ai có đề cương ôn thi học lì 1 lớp 6 môn địa lí ko gửi cho mk với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Đây là đề cương ôn tập trắc nghiệm KHTN lớp 6 trường mình, đây chỉ có mỗi Sinh học thôi ko có Hóa và Lí
1. Kể tên và nêu công dụng của khoáng sản năng lượng.
2. Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Kể tên các tầng của lớp vỏ khí và nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.
3. Phân biệt các khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương, khối khí lục địa.
4. Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
5. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí ?
6. Trình bày các đới khí áp cao và thấp trên Trái đất
7. Trình bày quá trình hình thành mây, mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
8. Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu? Kể tên. Đới nóng (nhiệt đới) có vị trí ở đâu? Khí hậu của đới nóng có những đặc điểm gì?
9. Nắm các khái niệm về hệ thống sông lưu vực sông.
10. Sông và hồ khác nhau như thế nào?
11. Nguyên nhân sinh ra sóng biển?
k cho minh
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất
1/ Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể là:
a. Sáng nào em cũng tập thể dục
b. Cả tuần em không thay quần áo vì lạnh
c. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ
d. Bị ốm em cũng không nói với bố mẹ
2/ Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?
a. Xem ti vi thường xuyên .
b. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
c. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.
d. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.
3/ Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì là:
a. Chưa làm xong bài tập, em đã đi chơi
b. Sáng nào em cũng dậy sớm quét nhà
c. Gặp bài tập khó thì em không làm
d. Em không bao giờ trực nhật
4/ Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?
a. Kiến tha lâu đầy tổ.
b. Con nhà lính tính nhà quan.
c. Cơm thừa, gạo thiếu.
d. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.
5/ Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
a. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà.
b. Gặp bài tập khó là Bảo không làm.
c. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi.
d. Hậu thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.
6/ Câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm là:
a. Vung tay quá trán
b. Kiếm củi ba năm thiêu 1 giờ
c. Góp gió thành bão
d. Ăn cây nào rào cây ấy
7/ Hành vi thể hiện tính lễ độ là:
a. Nói trống không
b. Ngắt lời người khác
c. Đi xin phép, về chào hỏi
d. Nói leo trong giờ học
8/ Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?
a. Thường xuyên rèn luyện.
b. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.
c. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.
d. Nói leo, ngắt lời người khác .
9/ Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?
a. Đi xe đạp hàng ba.
b. Đọc báo trong giờ học.
c. Đi học đúng giờ .
d. Đá bóng dưới lòng đường.
10/ Việc làm thể hiện sự biết ơn là:
a. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào
b. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
c. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà
d. Em thích bẻ cây xanh trong trường
11/ Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?
a. Có công mài sắt có ngày nên kim.
b. Tôn sư trọng đạo.
c. Kính thầy yêu bạn.
d. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
12/ Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:
a. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng
b. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.
c. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
d. Không tham gia hoạt động của lớp
13/ Hành vi thể hiện tính lịch sự, tế nhị là:
a. Nói trống không/ Ăn nói thô tục
b. Quát mắng người khác
c. Nói năng nhẹ nhàng.
14/ Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?
a. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.
b. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.
c. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt.
d. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.
15/ Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
a. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.
b. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
c. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.
d. Chăm chỉ học để tiến bộ.
16/ Hành vi không biểu hiện đức tính tiết kiệm:
a. Không tắt điện trong lớp học trước khi ra về.
b. Không ăn quà vặt, để dành tiền bỏ ống heo
c. Cắt giấy còn thừa, đóng tập làm vở nháp
d. Thu gom giấy vụn, nhôm nhựa để bán làm kế hoạch nhỏ.
17/ Câu tục ngữ thể hiện đức tính biết ơn:
a. Trên kính, dưới nhường
b. Uống nước nhớ nguồn
c. Ăn cây nào rào cây ấy
d. Lá lành đùm lá rách
18/ Tiết kiệm không thể hiện ở biểu hiện nào dưới đây:
a. Thời gian
b. Công sức
c. Của cải vật chất
d. Lời nói
19/ Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ:
a. Cơ cực hơn vì không dám ăn.
b. Không mua sắm thêm được gì cho gia đình.
c. Tích lũy được của cải cho gia đình.
d. Trở thành người keo kiệt, bủn xỉn.
