Mng giúp e luôn với ạ, e đag rất gấp rồi ạ!!!!!!!!
Hãy giải thích, nêu ý nghĩa và trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn "
Giúp e luôn với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ mà cha ông ta đúc rút kinh nghiệm, nó có ý nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng biết ơn, tôn trọng những người đã có công lao tạo nên cuộc sống của mình hiện nay. Uống nước nhớ nguồn là đạo lý được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người.Lòng biết ơn sẽ tạo nên tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Lòng biết ơn cần xuất phát từ trái tim của mình, như thế mới bày tỏ được lòng thành kính thiêng liêng nhất.
uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta được giữ gìn và phát triển.Uống nước là một hàng động uống theo nghĩa đen ,còn nghĩa bóng là hưởng thụ những gì người đi trước đã gây dựng lên.Nhớ nguồn nghĩa đen là nhớ người khơi ra nguồn nước,nghĩa bóng là phải nhớ dến biết ơn những người đi trước đã tạo ra những gì mà mik được hưởng thụ.Khái quát mà nói thì uống nước nhớ nguồn là phẩm chất đạo đức tốt đệp của con người ,nó nhắc nhở chúng ta cần phải biết ơn những bậc hiền nhân đi trước đã gây dựng lên một đất nước hòa bình phát triển hiện nay.Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc.phải luôn nhớ về tổ tiên,quê hương mk đẻ có thể góp 1 phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước
Em tham khảo nhé !!!
DÀN Ý
A, MB:
- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau
- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn
B, MB:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.
- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.
- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.
2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:
- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính
- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ
3, Mở rộng về học sinh
- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau.
- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương
c, KB
Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.
(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
(2) Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ:
Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.
Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.
Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động
Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.
Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:
- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):
Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.
Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:
Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh
Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
(3) Kết bài:
Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.
Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.
“Câu tục ngữ phản ánh mức độ khác nhau trong tình yêu thương vợ chồng. Người con gái luôn luôn thương yêu chồng bằng tình yêu đậm đà, mặn mà, đầy đặn khác nào “đương đông buổi chợ”. Còn tình cảm của người con trai chỉ đôi lúc nhưng mãnh liệt như cái “nắng quái chiều hôm” vậy.
Tham Khảo
“Câu tục ngữ phản ánh mức độ khác nhau trong tình yêu thương vợ chồng. Người con gái luôn luôn thương yêu chồng bằng tình yêu đậm đà, mặn mà, đầy đặn khác nào “đương đông buổi chợ”. Còn tình cảm của người con trai chỉ đôi lúc nhưng mãnh liệt như cái “nắng quái chiều hôm” vậy. Nắng quái chiều hôm tuy ngắn ngủi nhưng sức nóng, sức cháy bỏng của ánh nắng xiên khoai này thật là ghê gớm”;
Dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm văn hiến theo đó cũng có bao truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy như " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Thật vậy qua những gì trong cuộc sống, ông cha ta đã chắt chui lại những gì đáng quý đáng khen để dạy lại con cháu như câu tục ngữ trên. Đó là chúng ta được hưởng, được sống trên những thành quả của người khác thì chúng ta phải biết ơn đến người đó. Có những mồ hôi, công sức, nước mắt đánh đổi thì giờ chúng ta chỉ việc hưởng. Không có kẻ trồng cây thì có thể ra quả để ta ăn được không chứ ? Vì vậy là 1 học sinh chúng ta cần phải biết tôn trong, biết ơn những người đã giúp đợ cho mình.
Câu 3:
Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.
Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.
Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.
Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,
Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".
Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.
Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.
Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.
Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.
Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".
Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.
~Hok tốt~
##Mirai
Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình song song, phụ thuộc vào nhau. - Sản phẩm của quang hợp (tinh bột và oxy) là nguồn nguyên liệu và chất oxy hóa trong quá trình hô hấp. - Sản phẩm của hô hấp (cacbonic và nước) là nguyên liệu giúp tổng hợp nên tinh bột và giải phóng ra oxy trong quá trình quang hợp.
Chúc ban chiều nay thi tốt nhé .
Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình song song, phụ thuộc vào nhau. - Sản phẩm của quang hợp (tinh bột và oxy) là nguồn nguyên liệu và chất oxy hóa trong quá trình hô hấp. - Sản phẩm của hô hấp (cacbonic và nước) là nguyên liệu giúp tổng hợp nên tinh bột và giải phóng ra oxy trong quá trình quang hợp.
Chiều nay chúc bạn thi tốt
Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ câu tục ngữ này rất đơn giản, rất dễ hiểu. “Nước” là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ sẽ bị hủy diệt, không có sự sống. “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chỉ là nghĩa đen của câu tục ngữ. Hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ chính là lòng biết ơn. “Nước” chính là những thành quả mà cha anh ta đã có công xây dựng nên. “Uống nước” chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy, cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào là “uống nước .nhớ nguồn” và tại sao khi “uống nước” chúng ta phải “nhớ nguồn”. Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện.
Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước ta đả phải trải qua hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sông của mình để chiến đâu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước đã được độc lập tự do và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đến những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáo xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yếu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như:
Hằng năm, Nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sông. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể..., từ đó hình thành một xã hội thân ái, đoàn kết. Ớ nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình nghĩa hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phôi, phường xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giông như vậy... thế hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nếu thiêu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lăng phí. Đất nước hoà bình mà chúng ta sông hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi gi ống và những người đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội... Tất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân.
Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng công hiến, bổ sung thêm: những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thông tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực, ơ lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vật chất cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này.
Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân: “uống nước nhớ nguồn” trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng, giữ gìn và biết ơn những thành quả mà mình được hưởng. Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thống dân tộc.
Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thông đạo lí tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người. Có lẽ bởi vậy mà tự thuở ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa:
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao...