K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2018

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là ”Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.

Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.
18 tháng 1 2018

Từ xưa đến nay truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây luôn là nét văn hóa được gìn giữ và phát triển. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, ghi nhớ công ơn và hướng về quá khứ là điều nên có. Chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thống này để tạo sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ cũng như giữa mọi người với nhau.

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ mà cha ông ta đúc rút kinh nghiệm, nó có ý nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng biết ơn, tôn trọng những người đã có công lao tạo nên cuộc sống của mình hiện nay. Uống nước nhớ nguồn là đạo lý được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người.

Biểu hiện của lòng thành kính, biết ơn, nhớ về nguồn cội rất phổ biến, ngay trong mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của bạn.

Đất nước chúng ta đã phải trải qua 4000 năm đô hộ của phương Bắc, bao nhiêu năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những mất mát, hi sinh và nhiều hậu quả sau chiến tranh vẫn còn nặng nề cho đến ngày hôm nay. Cha ông ta đã phải đánh đổi cả mạng sống, tuổi thanh xuân, những ước mơ còn dang dở để mang lại sự hòa bình thống nhất cho dân tộc. Công lao đó quá vĩ đại và cần được trân trọng. Những lớp người đi sau đang thừa hưởng công sức và xương máu đó. Chúng ta cần hướng về cội nguồn, hướng về những người đã khuất để tưởng nhớ, biết ơn với tấm lòng thành kính nhất. Dù họ đã về với đất mẹ nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của những người ở lại.

Hằng năm cứ vào dịp 27/7, đất nước ta đều tổ chức ngày lễ long trọng để tưởng nhớ công lao những người anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập dân tộc và thăm hỏi, tặng quà những thương binh, gia đình có công với cách mạng. Đây là một biểu hiện của lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn mà nhân dân ta đã bảo tồn và gìn giữ.

Mỗi một người sinh ra đều có ba mẹ, họ là những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Ba mẹ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để mang đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho đứa con của họ. Sự hi sinh thầm lặng ấy những người con không bao giờ có thể trả hết. Nhưng chúng ta vẫn thể hiện lòng thành kính, biết ơn bằng cách học hành chăm chỉ, giúp đỡ những việc nhỏ. Sau này thành tài phụng dưỡng ba mẹ già, chăm lo cho ba mẹ những năm tháng cuối đời.

Cha ông ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng chính là sự thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người có công lao đối với mình.

Lòng biết ơn sẽ tạo nên tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Lòng biết ơn cần xuất phát từ trái tim của mình, như thế mới bày tỏ được lòng thành kính thiêng liêng nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những người không có lòng biết ơn đối với quá khứ, với người có công ơn sinh thành và nuôi dưỡng. Như thế chúng ta đang tự đẩy bản thân mình ra xa khỏi cuộc đời của họ. Những năm gần đây tình trạng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc về già đang rất nhiều. Họ có quyền được chăm sóc và con cái có trách nhiệm phải phụng dưỡng họ. Nhưng trên các báo đài chúng ta vẫn đau lòng khi đọc những tin “Con cái bỏ rơi cha mẹ…”. Thực trạng này thật đáng buồn và đang lên án.

Khi sống không biết nhớ về cội nguồn, không có tấm lòng biết ơn thì cuộc sống chúng ta chẳng có ý nghĩa gì. Những gì chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay có máu và nước mắt của những người đi trước.

Đối với thế hệ trẻ thì tinh thần và truyền thống này cần phải phát huy để họ ý thức được điều mình nên làm như thế nào. Phát động các phong trào tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi các gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn…Đó là những hành động thiết thực nhất.

Như vậy đạo lý uống nước nhớ nguồn là đạo lý tạo nên nét bản sắc của dân tộc Việt Nam. Vì thế chúng ta hãy không ngừng mở rộng trái tim, sống biết ơn quá khứ, biết ơn những người có ảnh hưởng đến bản thân mình.

20 tháng 2 2018

ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM NGÀN NĂM VĂN HIẾN, VẺ VANG MUÔN ĐỜI VỚI BAO TRUYỀN THỐNG, ĐẠO LÍ, VĂN HÓA TỐT ĐẸP. TỪ XA XƯA ĐẾN NAY, NHÂN DÂN TA LUÔN ĐOÀN KẾT, CHUNG LÒNG CHUNG SỨC, YÊU THƯƠNG, GIÚP ĐỠ LẪN NHAU KHI GẶP KHÓ KHĂN HOẠN NẠN. VÀ ĐẶC BIỆT LÀ LÒNG BIẾT ƠN VỚI THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ĐÃ TẠO RA THÀNH QUẢ HÔM NAY CHO CHÚNG TA HƯỞNG THỤ. HAI CÂU TỤC NGỮ: " ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY, UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN" ĐÃ THỂ HIỆN MỘT CÁCH CHÂN THỰC NÉT ĐẸP VĂN HÓA, ỨNG XỬ ĐÓ.

TRƯỚC HẾT LÀ CÂU " UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN". " NGUỒN"- NƠI KHỞI ĐẦU CỦA DÒNG NƯỚC. NHƯ VẬY, ÔNG CHA TA  Đà KHUYÊN CHÚNG TA UỐNG NƯỚC PHẢI NHỚ ĐẾN NƠI KHỞI NGUỒN. CÒN ĐỐI VỚI CÂU TỤC NGỮ " ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY', NGƯỜI XƯA NHẮC NHỞ CHÚNG TA KHI ĂN QUẢ PHẢI NHỚ ĐẾN NGƯỜI Đà TRỒNG RA CÁI CÂY ĐÓ. TUY HAI CÂU TỤC NGỮ VỚI HAI CÁCH DIỄN ĐẠT KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG MANG MỘT Ý NGHĨA. TÁC GIẢ DÂN GIAN Đà DÙNG LỐI NÓI ẨN DỤ. " QUẢ" VÀ " NƯỚC" LÀ NHỮNG THÀNH QUẢ MÀ CHÚNG TA HƯỞNG THỤ. CÒN " NGUỒN" VÀ " KẺ TRỒNG CÂY" LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC Đà LÀM RA THÀNH QUẢ. HAI CÂU TỤC NGỮ ĐỀU DẠY BẢO TA CÁCH ỨNG XỬ TRÂN TRỌNG, BIẾT ƠN ĐỐI VỚI NGƯỜI TẠO RA THÀNH QUẢ CHO CHÚNG TA. CÁC BẠN CÓ BIẾT TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI BIẾT ƠN THẾ HỆ ĐI TRƯỚC KHÔNG? NHƯ CHÚNG TA Đà THẤY, TẤT CẢ NHỮNG TA CÓ ĐƯỢC HÔM NAY KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN MÀ CÓ. ĐÓ LÀ MỒ HÔI, CÔNG SỨC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC. TỪ BÁT CƠM CHÚNG TA ĂN, BỘ QUẦN ÁO CHÚNG TA MẶC Đà THẤM KHÔNG BIẾT BAO MỒ HÔI, SƯƠNG MÁU CỦA BỐ MẸ. CUỘC SỐNG ĐỘC LẬP, TỰ DO CÓ ĐƯỢC HÔM NAY LÀ BAO NHIÊU ANH HÙNG Đà NGàXUỐNG, HI SINH VÌ TỔ QUỐC. CHÚNG TA LÀ NGƯỜI HƯỞNG THỤ THÀNH QUẢ ĐÓ NÊN PHẢI COI TRỌNG, BIẾT ƠN. THẬT VẬY, TRONG THỰC TẾ CUỘC SỐNG, BIẾT ƠN THẾ HỆ ĐI TRƯỚC VẪN LÀ MỘT ĐẠO LÍ TỐT ĐẸP CỦA NHÂN DÂN TA . MỘT TRONG NHỮNG TẬP TỤC CHÚNG TA THƯỜNG THẤY LÀ THỜ CÚNG ÔNG BÀ , TỔ TIÊN . CỨ MỖI DỊP TẾT ĐẾN XUÂN VỀ , TRÊN BÀN THỜ TỔ TIÊN MỖI GIA ĐÌNH LẠI BÀY MÂM NGŨ QUẢ NGHI NGÚT KHÓI ƯƠM THỂ HIỆN SỰ THÀNH KÍNH CỦA NGƯỜI CÒN SỐNG VỚI NGƯỜI Đà KHUẤT . CŨNG LÀ DỊP ĐỂ CON CHÁU ĐƯỢC SUM HỌP , QUÂY QUẦN BÊN NHAU . VIỆC TỔ CHỨC CÁC LỄ HỘI TRONG NĂM ĐỂ TƯỞNG NHỚ NHỮNG VỊ ANH HÙNG Đà MANG VINH QUANG VỀ CHO TỔ QUỐC . TRONG KHO TÀNG CA DAO , DÂN CA VIỆT NAM Đà CÓ KHÔNG ÍT NHỮNG CÂU TỤC NGỮ NỔI TIẾNG ĐẶC BIỆT LÀ  HAI CÂU : 

