hãy nêu cảm nhân của em về Di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng La Ngà; theo em làm thế nào để giữ gìn & phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn huyện
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.
Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.
Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.
Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.
Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn. Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác. Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.
Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống
Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.
Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.
Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.
Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.
Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.
Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.
Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.
Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn. Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác. Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.
Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống
Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.
Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.
Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.
Cho gợi ý:
Chúng tôi biết đến Công viên tượng đài chiến thắng La Ngà trong một chuyến đi tình cờ ghé lại làng nổi La Ngà. Đây là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của Chi đội 10 Liên quân 17 và Trung đội Quốc vệ đội huyện Xuân Lộc vào ngày 1/3/1948. Ngồi dưới bóng mát rặng liễu già trong gió xuân, ngước nhìn lên tượng đài chiến thắng La Ngà cao vời vợi, chúng tôi như chìm vào những ngày quân ta đánh Pháp…
Cụm di tích chiến thắng La Ngà trải dài hơn 9 km theo đoạn Quốc lộ 20 từ cây số 104 đến 113 qua 3 xã thuộc huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai; Phú Ngọc, Ngọc Định và Phú Hiệp. Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã cho xây dựng Quốc lộ 20, biến tuyến đường này thành đường giao thông chiến lược nối liền Sài Gòn với Đà Lạt, từ Đà Lạt còn có nhiều con đường xuống các tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung và nối liền các tỉnh Tây Nguyên với vùng Hạ Lào.
Đoạn đường quốc lộ chạy qua cụm di tích chiến thắng La Ngà ngày xưa chỉ là con đường nhựa khoảng 6m với nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, có những đoạn dốc cao kéo dài, độ dốc trung bình từ 10 - 150. Phía tây, đường chạy theo những triền núi cao, cách sông Đồng Nai 7km. Phía đông, đường dốc thoải dần xuống thung lũng, có chỗ là vực sâu.
Khi cuộc tiến công vào căn cứ địa Việt Bắc (Thu Đông 1947) bị thất bại, thực dân Pháp quyết định tập trung lực lượng vào Nam Bộ và liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét với qui mô lớn đánh phá các căn cứ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Biết được vào đầu tháng 3/1948 địch sẽ tổ chức một cuộc họp quan trọng ở thành phố Đà Lạt nhằm bàn kế hoạch đẩy mạnh càn quét bình định vùng Nam Bộ, để đảm bảo an toàn cho cuộc họp này, chúng sẽ đưa một lực lượng lớn quân Pháp hành quân bằng cơ giới theo đường bộ từ Sài Gòn lên Đà Lạt, Bộ Tư lệnh Nam Bộ đã giao nhiệm vụ cho Chi đội 10 (tương đương Trung đoàn) được tăng cường Liên quân 17 và một số phân đội trinh sát, công binh trợ chiến tổ chức tiêu diệt đoàn xe của địch.
Nghiên cứu, trinh sát, tìm hiểu tình hình, Chỉ huy Chi đội quyết định chọn đoạn đường từ La Ngà đến Định Quán làm nơi tổ chức trận địa phục kích từ km 104 (cách đồn La Ngà 3 km về phía Sài Gòn) đến km 113 (cách đồn Định Quán 2 km về phía Đà Lạt. Đây là đoạn đường dài 7km, chạy quanh co theo các cánh rừng, có địa hình cao hơn mặt đường từ 1 đến 1,5 m, nhiều nơi cao từ 5 – 6m. Đặc biệt điểm cao 206 có thể khống chế toàn bộ khu vực. Đồng thời đó cũng là một trận địa vừa thuận lợi cho việc phục kích và vận động bất ngờ từ trên caao đánh xuống mặt đường vừa có sông Đồng Nai ở phía tây là hào chắc thiên nhiên đảm bảo cho bộ đội ta rút lui an toàn sau trận đánh.
Lực lượng tại chỗ của địch ở 2 đồn Định Quán và La Ngà luôn tích cực bảo vệ đoạn đường xung yếu này. Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết định chia đoạn đường dài này làm 3 khu vực A, B, C và bố trí lực lượng tập kích. Tiểu đoàn Xuân Lộc (thiếu đại đội 5) bố trí ở khu vực A (từ km 111 đến km 113 phía Định Quán) có nhiệm vụ chặn đầu xe thiết giáp và lực lượng hộ tống, mở đường và chặn đánh địch từ Định Quán xuống tiếp viện. Liên quân 17 bố trí ở khu vực B (từ km 108 đến km 111, đoạn giữa La Ngà và Định Quán) có nhiệm vụ diệt đoàn xe vận tải địch di chuyển trong khu vực.
