K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2018

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng. Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm thúy khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước.

Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn những loại hát có nhạc đệm theo như: Chầu văn, ca Trù, ca Huế… nhạc tài tử Miền Nam và những hình thức ca kịch độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương… Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ cúng, có tính chất tôn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn nguyệt, có giọng hát điêu luyện phụ theo, thuộc nhiều điệu hát và pha vào là tiếng trống vỗ. Ngoài ra Quan họ Bắc Ninh cũng là một lối hát phong phú và độc đáo về âm nhạc.

Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, rồi đến các điệu hò, điệu lý. Các điệu hát trong khi làm việc, trong những lễ hội tạo điều kiện cho nhiều thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên. Mức sáng tác lời mới nhiều hơn các thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ). Phần nhiều chỉ có tuỳ hứng lời trên một điệu nhạc (hát Trống quân, Cò lả…). Chỉ có hát Quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Riêng Quan họ theo thống kê mới nhất hiện nay có tới trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát Quan họ. Còn theo TS Nghiên cứu âm nhạc Hà Thị Hoa thì hiện nay có khoảng 250 làn điệu Chèo…

Dân ca lại mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tuỳ theo phong tục ngôn ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. Từ những bài hát ru được nghe khi còn nằm trong nôi mà các mẹ (bà ,chị) hát ru trẻ ngủ. Loại này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay gọi là hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam).

GS. TS Trần Quang Hải nói về Dân ca Việt Nam:

Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát ru khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết đi sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.

Ngay từ thuở lọt lòng, dân ca đã dành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ các em lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành trai gái lại tụ họp nhau thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương qua những giai điệu ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh.

Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu quê hương chúng ta sẽ mang lại niềm tự hào cho chính mình. Cũng từ đó mà có sự hãnh diện trong lòng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian phong phú.

- Tài nguyên khoáng sản :
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu khí (dẫn chứng)
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan, là nguồn nguyên liệu quý cho
công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam
Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại ít sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý cho sản xuất thuỷ
tinh, pha lê.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần
loài. Cho năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ.
+ Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài
mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.
+ Ven các đảo nhất là 2 quần đảo lớn ( Hoàng Sa và Trường Sa) còn có nguồn
tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

26 tháng 3 2019

help me các bạn ơi !!

15 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

*Địa hình

-Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp có thể khai thác du lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, công nhận năm 2003),...

-Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc xuống Nam có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể khai thác để xây dựng các khu du lịch và nghỉ dường. Điển hình là các bãi biển: Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

-Nước ta có nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Nổi bật là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo,...

*Tài nguyên khí hậu

-Khí hậu nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu.

-Miền Nam khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm.

*Tài nguyên nước: có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch.

-Hệ thông sông, hồ, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể,...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.

-Nước ta có nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sức hút cao đối với du khách.

*Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Các vườn quốc gia ở nước ta là: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoàng Liên (Lào Cai), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bến Én (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập (Bình Phước), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cát Tiên (Đồng Nai), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

*Di tích văn hoá - lịch sử:

-Là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Hiện cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc Cô đô Huê (Thừa Thiên - Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

*Các lễ hội truyền thống:

Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài ngắn khác nhau. Các lễ hội nổi liếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Ooc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).

*Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận),...

*Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...

22 tháng 3 2022

- Nước ta có đưởng bờ biển dài, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển như mở bãi tắm,...

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy - hải sản.

- Trên Biển Đông có rất nhiều tài nguyên khoáng sản như: dầu mỏ, khí tự nhiên,... để khai thác.

26 tháng 10 2023

- Đa dạng địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, nằm giữa các quốc gia lớn như Trung Quốc, Lào, Campuchia, và biển Đông. Điều này tạo ra môi trường đa dạng về địa hình, khí hậu và môi trường sống, thúc đẩy sự đa dạng sinh học.