                                          DÙ AI ĐI NGƯỢC VỀ XUÔI

                                NHỚ NGÀY GIỖ TỔ MÙNG 10 THÁNG 3

HAI CÂU CA DAO ĐÃ NHẮC NHỞ NHÂN DÂN TA PHẢI LUÔN NHỚ ƠN NHỮNG VỊ VUA ĐÃ CÓ CÔNG LẬP QUỐC . VÌ THẾ CỨ VÀO NGÀY MÙNG 10 THÁNG 3 HẰNG NĂM , NHÂN DÂN Ở MỌI NƠI TRÊN ĐẤT NƯỚC LẠI NÔ NỨC KÉO NHAU VỀ LỄ HỘI ĐỀN HÙNG Ở PHÚ THỌ . BÁC HỒ KHI CÒN SỐNG CŨNG ĐÃ TỪNG DĂN DẠY THIẾU NHI : 

                               CÁC VUA HÙNG ĐÃ CÓ CÔNG DỰNG NƯỚC 

                              BÁC CHÁU TA PHẢI CÙNG NHAU GIỮ NƯỚC 

ĐẺ TƯỞNG NHỚ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ HI SINH VỀ TỔ QUỐC , NƯỚC TA HÀNG NĂM ĐÃ CÓ NHIỀU VIỆC LÀM Ý NGHĨA HƯỚNG ĐẾN NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ NGÀY 27 THÁNG 7 , NHƯ : THẮP NẾN TRI ÂN , THĂM HỎI GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG , ĐỘI THIẾU NIÊN CÓ PHONG TRÀO ÁO LỤA TẶNG BÀ .   VÀ ĐỂ NHỚ ƠN NHỮNG NGƯỜI LÀM THẦY, LÀM CÔ -   NGƯỜI LÁI ĐÒ GIÚP THẾ HỆ TRẺ CẬP BẾN TƯƠNG LAI . THẾ GIỚI DÀNH NGÀY 20 THÁNG 11 HẰNG NĂM LÀ NGÀY TÔN VINH CÁC THẾ HỆ NHÀ GIÁO . Ở VIỆT NAM , TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO MÃI MÃI LÀ MỘT TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP NGÀN ĐỜI . BỞI THẾ ÔNG CHA TA CÓ CÂU :      

                                       MUỐN SANG THÌ BẮC CẦU KIỀU 

                             MUỐN CON HAY CHỮ THÌ YÊU KÍNH THẦY  

BÊN CẠNH ĐÓ , CHÚNG TA CŨNG CẦN PHẢI LÊN ÁN , PHÊ PHÁN NHỮNG KẺ KHÔNG CÓ LÒNG BIẾT ƠN . ĐÓ LÀ NHỮNG NGƯỜI SỐNG KHÔNG BIẾT ƠN , KHÔNG BIẾT COI TRỌNG THÀNH QUẢ  , MỒ HÔI , CÔNG SỨC CỦA NGƯỜI KHÁC . LÀ NHỮNG KẺ PHẢN BỘI , PHẢN QUỐC CÓ NHỮNG VIỆC LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẤT NƯỚC TA . CHÚNG TA PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM LÊN ÁN NHỮNG HÀNH VI ĐÓ . 

HAI CÂU TỤC NGỮ ĐÃ NÓI LÊN TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NGÀN ĐỜI XƯA . LÀ MỘT HỌC SINH , EM SẼ CỐ GẮNG HỌC TẬP THẬT TỐT ĐỂ SAU NÀY TRỞ THÀNH CON NGƯỜI CÓ ÍCH CHO XÃ HỘI , ĐỂ ĐỀN ĐÁP CÔNG ƠN CỦA CHA MẸ , THẦY CÔ GIÁO - NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHO EM CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HÔM NAY .                       