20/ Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật?
a. Luôn đi học muộn.
b. Xem tài liệu khi kiểm tra.
c. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
d. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày.
21/ Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng kỉ luật?
a. Bạn Hùng chỉ thắt khăn quàng khi vào lớp còn khi ra khỏi lớp là cất ngay.
b. Cường thường xuyên làm bài tập và học bài trước khi lên lớp.
c. Hoa thường hay đọc truyện tranh trong giờ học.
d. Bạn Nam thường nghỉ học mà không viết đơn xin phép.
22/ Sống chan hòa là:
a. Sống hòa thuận với chị em ruột thịt, xóm giềng.
b. Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi ngườì, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động có ích.
c. Sống vì bản thân, sống vui vẻ, thân thiện.
d. Thường xuyên giúp đỡ người khác nhưng không quan tâm các hoạt động xã hội.
23/ Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?
a. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời.
b. Ngày đầu năm, cả nhà Lan đi hái lộc.
c. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.
d. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.
24/ Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là:
a. Tiết kiệm.
b. Tôn trọng kỉ luật.
c. Lễ độ.
d. Biết ơn.
25/ Mục đích học tập của học sinh để làm gì?
a. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.
b. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.
c. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
d. Học để có bạn cùng chơi.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao học sinh phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
- Sức khỏe là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn.
- Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.
- Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, sống lạc quan, vui vẽ.
Câu 2: Siêng năng, kiên trì là gì? Vì sao cần phải có tính siêng năng, kiên trì?
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
- Siêng năng kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
Câu 3: Em hãy nêu những câu tục ngữ, ca dao nói lên đức tính siêng năng kiên trì?
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Cần cù bù thông minh.
- Miệng nói tay làm.
Câu 4: Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói lên đức tính Tiết Kiệm?
- Tích tiểu thành đại.
- Ăn phải dành có phải kiệm.
- Ăn chắc mặc bền.
- Ăn có chừng dừng có mực.
Câu 5: Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm?
- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Thực hành tiết kiệm :
+ Ăn mặc giản dị.
+ Tận dụng đồ củ để sử dụng.
+ Tắt điện, khoá nước khi không sử dụng.
+ Thu gom giấy vụn.
Câu 6: Lễ độ là gì? Vì sao cần phải Lễ độ?
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao tiếp trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 7: Biểu hiện của lễ độ là gì?
- Biết cám ơn, xin lỗi.
- Chào hỏi, thưa gửi.
- Vâng lời.
- Đi thưa về trình.
- Đưa nhận bằng hai tay.
- Ăn nói nhẹ nhàng.
Câu 8: Tôn trọng Kỉ luật là gì?
- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan,…
- Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
- Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân.
Câu 9: Biểu hiện tính Tôn Trọng kỉ Luật của học sinh là gì?
- Tôn trọng nội quy của trường, lớp như đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ.
- Nơi công cộng: không đi trên cỏ, không chơi lửa, tôn trọng luật giao thông …
- Trong gia đình: tuân theo quy định của gia đình.
Câu 10: Biết ơn là gì? Biết ơn tạo ra mối quan hệ như thế nào đối với mọi người? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói lên lòng biết ơn? Ví dụ.
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đở mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
- Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
- Tục ngữ:
Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Ví dụ: Vâng lời ông bà, cha mẹ, thăm viếng bà mẹ Việt Nam anh hùng,…
Câu 11: Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên?
- Thiên nhiên: Bao gồm không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật
- Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên là vì:
+ Thiên nhiên rất cân thiết cho cuộc sống của con người.
+ Thiên nhiên cung cấp cho con người phương tiện, điều kiện để sinh sống.
+ Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe dọa (xảy ra lũ lụt, hạn hán…)
Câu 12: Những hành động nào biểu hiện sống chan hòa với mọi người?
- Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích: Thể dục thể thao, văn nghệ, đố vui, vệ sinh trường, lớp.
- Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Câu 13: Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào?
Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
Câu 14: Mỗi học sinh cần có ước mơ gì và để đạt được ước mơ đó các em đã làm gì?
- Mỗi người cần có mơ ước, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân.
