ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(...) Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là Hướng dương. Hoa Hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời. Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mình hướng về mặt trời mặc cho những lời đường mật của ong bướm, lời thì thầm của gió và sự dịu dàng của mây; mặc cho những tia nắng chói chang nóng rát chiếu vào hoa vẫn
vàng tươi và tràn đầy sức sống.
Hoa Hướng dương tượng trưng cho sự tích cực, vươn lên luôn hướng ra ánh
sáng. Chính vì thế mà hoa Hướng dương luôn mang màu vàng ấm áp thắp sáng
những nơi tối tăm cho cuộc sống tươi mới và đầy sức sống. Hãy luôn nhìn vào
điểm tích cực của cuộc sống giống như Hướng dương luôn hướng về phía mặt
trời chứ không phải những đám mây đen.
Trong cuộc sống rồi ai cũng sẽ có lúc cảm thấy cô đơn mệt mỏi nhưng bạn
hãy nhớ rằng có khó khăn, nghịch cảnh luôn luôn tồn tại trong cuộc sống này để
thử thách bản lĩnh, nghị lực và ý chí của mỗi chúng ta. Nên hãy luôn hướng về
những điều tốt đẹp như bông hoa Hướng dương hướng về mặt trời nhé!
(Nguồn trích dẫn từ Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm): Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. tự sự
B. miêu tả
C. nghị luận
D. biểu cảm
Câu 2. (0,5 điểm): Đoạn một của ngữ liệu có mấy từ láy?
A. một
B. hai
C. ba
D. bốn
Câu 3. (0,5 điểm): “Hãy luôn nhìn vào điểm tích cực của cuộc sống, giống
như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời chứ không phải những
đám mây đen” . Câu văn trên thuộc kiểu câu gì?
A. câu nghi vấn
B. câu cầu khiến
C. câu cảm thán
D. câu trần thuật
Câu 4. (0,5 điểm): Nêu tác dụng của kiểu câu em vừa xác định ở câu 3?
A. nhằm khuyên nhủ con người sống vui vẻ
B. nhằm khuyên nhủ con người sống hòa đồng
C. nhằm khuyên nhủ con người sống lạc quan, tích cực
D. nhằm khuyên nhủ con người biết yêu thiên nhiên
Câu 5. (0,5 điểm): Từ « hướng dương » trong « hoa hướng dương » có nghĩa là hướng về mặt trời ?
A. đúng
B. sai
Câu 6. (0,5 điểm): Nội dung chính đoạn một của ngữ liệu ?
A. bàn về ý nghĩa của hoa hướng dương
B. bàn về cách sống của con người từ hình ảnh hoa hướng dương
C. bàn về nét đặc trưng riêng của loài hoa hướng dương
D. miêu tả vẻ đẹp hoa hướng dương
Câu 7. (0,5 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn : Hoa hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời
A. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
B. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, khẳng định vẻ đẹp và sức sống của hoa hướng dương
C. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho hoa hướng dương trở nên gần gũi và có tâm hồn như con người
D. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa hướng dương
Câu 8. (0,5 điểm): Nối cột A với cột B cho phù hợp :
A Biện pháp tu từ | B Tác dụng |
1.nhân hóa | a. hoa hướng dương nhấn mạnh đối tượng được bàn luận |
2. ẩn dụ | b. hoa hướng dương cũng có tâm tư tình cảm, có hành động, suy nghĩ như con người… |
3. điệp ngữ | c. hình ảnh hoa hướng dương gợi liên tưởng đến con người luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống |
A. 1-a, 2-c, 3-b
B. 1-c, 2-a, 3-b
C. 1-b, 2-a, 3-c
D. 1-b, 2-c, 3-a
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 9. (1,0 điểm): Qua hình ảnh hoa hướng dương, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì ?
Câu 10. (1,0 điểm): Đọc đoạn cuối văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân ?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Có nhiều nhân vật văn học mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích. (Lưu ý: Không viết về những nhân vật ở các văn bản đã học trong SGK Ngữ văn 6 và 7.)
----------------------- Hết -------------------------
giúp mik vs ạ
SOẠN BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
A. YÊU CẦU - Thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần : Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. - Vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn.
B. GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
1. Đọc - hiểu văn bản
- Nắm bắt các nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học ở học kì
II. Đó là nội dung trữ tình : cái đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tố Hữu... tâm tư tình cảm của một số nhà thơ mới lãng mạn nhự Thế Lữ, Vũ Đình Liên...; cách thức trữ tình (cái tôi trữ tình); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò của các biện pháp tu từ trong tác phẩm trữ tình... Đặc biệt là sự cách tân cả nội dung và hình thức nghệ thuật của một số bài thơ mới. Liên hệ và so sánh với những bài thơ Đường luật để bước đầu nắm được một số đặc điểm của thơ mới và cách phân tích, cảm thụ thơ mới
. - Nắm được nội dung và đặc điểm của một số văn bản nghị luận. Nội dung các văn bàn nghị luận là tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta. Nội dung này được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo, giọng văn đanh thép, hùng hồn. Nắm được đặc điểm hình thức của các thể văn cổ (hịch, cáo, chiếu) như bố cục, câu văn biền ngẫu...