20 tháng 2 2018

lên google tìm

18 tháng 2 2020

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

18 tháng 2 2020

Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn khơi gợi cho ta lòng biết ơn của người dân Việt, một truyền thống quý báu của ta. Câu tục ngữ chỉ được đúc kết bằng 4 từ ngữ nhưng nó mang đầy ẩn ý sâu xa. Hiểu theo nghĩa đen là ; Khi ta uống ngụm nước trong lành, ta phải nhớ đến nơi mà ta lấy nước đó, hay nhớ đến nguồn góc của nó. Hiểu theo nghĩa sau xa có nghĩa là : Khi được mọi người giúp đỡ, ta phải biết ơn, quý trọng người đó. Câu tục nữ tuy ngắn gọn, xúc tích nhưng truyền đạt được những ý nghĩa sâu sắc cho mọi người, nó giúp cho truyền thống của ta ngày càng vẻ vang hơn.

1 tháng 2 2023

Mở bài:

- Giới thiệu đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".

Mẫu: Xã hội này liệu có chấp nhận một con người tài năng nhưng lại vô ơn, không nhớ đến cội nguồn của mình?. Chẳng bao giờ có thể, chữ đức luôn trước chữ tài: "Tiên học lễ, hậu học văn". Và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" chính là để nhắc nhở chúng ta về những điều trên.

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ "Uống nước nhớ nguồn"

-> Nghĩa đen: Chỉ đến hành động uống một nguồn nước nào đó cần nhớ đến cái nguồn, nơi đã dẫn nước cho mình uống.

-> Nghĩa bóng: Khuyên nhủ chúng ta cần có lòng biết ơn, luôn nhớ về nguồn cội quê hương mình.

- Ý nghĩa của đạo lý:

+ Cho ta hiểu được cách sống, một đạo đức tốt đẹp.

+ Nhắc nhở ta dù ở đâu, dù là người ntn đều phải nhớ về cội nguồn của bản thân.

- Bàn luận, phân tích:

+ Vì sao ta phải học hỏi theo đạo lý này?

-> Không thể sống vô ơn khi là một con người.

-> Vì nếu không học hỏi, làm theo đạo lý này chúng ta sẽ trở nên vô đạo đức là một kẻ không được tôn trọng quý mến.

- Dẫn chứng:

+ Lễ hội đền Hùng: nhớ ơn về những vị vua hùng lập ra đất nước.

+ Biết ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để mình được sống trong bình yên.

+ Biết ơn bố mẹ.

+ Thương yêu quê hương, đất nước.

- Mở rộng:

+ Phê phán những con người vô ơn, bội nghĩa.

-> Những người con bất hiếu.

- Đánh giá:

+ Đạo lý trên là đạo đức bất hủ mà con cháu ta bao giờ cũng phải học theo.

Kết bài:

- Tổng kết.

- Liên hệ bản thân em.

27 tháng 3 2022

tham khảo:

-ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người.

Khi được thưởng thức một loại quả nào đó chúng ta nhớ đến người trồng cây. Suy rộng ra, trong cuộc sống, khi con người được hưởng bất cứ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

Những hành động thể hiện lòng biết ơn không chỉ khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc vì thành quả của mình được trân trọng. Mà hành động đó còn thể hiện người đó có nhân cách tốt đẹp. Họ sẽ nhận được tình cảm yêu mến đến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Có đôi khi, lòng biết ơn thể hiện ở cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập tốt, sống giản dị tiết kiệm, trân trọng bữa cơm mà chúng ta được ăn hàng ngày… cũng thể hiện được sự biết ơn. Dù là hành động lớn lao hay vĩ đại cũng đều thể hiện được thái độ biết ơn của người thực hiện.

Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Đó chính là sự vô ơn đối với những người đã cho các bạn cuộc sống này. Bởi vậy, chúng ta cần tránh xa lối sống này.

 

Quả là, lòng biết ơn đã đem lại cho con người nhiều điều tốt đẹp. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - một lời khuyên đúng đắn về bài học lòng biết ơn.

 

-uống nước nhớ nguồn:

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn .

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là Uống nước nhớ nguồn . Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu uống nước , nguồn để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.

 Quảng cáo

Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần . Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Quảng cáo

Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc.

Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.

 

Truyền thống uống nước nhớ nguồn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữa gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

 

-bảo vệ môi trường:

Cuộc sống của con người chúng ta hiện nay đang ngày càng được cải thiện và nâng cao cùng với sự phát triển của xã hội, tuy nhiên, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự phát triển mà chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường đối với cuộc sống. Môi trường sống là nơi con người sinh ra, tồn tại và phát triển, gắn liền với tất cả các hoạt động sống của con người, môi trường có tốt thì cuộc sống của con người mới được đảm bảo, vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường theo định nghĩa khoa học là "Một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó". Theo cách hiểu nôm na, môi trường là không gian sống của con người và sinh vật; môi trường sống của con người là toàn bộ những không gian tự nhiên, nhân tạo xung quanh chúng ta cung cấp các yếu tố tối thiểu phục vụ cuộc sống. Mọi sự thay đổi của môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người và mọi tác động của con người cũng ảnh hưởng ngược trở lại môi trường. Môi trường mang lại cho chúng ta bầu không khí để thở và duy trì sự sống, mang lại không gian sinh sống và làm việc cho các hoạt động sống, sản xuất.

Môi trường tạo ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu cho sinh hoạt và sản xuất của con người, bên cạnh đó lại là nơi chứa đựng và đồng hóa mọi chất thải từ hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng chính vì phục vụ cho con người quá nhiều mà con người lại không bảo vệ nên môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm. Khi môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, bầu không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, đất nhiễm hóa chất, tất cả đều không thể phục vụ cuộc sống. Bên cạnh đó, khi môi trường suy thoái đi sẽ mất đi nguồn nguyên liệu cho sản xuất, nền kinh tế khó phát triển. Nguy hại hơn đó là khi môi trường đã không còn khả năng chứa đựng và đồng hóa chất chải của con người, nghĩa là con người đã thải ra môi trường quá mức, vượt quá giới hạn của môi trường, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái.

Nhận thức rõ ràng được tác hại của việc ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc phải bảo vệ môi trường, con người chúng ta hãy ý thức gìn giữ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường, nghiêm cấm các hoạt động làm ô nhiễm môi trường. Môi trường chính là mái nhà chung của con người, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, nếu không bảo vệ chúng ta sẽ tự hủy hoại đi ngôi nhà của mình và rồi sẽ không còn nhà để ở, để tồn tại và sinh sống.

Như vậy, môi trường thực sự rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, không chỉ mang tính ảnh hưởng, môi trường là nhân tố quyết định đến sự sống còn của loài người. Chất lượng môi trường sẽ phản ánh chất lượng cuộc sống và tương lai của con người, vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

thơ được không ah?

12 tháng 12 2021

ko được nha. Do giáo viên ra đề là mỗi tổ hãy kể những câu chuyện về đạo lí Uống nước nhớ nguồn á

9 tháng 6 2016

1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Tìm hiểu đề:
Cần lưu ý:
– Xác định thể loại
– Xác định nội dung:nghị luận về lòng biết ơn.
-Chú ý: từ “suy nghĩ” 
b/ Tìm ý:
Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn:
*Gợi ý:
– Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào?
– Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam?
– Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?

Sau tìm hiểu đề và tìm ý chúng ta sẽ làm dàn ý. Vậy từ dàn ý đề cương của SGK, các em hãy lập dàn ý chi tiết theo từng nhóm sau:

– Nhóm 1: Mở bài
– Nhóm 2: Giải thích câu tục ngữ
– Nhóm 3: Đánh giá nhận xét
– Nhóm 4: Kết bài

Gợi ý: 
–          Cần giải thích những từ ngữ nào?
–          Câu tục ngữ nêu lên đạo lý gì?
–          Câu tục ngữ nhắc nhở những ai?
–          Câu tục ngữ khích lệ mọi người điều gì?

