K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Câu hỏi trên mình đánh thiếu, câu hỏi hoàn chỉnh là : Nêu bố cục và ý nghĩa từng phần của văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

15 tháng 12 2017

Len mang ma tra

11 tháng 12 2017

3 phần:Từ đầu tới tọng vọng

            Tiếp tới mong mỏi

            Còn lại

21 tháng 1 2019

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?

Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:

- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.

- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

- Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.

Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.

Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.

Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng mau mau trị lành

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không.

21 tháng 1 2019

Sau khi học xong bài: ''Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng'', tớ có cảm nhận là: Thái y lệnh họ Phạm là một thái y tốt bụng, nhân từ, không ngại khó khăn, máu mủ và nhất là không sợ bị chém đầu. Tớ cảm thấy khâm phục vì sự dũng cảm cứu người không ngại sống chết, hiểm nguy. không những cứu người mà người còn đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Nếu gặp bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Ngài là một vị lương y nhân từ.

16 tháng 12 2017

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm long là một câu chuyện kể thời trung đại. Câu chuyện tuy ngắn nhưng có nhiều tình huống hay gợi sự hấp dẫn cho những ai đã từng đọc nó. Tuy nhiên, ai đã từng xem qua truyện hẳn đều có chung nhận định: tình huống "Thái y lệnh với người nông dân và viên sứ giả” là tình huống gay cấn nhất. Đó là chi tiết giúp bộc lộ toàn bô vẻ đẹp phẩm chất của người thầy thuốc.

Vào một năm mất mùa, nhân dân đói kém, sinh bệnh ốm liên miên. Một hôm, có người nông dân hối hả chạy đến thưa rằng:

-  Trong nhà có người xem ra nguy kịch vô cùng, mong ngài đến giúp.

Nghe xong chẳng chút chần chừ, thái y lệnh khoác túi thuốc đi ngay. Nhưng vừa ra đến cổng ngài gặp sứ giả do vương sai tới:

-  Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám - vị sứ giả kia truyền lệnh.

Nhưng vị lương y đáp:

-   Bệnh đó không nguy, nay mạng sống của người đàn bà này chỉ còn trong gang tấc, không đi nhanh ắt không chữa kịp.

Quan trung sứ tức giận nói:

-  Ông định cứu mạng người mà không cứu mạng mình sao?

Thái y lệnh đáp:

-  Tôi có tội nhưng tính mệnh còn trông chờ vào chúa thượng. Còn người kia nếu không kịp chữa sẽ chết, chẳng biết trông cậy vào đâu.

Nói rồi ông cùng người nông dân đi cứu người đàn bà đó.

Cuối cùng, thái y lệnh được tha, không những thế ông còn được khen là thầy thuốc giàu y đức. Nhưng xét từng tình huống, việc thái y lệnh đi cứu người đàn bà đang nguy kịch thay vì vào cung khám bệnh là mắc phải tội phạm thượng khi quân. Và nếu phải một ông vua chuyên chế chắc thái y lệnh đã mất mạng rồi. Nhưng điều quan trọng là ở chỗ một người lụy biết nếu không tuân lệnh mình sẽ mất đầu mà vẫn quyết đi cứu người tính mạng đang nguy kịch. Hành động đó khẳng định bản chất và y đức tuyệt vời của người thầy thuốc. Đồng thời cũng khẳng định một chân lý: người thầy thuốc không chỉ có tài chữa bệnh mà còn phải có một tấm lòng nhân đức, yêu thương bệnh nhân đến mức không hề run sợ trước uy quyền và cám dỗ.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-tinh-huong-gay-can-boc-lo-pham-chat-cua-thai-y-lenh-c33a1893.html#ixzz51OqDMoXe

16 tháng 12 2017

thái y lệnh họ Phạm là một người tài giỏi có tấm lòng nhân hậu yêu thương con người.Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra để mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc ngao.Gặp kẻ tật bệnh có khó,ngài cũng không né tránh.Bệnh nhân đến chưa tới khi khỏi rồi mới đi.Mot hom co mot nguoi chay den ngo cua nha ong noi rang nha tu nhien co nguoi đàn bà...bạn viết hết trang từ 2 rồi viết tiếp thế này qua tình huống này chúng ta thấy y đức của bac luong y ho Pham được bóc ra rõ nét nhất,thái y là ngươi vừa có tài vừa có đức nên ông được người đương thời trọng vọng.Ông không chịu khất phục trước uy quyền của nhà vua vì nếu không theo ý của nhà vua thì sẽ bị mất đầu nhưng đổi lại ông không bị vừa phát và quở mắng trái lại ông còn được vua khen ngợi.Nhớ k và kết bạn với mình nhé!

26 tháng 5 2016

Để mình hướng dẫn vậy : 

a) Bạn tự chứng minh

b) Vì I là trung điểm của PQ nên I cũng là trung điểm của AM. Gọi I' là giao điểm của OE và AM , chứng minh tam giác AFI' = tam giác MEI' rồi suy ra AI' = I'M=> I' trùng với I => đpcm

c) Bạn chứng minh tam giác MEA đều rồi => góc MAE = AEM = POM rồi tiếp tục suy ra OMP = OEA => tam giác đồng dạng. 

26 tháng 5 2016

Để mình hướng dẫn vậy : 
a) Bạn tự chứng minh
b) Vì I là trung điểm của PQ nên I cũng là trung điểm của AM. Gọi I' là giao điểm của OE và AM , chứng minh tam giác AFI' = tam giác MEI' rồi suy ra AI' = I'M=> I' trùng với I => đpcm
c) Bạn chứng minh tam giác MEA đều rồi => góc MAE = AEM = POM rồi tiếp tục suy ra OMP = OEA => tam giác đồng dạng. 

18 tháng 1 2018

Sửa :P và Q là trung điểm BH và HC nhé