2. Tiếng Việt
a) Hiểu và nhận diện :
- Các loại câu : nghi vấn, cầu khiến, trần thuật, phủ định... - Hành động nói : Hành động nói là gì ? Một số kiểu hành động nói thường gặp, cách thực hiện hành động nói.
- Đạc điểm các vai trong hội thoại và vị trí, ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ kính trọng.
- Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
b) Vận dụng các kiến thức, kĩ năng khi viết và khi đọc hiểu các văn bản ờ phần Văn cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
3. Tập làm văn Chú ý các nội dung chính sau :
- Cách thức thuyết minh, giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm, giới thiệu một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử...
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng trong bài nghị luận. Biết cách làm một bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Cách làm văn bản tường trình và thông báo, nhận ra các lỗi và biết cách sửa lỗi thường gặp ở loại văn này.
Bài tập
Phần I : Trắc nghiệm
1. Tác phẩm trữ tình là :
A. Những văn bản viết bằng thơ
B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động
C. Thơ và tuỳ bút
D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
2. Trong những nhận xét sau, nhận xét nào không chính xác ?
A. Ca dao dân ca là tác phẩm trữ tình.
B. Tất cả những bài ca dao dân ca đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát.
C. Ngôn ngữ ca dao sinh động, gợi cảm.
D. Ca dao có nhiều cách biểu hiện tình cảm phong phú.
3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm theo thể :
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Tứ tuyệt
D. Thất ngôn bát cú
4. Văn bản nào sau đây thể hiện nội dung : Tình yêu tha thiết với quê hương thể hiện qua nỗi nhớ mùa xuân của người con xa quê.
A. Sài Gòn tôi yêu
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C. Mùa xuân của tôi
D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
5. Trong những từ sau đây, từ nào trái nghĩa với từ sâu :
A. Thăm thẳm C. Nông
B. Mênh mông D. Cạn
6. Những văn bản nào sau đây sử dụng phép điệp :
A. Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Sau phút chia li
B. Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia li, Cảnh khuya
C. Phò giá về kinh, Sau phút chia li, Bài ca Côn Sơn
D. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, cảnh khuya, Sài Gòn tôi yêu
7. Trong câu “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” (Nguyên tiêu, Hồ Chí Minh), từ nguyên có nghĩa là :
A. Đầu, bắt đầu C. Đồng bằng
B. Lớn D. Nguồn nước
8. Thành ngữ nào sau đây có nội dung phù hợp với tình cảnh của hai bạn nhỏ trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê :
A. Sảy đàn tan nghé C. Xa mặt cách lòng
B. Sa chân lỡ bước D. Cả ba đáp án trên
9. Chọn đáp án thích hợp nhất để hoàn thành câu dưới đây :
Bài thơ “Rằm tháng giêng’’ thể hiện :
A. Những trăn trở của Bác trước tình hình cách mạng khó khăn
B. Tâm hồn nghệ sĩ và niềm lạc quan cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Cảnh thiên nhiên Việt Bắc đầy thơ mộng
D. Ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng
10. Trong câu “Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu”, đại từ bao nhiêu dùng để :
A. Trỏ số lượng C. Hỏi về số lượng
B. Hỏi về người, vật D. Hỏi về hoạt động, tính chất
11. Từ đào trong câu ca dao sau có nghĩa gì ?
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
A. Màu hồng (hoa đào) C. Khơi, vét (đào mương)
B. Sóng lớn, sóng to (ba đào) D. Giáo dục, bồi dưỡng (đào tạo)
12. Chữ tử nào sau đây không có nghĩa là “con” ?
A. Thiên tử C. Bất tử
B. Phụ tử D. Hoàng tử
13. Trong câu sau, thành ngữ được in nghiêng giữ vai trò gì ? “Nghe xong câu ấy, tôi thấy như mở cờ trong bụng!''
A. Chủ ngữ C. Bổ ngữ
B. Vị ngữ D. Định ngữ
14. Những từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau là :
Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà về năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...
(Tố Hữu)
A. Năm, ngày C. Mất, về
B. Ông, bà D. Động, bắn
15. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy toàn bộ ?
A. Đăm đắm C. Xanh xanh
B. Khang khác D. Khấp khểnh
Phần II: Tự luận
Lập dàn ý cho đề văn số 3 (SGK, trang 191).
Gợi ý làm bài
Phần I: Trắc nghiêm
2
4
5
7
8
10
12
13
15
B
c
c
A
A
A
c
c
D
Phần II: Tự luận
Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ (văn biểu cảm) về một kỉ niệm vui, buồn trong thời ấu thơ hoặc về một đồ chơi thuở nhỏ. Các nội dung này đều có trong hai bài văn nhật dụng đã học. Từ hai văn bản này, nhân các việc vui buồn diễn ra trong hai câu chuyện mà phát biểu về các kỉ niệm của chính bản thân mình. Chẳng hạn nhân việc chia đồ chơi của hai em bé trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê mà phát biểu về món đồ chơi của mình thuở nhỏ. Hoặc từ văn bản Cổng trường mở ra nhớ về một kỉ niệm trong ngày khai trường lần nào đó của mình...