2/Lập dàn bài:

a. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
-Có nhiều cách mở bài:
+ Từ chung è Riêng
+ Từ thực tế è Đạo lí
+ Đưa ra câu tục ngữ có cùng quan điểm hoặc trái ngược với quan điểm cuả vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
b. Thân bài
1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).
2/Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
a/ Khẳng định hoàn toàn đúng
b/ Xác lập luận điểm:
– Tại sao phải có lòng biết ơn?
+ Vì đó là đạo lí làm người
+ Truyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta
+  Cơ sở để xây dựng và phát triển xã hội
+  Nguyên tắc đối nhân xử thế
(Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể)
– Phê phán:
Kẻ vong ân bội nghĩa, ”Ăn cháo đá bát”

 

c. Kết bài
– Khẳng định truyền thống tốt đẹp.
– Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay. è Sống và làm việc theo đạo lí.
Các bạn hãy viết phần thân bài từ dàn bài chi tiết trên:
Nhóm 1 và 3: Giải thích câu tục ngữ.
Nhóm 2 và 4: Nhận định, đánh giá câu tục ngữ

3/ Viết bài

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là  ”Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.

Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.

9 tháng 6 2016

Bài làm

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.



 

17 tháng 9 2021

Tham khảo nha bn

  "Uống nước nhớ nguồn" laf một trong những câu tục ngữ hay của kho tàng văn học VN. Câu tục ngữ dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha a. Ta không được phép quên tổ tiên, những ng đi trước. Lòng biết ơn là phẩm chất quý giá của con ng. Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có, neenta phải học cách biết ơn, để cảm ơn mọi ng

Mk tự viết ko cần lo cô giáo bn nghi là chép mạng :))

17 tháng 9 2021

nhưng đây là mạng mà :V

 

4 tháng 4 2020

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau. 

Dân tộc Việt Nam ta, từ ngàn đời xưa đến nay, các thế hệ đi trước, cha ông ta đã đúc kết rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, để lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, những lời răn dạy quý báu. Có những câu ca dao, tục ngữ, đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam ta, từ ngày còn thơ bé, chắc hẳn ai cũng được nghe những câu như “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”… Những câu tục ngữ đó ai cũng được nghe, được dạy, nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó. Trong vô vàn những câu tục ngữ được truyền đạt lại từ thế hệ đi trước, em thích nhất là câu “Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy Uống nước nhớ nguồn là gì? Chúng ta hiểu như thế nào về Uống nước nhớ nguồn? Có thể hiểu nôm na, ngắn gọn, “uống nước nhớ nguồn” tức là khi chúng ta được hưởng thành quả của những người khác đã làm, để cho mình có đc một cuộc sống, hoặc một điều gì đó tốt đẹp hơn, thì chúng ta cần phải nhớ đến công lao của những người đã hy sinh, để ta được hưởng những thành quả đó.

Đối với chúng ta, công ơn lớn nhất có lẽ là ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, rồi nuôi dạy đến khi khôn lớn, chúng ta cần phải nhớ đến công ơn của cha mẹ ta.

Chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, đất nước độc lập, chúng ta cũng cần phải nhớ đến công ơn của những thế hệ anh hùng đi trước, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh thân mình để đời sau có được cuộc sống hòa bình, ấm no.

Với người dân Việt Nam ta, hàng năm thường tổ chức lễ vu lan báo hiếu vào ngày 7/7, đó là để tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, cũng như những thế hệ đã ngã xuống bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Đó thật sự là một nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

Uống nước nhớ nguồn, nhớ nguồn không chỉ là nhớ đến những công lao đó. Mà chúng ta còn cần phải tiếp tục phát huy những giá trị của những điều đó. Ví như nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô. Chúng ta cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, trở thành những người có ích cho đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biết nhớ đến công ơn của người đi trước, cũng có những “ con sâu làm rầu nồi canh”. Họ ngược đãi chính cha mẹ mình, những người đã sinh thành và nuôi nấng họ. Không chỉ thế, họ không biết nhớ đến công ơn của những thế hệ đi trước, hoặc những người đã giúp đỡ mình,họ sẵn sàng phủ nhận những điều người khác đã giúp đỡ mình. Thật sự đau lòng cho những con người như thế.

Thật vậy, mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đã và đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này, cần phải tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng nhau xây dựng một đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn, để các thế hệ sau có thể cùng nhau “Uống nước nhớ nguồn”.

k cho m nha

17 tháng 3 2023

help