Câu 15: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?
- Mục đích học tập của học sinh: Là phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao đông để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Phương hướng để đạt mục đích học tâp đề ra:
+ Cần phải tu dưỡng đạo đức, học tâp tốt.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.
Đ
I. PHẦN SỐ HỌC:
* Chương I:
- Tập hợp: cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợp
- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tính
- Tính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Cách tìm ƯCLN, BCNN
* Chương II:
- Thế nào là tập hợp các số nguyên.
- Thứ tự trên tập số nguyên
- Quy tắc: Cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.
Tham khảo bộ đề thi học kì 1 mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm học 2018 - 2019
II. PHẦN HÌNH HỌC
1. Thế nào là điểm, đoạn thẳng, tia?
2. Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng?
3. Khi nào thì điểm M là điểm nằm giữa đoạn thẳng AB?
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
4. Thế nào là độ dài của một đoạn thẳng?
- Thế nào là hai tia đối nhau? Trùng nhau? Vẽ hình minh hoạ cho mỗi trường hợp.
5. Cho một ví dụ về cách vẽ:
- Đoạn thẳng.
- Đường thẳng.
- Tia.
Trong các trường hợp cắt nhau; trùng nhau, song song ?
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2018 - 2019
B/ BÀI TẬP:
I. TẬP HỢP
Bài 1:
a. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.
b. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.
c. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 11 và không vượt quá 20 bằng hai cách.
d. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 9, nhỏ hơn hoặc bằng 15 bằng hai cách.
e. Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 30 bằng hai cách.
f. Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 bằng hai cách.
g. Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 18 và không vượt quá 100 bằng hai cách.
Bài 2: Viết Tập hợp các chữ số của các số:
a) 97542 b) 29635 c) 60000
Bài 3: Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng của các chữ số là 4.
Bài 4: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
a) A = {x ∈ N | 10 < x <16} b) B = {x ∈ N | 10 ≤ x ≤ 20 c) C = {x ∈ N | 5 < x ≤ 10} | d) D = {x ∈ N | 10 < x ≤ 100} e) E = {x ∈ N | 2982 < x <2987} f) F = {x ∈ N* | x < 10} | g) G = {x ∈ N* | x ≤ 4} h) H = {x ∈ N* | x ≤ 100} |
Bài 5: Cho hai tập hợp A = {5; 7}, B = {2; 9}
Viết tập hợp gồm hai phần tử trong đó có một phần tử thuộc A, một phần tử thuộc B.
Bài 6: Viết tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử
a. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 50.
b. Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100.
c. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 23 và nhỏ hơn hoặc bằng 1000.
d. Các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
>> Đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2018 - 2019
II. THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) 3.52 + 15.22 – 26:2 b) 53.2 – 100 : 4 + 23.5 c) 62 : 9 + 50.2 – 33.3 d) 32.5 + 23.10 – 81:3 e) 513 : 510 – 25.22 f) 20 : 22 + 59 : 58 g) 100 : 52 + 7.32 h) 84 : 4 + 39 : 37 + 50 i) 29 – [16 + 3.(51 – 49)] | j) (519 : 517 + 3) : 7 k) 79 : 77 – 32 + 23.52 l) 1200 : 2 + 62.21 + 18 m) 59 : 57 + 70 : 14 – 20 n) 32.5 – 22.7 + 83 o) 59 : 57 + 12.3 + 70 p) 5.22 + 98 : 72 q) 311 : 39 – 147 : 72 r) 295 – (31 – 22.5)2 | s) 151 – 291 : 288 + 12.3 t) 238 : 236 + 51.32 - 72 u) 791 : 789 + 5.52 – 124 v) 4.15 + 28:7 – 620 : 618 w) (32 + 23.5) : 7 x) 1125 : 1123 – 35 : (110 + 23) – 60 y) 520 : (515.6 + 515.19) z) 718 : 716 +22.33 aa) 59.73 - 302 + 27.59 |
Phần đầu tui nhìn tưởng lý
A. PHẦN VĂN BẢN
I/ Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...);
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 - phần Tiếng Việt
II/ Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gianTruyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn | Truyện cười |
Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ | Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc | Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. | Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống |
Có chi tiết tưởng tượng,kì ảo | Có chi tiết tưởng tượng kì ảo | Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý | Có yếu tố gây cười |
Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể | Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải | Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời | Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt |
Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật. | Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật |
Thể loại | Tên truyện | Nhân vật chính | Chi tiết tưởng tượng kì ảo | Nghệ thuật | Ý nghĩa |
Cổ tích | CRCT | Lạc Long Quân, Âu Cơ | Nguồn gốc và hình dạng của LLQ, ÂC và việc sinh nở của ÂC) | Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh | Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. |
BCBG | Lang Liêu | LL được thần mách bảo: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo" | Sử dụng chi tiết tưởng tượng Lối kế chuyện theo trình tự thời gian. | Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước | |
Thánh Gióng | Thánh Gióng | Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận. Gióng bay về trời. | Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà | Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. | |