Tiểu đoàn Tân Uyên bố trí ở khu vực C (từ km 105 đến km 108, phía cầu La Ngà) có nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng đi phía sau, đồng thời sẵn sang đánh địch từ đồn La Ngà lên ứng cứu. Đại đội 5 (thuộc Tiểu đoàn Xuân Lộc) được giao nhiệm vụ phối hợp với du kích các địa phương Hồ Hải, Trảng Bom, Bàu Cá quấy rối địch từ xa, nhằm làm chậm tốc độ hành quân của chúng sao cho khi đoàn xe đến khu vực trận địa phục kích vào từ 15 đến 16 giờ (theo thông lệ từ 12 – 13 giờ), là thời điểm có nhiều sương mù, hạn chế tầm nhìn hoạt động của máy bay địch bằng vô tuyến điện. Ban chỉ huy Chi đội còn phái một phân đội trinh sát phối hợp với lực lượng quân báo Sài Gòn – Gia Định nắm chắc mọi hoạt động của địch ngay từ lúc xuất phát.
Sau khi máy bay trinh sát địch bay dọc trục đường không thấy dấu hiệu khả nghi, đúng 15 giờ ngày 1/3/1948, một đoàn xe hơn 60 chiếc của địch, có xe thiết giáp và một đại đội lính Âu Phi hộ tống tiến vào khu vực phục kích của ta. Đoàn xe lần lượt qua các khu vực C, B. Vừa hành quân, địch vừa dùng hỏa lực trên xe bắn 2 bên đường để trấn an tinh thần hòng nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Đúng 15 giờ 10 phút, tốp xe đi đầu vào đúng chỗ đường ngoặt của khu vực phục kích A, ta cho nổ địa lôi phát lệnh tấn công. Một xe thiết giáp cùng 2 xe chở lính đi đầu bị trúng địa lôi bốc cháy. Viên chỉ huy đoàn xe cùng bộ phận thông tin tan xác ngay tại chỗ.
Ngay sau đó ở khu vực A và B, theo lệnh của chỉ huy, bộ đội ta bắn mãnh liệt vào đội hình xe địch, đồng thời ào ạt xung phong chia cắt, tiêu diệt từng chiếc xe của địch. Bị đánh bất ngờ, quân địch không kịp phản ứng, đội hình rối loạn, hàng chục chiếc xe đâm sầm vào nhau. Quân địch nhảy ra khỏi xe, đa số bị quân ta tiêu diệt, số còn lại tháo chạy vào rừng. Tại khu vực C, sau khi nghe thấy tiếng địa lôi của bộ phận chặn đầu, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tân Uyên lập tức cho nổ mìn diệt 3 xe chở quân của địch, đồng thời ra lệnh cho đơn vị xung phong. Một số xe phía sau của địch thấy phía trước bị đánh liền dừng lại ở phía đông cầu La Ngà tổ chức lực lượng lên ứng cứu. Tiểu đoàn Tân Uyên dùng hỏa lực ngăn chặn, đồng thời chia thành nhiều mũi đánh vào hai bên sườn địch, bẽ gãy 2 đợt phản kích của chúng, đảm bảo cho chi đội tiêu diệt đoàn xe địch rồi rút về an toàn.
Gần 1 giờ chiến đấu, bộ đội ta đã phá hủy 59 xe các loại của địch, tiêu diệt tại chỗ 150 tên (có 25 sĩ quan), trong đó có đại tá Patruite (Tổng tham mưu phó đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương) và đại tá Desérigné (Chỉ huy bán lữ đoàn lê dương thứ 13), bắt sống gần 300 tên. Chiến thắng La Ngà là một trận phục kích xuất sắc và là sự cổ vũ lớn đối với sự nghiệp kháng chiến đồng thời đánh dấu bước phát triển mới về trình độ tổ chức chỉ huy và khả năng đánh vận động chiến của bộ đội chủ lực ta trên chiến trường Nam Bộ. Nó đã gây tiếng vang lớn ở Sài Gòn, ở trong nước và sang cả nước Pháp. Quốc hội Pháp phải chất vấn Chính phủ về trận La Ngà. Viên đại tá Thalès – Chỉ huy trưởng khu vực Đồng Nai thượng bị giáng chức nên đã tự tử.
Theo Đại tá – Tiến sĩ Vũ Tang Bồng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam: “Trận La Ngà khiến cả nước Pháp bàng hoàng, bởi trước các luận điệu dối trá của bọn thực dân hiếu chiến, chính giới Pháp tưởng rằng Nam Bộ là một chiến trường đã bình định xong. Hơn 20 năm sau (1971), trong cuốn hồi kí, khi nhắc tới trận La Ngà, tướng Ra – un Xa – lăng, viên tướng có thâm niên nhất của quân đội viễn chinh Pháp trên chiến trường Đông Dương thừa nhận: “Đây là một trận đánh tuyệt diệu cả về tổ chức, chỉ huy và nắm thời cơ nổ súng, là trận đánh “bất hạnh” đối với quân viễn chinh Pháp!”.
Ngắm nhìn công viên tượng đài chiến thắng La Ngà từ phía trên cầu La Ngà, từ phía dưới lòng làng nổi La Ngà và từ trên bậc thềm tam cấp tượng đài, tôi mang những cảm giác khác nhau nhưng tựu trung có một điều gì đó rất tự hào về quân đội ta trong những ngày đánh Pháp.
Ngồi trên sườn đồi công viên với gió xuân lồng lộng, tôi phóng tầm mắt ra xa, bên kia cầu La Ngà, những nhà máy đường, nhà máy rượu đang hoạt động, khói tỏa nghi ngút. Phía dưới lòng sông, chi chit những chiếc lồng bè nuôi cá uốn lượn tựa như hình chữ S. Dưới thềm tam cấp là hình ảnh hân hoan của 2 đội bóng chuyền nam miệt mài tung bóng dưới cái nắng chói chang. Và trong bóng mát của những tán cây quanh tượng đài là hình ảnh nên thơ của các cô cậu học trò. Một cảm giác quê hương thanh bình đến lạ!
Bên dưới bóng rặng liễu dưới chân tượng đài, tôi đã gặp ông lão Nguyễn Xuân Chiến (sinh năm 1932) ở tổ 10, ấp 5 xã La Ngà, huyện Định Quán – Đồng Nai – một người bán kem dạo dừng chân nghỉ mát. Ông không giấu niềm tự hào: “Tôi sống ở nơi đây suốt mấy chục năm qua. Hàng ngày tôi bán kem đi ngang qua tượng đài, bóng mát của những hàng cây nơi đây đã che bóng cho tôi nghỉ mệt. Ngồi nơi đây, ngắm nhìn dòng sông La Ngà, làng nổi, những khu phố đông đúc dân cư, tôi thấy lòng lâng lâng một niềm vui khó tả.
Nơi đây đã thay đổi rất nhiều, không như thuở đánh Pháp, 2 bên đường chỉ toàn là rừng già, người ta có thể nhìn thấy những bãi phân voi thật to nằm trên đường vào buổi sáng. Chiều đến rừng vắng vẻ đến lạ thường và mùa mưa sương mù giăng đầy, phủ kín cả cánh rừng làm mọi thứ càng âm u, tĩnh lặng. Thật sự, chiến thắng La Ngà đã khiến người dân địa phương chúng tôi rất tự hào về quê hương mình và vô cùng biết ơn những con người đã chiến đấu không mệt mỏi để mang lại sự yên bình cho đất nước!”.
Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn Cầu Giấy mà em biết.
- Chùa Hà
- Chùa Cót
- “Tứ danh hương”: Mỗ – La – Canh – Cót”
* Hiểu biết
- Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, nay toạ lạc tại 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.
- Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào.
- Chùa Cót nhìn về hướng tây-nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch.
- Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ
- Chùa Cót là một di tích lịch sử: năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít-tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã.
* Để bảo tồn
- Nâng cao công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.
- Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.
Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.
Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”
Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.
Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.
Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.
Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.
Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.
2.
Đặc điểm khí hậu vùng Châu ÁĐây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng vực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:
Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cựcĐới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực BắcĐới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu xích đạoDo lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.
Phân loại khí hậu châu á+ Khí hậu gió mùa bao gồm các luồn khí gió mua cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều. Khi vào mùa đông thì khí hậu hoàn toàn trái ngược lại, thời thiết khi đó sẽ khô lạnh và mưa ít, có gió từ lục địa thổi ra.
+ Khí hậu lục địa đây là loại khí hậu vô cùng phổ biến ở các cùng nội địa liên bang nga và khu vực tây nam á. Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến. Nhưng khi nào mùa đông, thì thời tiết sẽ trở lên lạnh và khô, lượng mưa trung bình ở khí hậu lục địa dao động từ 200 đến 500mm, độ ẩm không khí thấp do quá trình bốc hơi rất nhanh và lớn.
Nguyên nhân thắng lợi
-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.
-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.
- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
- Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...
Ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Ý nghĩa:
- Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược.
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
bạn tham khảo ở đây nha:
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/545326.html
cái gì mà ngộ vậy
người ta hỏi một đường bạn trả lời một nẻo