- Đa dạng cảnh quan: Việt Nam có nhiều loại cảnh quan, từ các dãy núi cao, thung lũng, rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đến bãi biển và đồng cỏ. Mỗi loại cảnh quan tạo điều kiện sống và phát triển độc đáo cho các loài.

- Thực vật và động vật: Việt Nam có hơn 12,000 loài thực vật và 16,000 loài động vật được biết đến, và số liệu này vẫn đang tăng lên do sự nghiên cứu liên tục. Có nhiều loài động và thực vật có giá trị bảo tồn quốc tế, như linh dương sao, gấu trúc, và rừng nguyên sinh ẩm nhiệt đới.

- Sự đa dạng về thực phẩm: Thực phẩm và nguyên liệu từ thiên nhiên rất phong phú ở Việt Nam. Các loại rau, cây trái, và thảo dược đa dạng cung cấp nguồn lợi nhuận cho nông dân và nguồn dinh dưỡng cho dân số.

- Đa dạng về động vật biển: Với hơn 3,000 km bờ biển, Việt Nam cũng có sự đa dạng về động vật biển, bao gồm cá, mực, sò điệp, và nhiều loài khác. Đây là một phần quan trọng của nền kinh tế và cung cấp thực phẩm cho dân số.

-> Sự đa dạng sinh học của Việt Nam không chỉ là nguồn tài nguyên quý báu mà còn đóng góp vào sự đa dạng toàn cầu và mang lại giá trị về môi trường, khoa học, và kinh tế. Điều này làm cho Việt Nam trở thành một trong những điểm nóng của sinh thái học và bảo tồn thiên nhiên trên thế giới.

10 tháng 2 2019

CON CHÓ

12 tháng 2 2019

Bạn làm ơn nghiêm túc giùm mình đi . Nếu ko biết thì đừng  ghi lung tung chứ

18 tháng 3 2016

* Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít.

- Phật giáo trong các thế kỉ X-XV, đặt biệt thời Lý - Trần, phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được tôn trọng tham gia bàn việc nước như Ngô Châu Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận... Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa đúc chuông tô tượng. Chùa mọc khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo truyền bá trong nhân dân, hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.

- Các tín ngướng: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước, các thần của tự  nhiên... ngày càng phổ biến.

* Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học -  kĩ thuật.

- Giáo dục

+ Vai trò nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài nhằm xây dựng nhà nước vững chắc.

+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

Giáo dục phát triển tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh...

Như vậy, thế kỉ XI-XV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan lại, người tài, trí thức cho đất nước.

- Văn học

+ Văn học chữ Hán phát triển: Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo... Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Văn học dân tộc càng phát triển.

+ Truyện kí: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.

+ Thế kỉ XI-XII, chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước tự hào dân tộc đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.

- Nghệ thuật

+ Nghệ thuật kiến thúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ theo hướng phật giáo: phát triển các chủ tháp được xây dựng như chùa một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích...

+ Kiến trúc Nho giáo: xây dựng cung điện, thành quách, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.

+ Kiến trúc Chăm: Phía nam nhiều công trình đền tháp Chăm được xây dựng mang phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Nghệ thuật điêu khắc: Những công trình trạm khắc ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở...

- Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

- Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.

- Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến, các cuộc thi đấu, vật, bơi trải.

- Khoa học kỹ thuật

+ Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời như: 

Sử học: Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử lược, Trùng Hưng thực lục, Việt Nam thế chí.

Chính trị: Hoàng triều đại điển

Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

+ Kỹ thuật: Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. Kinh đo Thăng Long được xây dựng.

Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) đạt đến trình độ phát triển cao và toàn diện, phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc, được gọi là văn hóa Thăng Long - văn minh Đại Việt.

 

 

21 tháng 9 2015

những nơi di dân thường rất nóng nực,khiến cho nguồn nước cạn khô,mọi vật khô héo người dân ko chịu được đành phải di chuyển đến chỗ khác