ST, TT | ST, TT | Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường | Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với chi tiết tưởng tượng kì ảo Tạo sự việc hấp dẫn (ST, TT cùng cầu hôn MN) Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động | Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. | |
Sự tích Hồ Gươm | Lê Lợi - chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn | Rùa Vàng, gươm thần | Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, RV) | Giải thích tên gọi HHK, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do LL lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta. | |
Thạch Sanh | Thạch Sanh | TS là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ) Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình) Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo) Cung tên vàng | Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo (công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho TS nên vợ chông) Sử dụng những chi tiết thần kì Kết thúc có hậu | Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện | |
Em bé thông minh | Em bé thông minh (nhân vật thông minh) | Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố | Dùng câu đố để thử tài- tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước | Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười | |
Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc) | Mã Lương (kiểu nhân vật có tài năng kì lại) | ML nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, ML vẩt trở nên thật | Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẩn xã hội không thể dung hòa Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng. | Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người. | |
ÔLĐCVCCV | Vợ chồng ông lão | Hình tượng cá vàng - là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam. | Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường Kết cấu sự kiện vừa lặp lại tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đói lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế. | Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. | |
Ngụ ngôn | Ếch ngồi đáy giếng | Ếch | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Xây dựng hình tượng gần gũi với đơì sống Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo | Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo. |
Thầy bói xem voi | 5 thầy bói mù | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
| Khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện. | |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | 5 bộ phân của cơ thể người | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người) | Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tư, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.ơng trợ | |
Đeo nhạc cho mèo | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sgk (đọc thêm) | Sgk (đọc thêm) | ||
Truyện cười | Treo biển | Chủ nhà hàng bán cá | Có yếu tố gấy cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển) | Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng Sử dụng những yếu tố gây cười Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hành động cất nốt cái biển | Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc. |
Lợn cưới, áo mới | Anh lợn cưới và anh áo mới | Có yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch) | Tạo tình huống gây cười Mỉêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. | Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của - một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. |
1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Giống nhau:
- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính
Khác nhau:
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
* So sánh NN với TC:
Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau:
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.
- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
Đặc điểm truyện trung đại:
- Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Văn xuôi chữ Hán.
- Nội dung mang tình giáo huấn
- Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sử
- Cốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.
1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
A. Nghệ thuật:
- Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
B. Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
A - Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
B - Ý nghĩa:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
A - Nghệ thuật:
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu
- Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)
B - Ý nghĩa:
- Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: đọc lại văn bản, tóm tắt theo cách ngắn gọn nhất
Trái đất quay quanh trục từ đâu sang đâu?
Trái đất quay quanh trục một ngày mất bao nhiều giờ?
Tại sao hiện tượng ngày đêm lại lần lượt trên trái đất?
Cấu tạo lớp vỏ trái đất?
Cách tính giờ
Câu 1: Trình bày sự chuyển độngcủa Trái Đất quay quanh trục và nêu các hệ quả của nó.
Câu 2: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra hệ quả gì? Trình bày thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa.
Câu 3: Nêu đặc điểm núi già và núi trẻ.
Câu 4: Vẽ hình cấu tạo bên trong Trái Đất.
Câu 5: Vẽ các hướng chính trên bản đồ.
Câu 6: Theo em, nhiệt độ là tác động của nội lực hay ngoại lực? Vì sao?
Câu 7: So sánh bình nguyên và cao nguyên.