a) nhu cầu nghị luận.
(1) Trong cuộc sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không?
- Vì sao trẻ em cần đi học?
- Vì sao mọi người nên có bạn?
(2) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, người ta có thường viết/ nói bằng các kiểu văn bản như miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không? Vì sao?
(3) Để thuyết phục người đọc/ người nghe về những vấn đề trên (hay để trả lời những câu hỏi ấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình,... người ta thường sử dụng các kiểu văn bản như xã luận, bài bình luận,... Hãy kể tên một số kiểu văn bản khác mà em biết.
b) Thế nào là văn bản nghị luận
(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì?
(2) Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
(3) Để các ý kiến có sức thuyết phục đối với người đọc, tác giả đã nêu những lí lẽ cụ thể nào?
(1) Đó là các câu hỏi và tình huống rất thường gặp trong thực tế
(2) Ta không thể diễn đạt cho người nghe/ người đọc bằng kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện được.
Vì : Các kiểu phương thức đó không phù hợp với các trướng hợp này.
(3) Một số kiểu văn bản khác :
+ Bài báo
+ Bài hùng biện
+ Bài phát biểu
b)
b) Thế nào là văn bản nghị luận :
(1) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
(2) Bài viết nêu ra những ý kiến:
Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
(3) Tác giả nêu ra những lí lẽ :
Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.