I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:
LỜI RU CỦA MẸ
Xuân Quỳnh
Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát. Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng. Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống. | Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con. Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. |
(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ “Lời ru của mẹ” được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do. B. Lục bát. C. Bốn chữ. D. Năm chữ.
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ trên?
A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận
C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
D. Biểu cảm kết hợp nghị luận
Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn.”
A. Nhân hoá. B.So sánh C. Điệp ngữ D. Hoán dụ
Câu 4 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.
A. Đúng B. Sai
Câu 5 (0,5 điểm):Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu thơ: “Trên đường xa nắng gắt”?
Top of Form
A. Trên đường xa nắng gắt B. Trên đường xa
C. Nắng gắt D. Đường xa nắng gắt
Câu 6 (0,5 điểm): Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật (tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát…) cho em biết “lời ru” được nhìn dưới con mắt của ai?
A. Bà nội.
B. Người mẹ.
C. Cô giáo.
D. Người con.
Câu 7 (0,5 điểm): Trong bài thơ, tác giả so sánh “lời ru” với những hình ảnh nào?
A. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, cánh đồng.
B. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát
C. Biển rộng, giấc mộng, ngọn cỏ, bầu trời
D. Tấm chăn, giấc mộng, dòng sông, bóng mát
Câu 8 (0,5 điểm): Xác định chủ đề của bài thơ “Lời ru của mẹ”.
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu đất nước
C. Tình mẫu tử
D. Tình cảm gia đình
Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, hãy nêu ý nghĩa lời ru của mẹ (trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu).
Câu 10 (1,0 điểm): Kể ít nhất 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình.
Giai điệu những khúc ru nhẹ nhàng, ngọt ngào mà sâu nặng tình người, gửi gắm trong đó nhiều ý tứ. Nội dung bài hát ru là những bài đồng dao, ca dao, dân ca, hò, vè dân gian, hoặc là những bài thơ… được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mỗi vùng, mỗi miền lại có lối hát ru riêng, rất đa dạng, mang đậm bản sắc của địa phương, nhưng đều có nét chung là dễ thấm, dễ lọt vào lòng người.
Tôi sinh ra, lớn lên ở Thuận Thành (Bắc Ninh) thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sinh ra đã được hưởng hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Bà nội là người trông nom, chăm sóc tôi và các em tôi khi đó.
Tôi nhớ bà hay hát ru anh em chúng tôi ngủ. Nhớ những đêm hè oi bức và khuya khoắt… bố, mẹ ra sân kho hợp tác xã đập lúa, chia rơm, thóc ngày mùa hoặc những trưa hè nắng chang chang đến nhức mắt, bố mẹ đập đỗ, đập ngô ở sân phơi hoặc bóc, cạo và phơi đay... bà thường bế em tôi nằm trên võng và hát ru em ngủ.
Giờ đây, đã xa rồi những năm tháng tuổi thơ, nhưng mỗi khi được nghe những khúc hát ru, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến…
Khi còn bé, tôi không thể nhận biết đầy đủ cái hay cái đẹp của hát ru. Lớn lên tôi dần nhận thấy, hát ru với những âm thanh du dương đã giúp trẻ thư giãn, dễ ngủ và ngủ ngon:
À… ơi
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! Ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng.
Có sáo thì sáo nước trong,
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.
…
À… ơi
Con cò bay lả bay la,
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
…
À… ơi
Chú cuội ngồi gốc cây đa,
Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Cha thời cắt cỏ trên trời,
Mẹ thời phóng ngựa đi mời quan viên.
...
Song, hát ru không đơn thuần là để giúp bé dễ ngủ, ngủ sâu. Nội dung chứa đựng trong những khúc hát ru còn biểu hiện những tình cảm nhân văn như tình yêu quê hương, đất nước:
À…ơi
Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn dò.
…
Hay tình cảm gia đình, tình yêu thương giữa con người với con người. Kkhi nghe hát ru, bé tiếp nhận nhẹ nhàng thông điệp này từ bà, từ mẹ bằng tình cảm yêu thương, trìu mến, nâng niu:
À…ơi
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một đời thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
…
Cái ngủ:
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa chưa về
Bắt được con trắm con trê
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn
Ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng 3
Mèo già ăn trộm, mèo ốm phải đòn
Mèo con phải vạ, con quạ chết trôi
…..
Hát ru là những tâm sự của người hát với bé; là lời tâm sự của người hát với người xung quanh và còn là lời tâm sự của người hát với chính mình:
À…ơi
Trời còn khi nắng khi mưa,
Người ta cũng có sớm trưa thất thường.
….
À…ơi
Ru con con ngủ cho rồi,
Mẹ ra chỗ vắng mẹ ngồi than than.
Trách ai tham đó bỏ đăng,
Thấy Lê bỏ Lựu, thấy trăng quên đèn.
Bởi anh tham trống bỏ kèn,
Ham chông bỏ mõ, ham đèn bỏ trăng.
…
Thông qua lời ru, người bà, người mẹ còn khuyên giải, phê phán, giáo dục con cháu một cách sâu sắc, tế nhị:
À…ơi
Cờ bạc là bác thằng bần,
Ruộng nương bán hết cho chân vào cùm.
Hoặc là:
À…ơi
Cái cò là cái cò quăm,
Chưa đi đến chợ đã chăm ăn quà.
Ăn từ bánh đúc, bánh đa,
Củ từ, khoai nướng, liền cà cháo kê.
Ăn xong dở dậy đi về,
Thấy hàng chả chuột lại lê chân vào.
“ Cặp này bà bán ra sao?”
“ Ba đồng một chục đời nào tôi mua”.
Nói dối rằng để cho chồng,
Ra đến ngoài đồng ngả nón xuống ăn.
…
Những khúc hát ru cứ vậy hàng ngày, hàng giờ thấm dần vào tâm hồn những đứa trẻ khi xưa. Lời ru ngọt ngào thực sự là những “dưỡng chất” bằng tinh thần giúp trẻ phát triển trí tuệ và tâm hồn. Âm hưởng đó cứ theo chúng ta suốt cuộc đời. Không phải vô cớ mà trong bài thơ Lời ru của mẹ, nhà thơ Hồ Dzếnh cứ da diết mãi :
Kiếp sau xin lại làm người,
Để nghe non nước vọng lời mẹ ru.
Tiếc rằng, trong đời sống hiện nay, thật khó để những khúc hát ru như thế tiếp tục được cất lên trong những gia đình nhỏ. Chúng ta hãy tùy theo sức của mình để góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và việc bảo tồn những khúc hát ru nói riêng. Hãy để những đứa trẻ thời hiện đại được lớn lên trong sự ngọt ngào, êm ái của những lời ru.
Sai thj thui nha !!!
Bài văn hay đoạn văn ạ? Mình làm bài văn ngắn thôi nhé! Có gì bạn triển khai ý thêm hộ mình!
Bài làm:
Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa... Bà được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.
Hai khổ thơ đã thể hiện tình yêu thương con tha thiết của người mẹ qua lời ru ngọt ngào, triu mến. Lời ru ngọt ngào ấy nuôi dưỡng con từ thuở con còn nằm trong nôi cùng với sự âp ủ, che chở của mẹ và lời ru ấy đã vỗ về, nâng giấc con trong những năm tháng tuổi thơ. Lời ru của mẹ theo con suốt của đời, ở mọi nơi, mọi lúc, đi cùng con khi con trưởng thành: làm dịu mát tâm hồn con trong những ngày hè, nâng đỡ con khi con lên núi cao, ra biển rộng.
Hình ảnh so sánh và điệp ngữ "lời ru" góp phần khẳng định: lời ru ấy chính là tình yêu thương tha thiết mẹ dành cho con trong suốt cuộc đời, là khát vọng mong ước con khôn lớn, có thể vượt mọi khó khăn để hướng tới tương lai rộng mở.
Cùng với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ bình dị, nhịp điệu thiết tha, trìu mến. Hai khổ thơ đã bày tỏ khát vọng của một người mẹ mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Lời ru ấy làm đẹp thêm tình cảm gia đình, tình mẹ con, làm đẹp thêm tình cảm thiêng liêng nhưng cũng rất thân thuộc và gần gữi ấy.