Đề 1:
Câu 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
- Đây rồi ! ... Thế chứ lại !
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
- Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! ... Điếu, mày !
...
Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !”
(Ngữ văn 7 tập 2, trang 78)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?
2. Chỉ phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ?
3. Các câu : Ù ! Thông tôm, chi chi nảy !... Điếu, mày ! thuộc kiểu câu nào em đã được học ?
4. Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong đoạn văn trên là gì ? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
5. Từ văn bản và từ những hiểu biết của mình, em có suy nghĩ gì về sự nguy hại của bệnh vô cảm trong cuộc sống ?
Câu 2:
Đánh giá tục ngữ về con người và xã hội, sách giáo khoa ngữ văn 7 có viết:
“Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có”.
Bằng những hiểu biết của mình về những câu tục ngữ đã được học, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên.
Câu 3:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Câu 4:
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Câu 3:
Dân gian ta có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Mọi người giúp em với ạ .
a, Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là:
+ So sánh: "Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non ủ kĩ như áo mẹ trùn lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt"
Các biện pháp tu từ :
+ So sánh: "Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non ủ kĩ như áo mẹ trùn lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt"