K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2022

REFER

Mặt trận

Thời gian

Sự kiện

Chống phá “bình định”

Năm 1962

Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, …

Cuối năm 1962

Trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

Chính trị

11 - 6 - 1963

Trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

16 - 6 - 1963

70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

1 - 11 - 1963

Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

Quân sự

Ngày 2 - 1 - 1963

Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).

Đông - Xuân 1964 - 1965

Chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

17 tháng 4 2022

Cảm ơn bn nhiều

22 tháng 12 2017

Khái quát diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ 2 trong giai đoạn 2 trên các mặt trận

Giai đoạn 2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943 và 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .

22 tháng 12 2017

Tại các nguyên do sau:
-Bên ngoài là làm suy yếu lực lượng và tiềm lực của nước Nhật,tiêu diệt lực lượng Phat xít và muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
-Bên trong Mỹ có mưu đồ riêng là trả thù Nhật do thua ở trận Trân Châu cảng. Mỹ lợi dụng cơ hội để thử bom nguyên tử và đe dọa thế giới về thế độc quyền về bom nguyên tử của mình.

-Muốn tranh công với Liên Xô để sau khi chiến tranh sẽ được lợi nhuận vì Mĩ tham gia vào chiến tranh sau.

23 tháng 9 2017

Đáp án là D

11 tháng 3 2019

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1 (phần II)….….Trang…33…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

6 tháng 4 2018

Đáp án là C

24 tháng 6 2019

Đáp án A
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân- hè 1965 đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

2 tháng 2 2016

* Sau chiến tranh lạnh Mĩ phát động chiến tranh lạnh vì :

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ họp ở Vec xai để phân chia thành quả thắng lợi và ký các hiệp ước với các nước bại trận. Lúc đó, Liên Xô nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô, hệ thống chủ nghĩa Xã hội được mở rộng. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa Xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ và các nước tư bản phương Tây muốn câu kết với nhau để chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính toàn cầu thì sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và cả Liên Xô đều không có lợi.

* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.

- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác  nó ngăn cản sự đối  thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.

    + Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.

    + Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..

=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"

TL
13 tháng 3 2020

Nguyên nhân khiến sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và Đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Là:

a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…

– Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
– Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949).
– Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh

– Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
– Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai minh chống phát xít sang thế đối đầu.

Do Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử thế nên Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.