K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2018

Quy trình làm tranh Đông Hồ

Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.

Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.

In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.

Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.

13 tháng 1 2018

Cách in ấn và vẽ

Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.

Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.

Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị.

Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.

Màu sắc và cách tạo màu

Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn.

Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông Hồ.

14 tháng 2 2020

nhầm chút síu mĩ thuật mới đúng

thì cứ nhìn hình mà cọp pi lại thôi

 vẽ trang nào dễ ý ko khó đâu

15 tháng 3 2021

Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, chân quê (màu lá, màu đất), thể hiện những nét mộc mạc mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Tranh Hàng Trống thì được vẽ trên giấy dó, giấy xuyến chỉ hoặc giấy báo. Màu sắc trong tranh Hàng Trống cũng có những nét riêng so với các dòng tranh.

24 tháng 11 2021

C

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

9 tháng 1 2018

Giống nhau: là tranh dân gian Việt Nam 
Khác nhau: 
* Tranh Hàng Trống 
Tranh được làm và bày bán tại phố Hàng Trống (Hà Nội). 
Tác giả là các nghệ nhân Hàng Trống. 
Hình ảnh sống động như thật 
Tranh in nét viền bằng màu đen rồi vẽ màu bằng phầm nhuộm 
*Tranh Đông Hồ 
Sản xuất tại làng Đông Hồ (Bắc Ninh). 
Tác giả là những người nông dân. 
Thường là các hình ảnh đã được cách điệu 
Màu sắc là những màu lấy từ thiên nhiên như than, sỏi đỏ tán mịn …

9 tháng 1 2018

Giống : 
Cả 2 loại tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống đều thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam 
Khác : 
1- Chế tác : Tranh Đông Hồ đùng nhiều bản khắc, mỗi bản một mầu khác nhau. Mầu tự nhiên chế ra từ cỏ cây hoa lá. Tranh Hàng Trống chỉ dùng 1 bản khắc nét đen đầu tiên, sau đó in vào giấy dó được bồi dầy. Khi giấy đã khô người nghệ nhân sẽ tô mầu . Tức là loại tranh vừa khắc vừa vẽ . 
2. Về chất liệu : Tranh Đông Hồ rất độc đáo là dùng giấy dó nhưng phủ điệp ( vỏ sò, điệp giã nhỏ pha hồ loãng quết đều lên mặt giấy , khi khô sẽ tạo những chấm óng ánh rất đẹp ). Tranh Hàng Trống không phủ điệp và thường khổ to hơn tranh Đông Hồ. 
3. Về đề tài, tranh Hàng Trống là tranh thờ và tranh treo Tết. Đề tài tôn giáo chiếm đa số. Trong khi Đông Hồ là dòng tranh thuần dân gian, có 1 bộ để thờ nhưng chủ yếu vẽ những cảnh sinh hoạt gần gũi với người lao động. Một số tranh vẽ các nhân vật lịch sử, các truyện cổ tích thần thoại dân gian. Người ta mua tranh Đông Hồ về treo Tết coi như 1 lời chúc mừng Năm Mới. Hết Tết bóc đi, Tết sau lại mua tranh khác . 

7 tháng 5 2023

- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.

- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:

+ Một số bức tranh Đông Hồ: Đám cưới chuột, Lợn ỷ có xoáy Âm dương, Tranh "Đàn gà" hoặc "Sân gà" cầu chúc cho sự sung túc, đông con và an nhàn.

+ Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp; trộn với hồ dán; rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó.

+ Quá trình chế tác:

- Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.

- Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.

- In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.

- Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.

- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:

+ Một số bức tranh Đông Hồ: Lợn đàn, Vinh quy bái tổ, Đám cưới chuột,…

+ Loại giấy sử dụng để in tranh Đông Hồ là giấy điệp.