Đề: Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo hiện nay của học sinh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, đất nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng với các nước trên thế giới. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩ trách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội.
Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi nhà trường. Nhưng đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng. Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/module-gvpt-12-phoi-hop-giua-nha-truong-gia-dinh-va-xa-hoi-de-thuc-hien-hoat-dong-day-hoc-cho-hoc-sinh-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong
Thời gian luôn không ngừng trôi và cuộc sống của con người chúng ta cũng không ngừng đổi mới. Bởi vậy, ta không chỉ đơn thuần sống trong môi trường duy nhất mà luôn có sự cọ xát với nhiều môi trường khác nhau. Từ đó mà chúng ta hình thành dần các thói quen sống. Và giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo đang dần phổ biến. Đây là vấn đề nhạy cảm mà mỗi người, đặc biệt giới trẻ chúng ta cần suy ngẫm.
Trước hết, bạn hiểu như thế nào là thói quen sống ảo?
Theo tôi, đó là thói quen sống trong thế giới ảo – bản sao dị dạng của thế giới thực: giả tạo, mơ hồ và đơn độc. Với sự tiếp xúc với các môi trường như truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội... thói quen sống ảo dần được hình thành. Từ đó xuất hiện hai con người, hai cá tính ảo và thực, có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau, nó không giống với hình ảnh "kẻ song trùng".
Thói quen sống ảo tựa như một chất gây nghiện nhưng đồng thời mở ra một chân trời mới cho những ai biết vận dụng, kiểm soát nó.
Trong giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo dường như đã trở nên phổ biến. Ta dễ dàng bắt gặp ở những người bạn quanh mình. Đó là những mối tình ảo, các mối quan hệ ảo theo kiểu ngôn tình... Để gây sự chú ý của mọi người, nhiều bạn trẻ đã chìm trong cuộc sống ảo với những trò lố khoe tiền, đồ hiệu, giả chết, khoe những hình ảnh nóng lên các trang mạng xã hội.
Đã có nhiều vụ việc dở khóc dở cười quanh việc sống ảo, bạn có biết câu chuyện của cô gái Lê Thị Tú Ngà có tài khoản Facebook tên Lê Khả Ái đã làm dậy sóng cộng đồng mạng khi nhìn thấy mặt mộc của cô gái?
Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại. Thói quen sống ảo đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.
Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này và theo bạn, lý do đâu mà thói quen sống ảo lại trói buộc chúng ta như vậy?
Tuổi trẻ với nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn, vậy nên chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô, cả thế giới dường như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.
Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, hèn nhát đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.
Đương nhiên cũng không thể chỉ quy chụp nguyên nhân do sự nông nổi của tuổi trẻ, cuộc sống với guồng quay tất bật, trong chúng ta không ai tránh khỏi được những áp lực bủa vây từ việc học tập, bạn bè rồi gia đình.
Ngoài ra do sự phát triển của công nghệ thông tin – con dao hai lưỡi, giới trẻ với sự hiếu kỳ, tò mò, những tính năng mới rồi vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí, ý thức tự chủ còn hời hợt. Sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội còn nhiều thiếu sót cũng là một nguyên nhân.
Ai trong chúng ta từng suy nghĩ tới hậu quả? Có chăng cũng chỉ là thoáng qua rồi chậc lưỡi, bàng quan với những gì đang diễn ra. Bạn có biết thói quen sống ảo nếu không kiểm soát sẽ tác động mạnh tới tâm lý và nhân cách chúng ta rối loạn tâm lý, sống hoang tưởng, tiêu cực, có thể có hành vi chống đối xã hội, hay dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm.
Ngoài ra, sống ảo còn tốn thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả học tập của chúng, có thể còn phải đón nhận ánh nhìn không mấy thiện cảm từ mọi người. Không những vậy đôi khi còn trở thành cầu nối cho bọn tội phạm. Bởi thế giới ảo và thế giới thực tồn tại mâu thuẫn trong con người bạn nên rất khó để hòa nhập với thế giới thực vốn đầy rẫy những va chạm.
Và rồi chúng ta sẽ dần bị cô lập, thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc bạn bởi một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ "siết cổ" dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của bạn.
"Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước". Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.
Thế giới ảo có nhiều điều thú vị, chúng ta không thể áp đặt, quy chụp cho nó tất cả những xấu xa... Song cần nhìn nhận và đánh giá đúng mức nếu không sẽ tự biến mình thành những kẻ bệnh hoạn.
Vấn đề chính là mục đích, liều lượng và cách sử dụng thói quen sống ảo, đòi hỏi ở chúng ta một bản lĩnh. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ lạm dụng việc sống ảo, đồng thời dẫn dắt họ ra khỏi vùng tăm tối đang che mắt họ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước, bởi vậy phải sống sao cho xứng với những máu xương mà thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ độc lập hòa bình.
Cửu Bá Đao từng viết: "Tuổi thanh xuân của chúng ta như cơn mưa rào, dù bị ướt nhưng ta vẫn muốn quay lại đằm mình thêm lần nữa". Hãy sống sao để khỏi phải nuối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài sống phí.
Bạn và tôi, chúng ta hãy mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao nó vẫn sinh động hơn nhiều so với thế giới ảo.
Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống rắn thép để vượt qua mọi cám dỗ, hãy thẳng thắn sống với hoàn cảnh và thân thế của mình. Nhút nhát, trốn chạy chẳng thể giải quyết được vấn đề.
Như Nguyễn Khải từng nói: "Để sống được tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời nhưng sống sao cho có phẩm hạnh, có đạo đức nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững". Vậy nên đừng trong một phút nhất thời mù quáng mà tin vào việc sống ảo sẽ giải quyết được mọi chuyện.
Thói quen sống ảo nếu không có sự giám sát, quản lý của lý trí, nó sẽ biến thành một loại axit, ăn mòn dần tuổi trẻ của chúng ta. Là người trẻ tuổi, đã có lúc tôi cũng cho phép mình bước vào thế giới ảo, sống trong đó ít lâu nhưng chưa bao giờ cho phép lý trí mình ngủ quên ở thế giới ấy.
Bằng chứng thiết thực chính là ngày hôm nay, tôi đã đang và dám sống thật với chính bản thân mình – tâm sự với bạn về suy nghĩ chân thành của tôi về thói quen sống ảo. Còn bạn thì sao?
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mạng xã hội trở thành nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó do quá lạm dụng các ứng dụng tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo. Về vấn đề này, báo điện tử Dân Trí có bài: Bi hài "hot girl" sống "ảo". Bài báo đề cập đến hiện tượng sống ảo của không ít bạn trẻ ngày nay.
Theo bài báo, hiện nay có nhiều bạn trẻ đăng hình lên các trang mạng xã hội với mục đích tự đánh bóng tên tuổi của mình, khoe sắc đẹp, khoe thân thể với những tấm hình đã qua chỉnh sửa, trong khi thực tế lại khác hẳn. "Hot girl" được nói tới trong bài báo chỉ là một trường hợp trong vô số những bạn trẻ hiện nay đang đắm chìm trong thế giới ảo với những bức ảnh được chỉnh bằng phần mềm Camera 360 độ. Có thể nói, đây là trường hợp điển hình cho lối sống ảo của một bộ phận thanh niên hiện nay.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận "Sống ảo" là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!..... và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Bệnh ảo tưởng đối với một bộ phận người trẻ là có nguyên nhân. Trước tiên là nguyên nhân tâm lý: Nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại. Suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. Nhiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạnh chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là "anh hùng bàn phím" đã gây ra nhiều mâu thuẫn.
Sống ảo mang đến nhiều hệ luỵ cho cọn người. Có nhiều bạn xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Có hiện tượng phổ biến là nhiều bạn yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo? Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.
Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.