tháng sau đó sẽ hoàn lại. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công. Những chức vụ vô tích sự như quản đốc Trương sẽ được bố trí làm việc khác. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền. Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm nguyên, vật liệu...

- Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả quyết liệt, có khi lại lên cao giọng đạo đức ân tình.

- Quan điểm của Hoàng Việt mới mẻ, tiến bộ.

- Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ và cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng những đòn mạnh mẽ quyết liệt nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính một kẻ vô cùng xảo quyệt vả lại sau lưng hắn còn có những thế lực như Trần Khắc, ban thanh tra bộ.

- Cái “tôi” mà Hoàng Việt nêu lên là một tư tưởng lớn: Chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.

3. Kết bài

- Tôi và chúng ta là đổi mới. Hơn hai mươi năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là vở kịch hay và sâu sắc.

2 tháng 3 2017

- Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn, các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở lên hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người xem.

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

  Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trọng triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.

     Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ’ của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

   Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “ .. các khanh thấy thế nào?”.

 Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.

 Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...

  Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".

 Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thu như Hoa Lư.

 Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đinh, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

    Qua hai văn bản ‘‘Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.

 Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa...
Đọc tiếp

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)

b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Các phương tiện/ yêu tố

Đoạn trích a

Đoạn trích b

Phương tiện thể hiện

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Từ ngữ

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Câu

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than.

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại.