Viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về chủ đề học tập , môi trường và có sử dụng lời dẫn trực tiếp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung : đề tài học sinh tự chọn
- Hình thức: một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Tham khảo!
Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.
- Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!
Em tham khảo:
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy"(Lời dẫn trực tiếp). Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.
Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Điều ấy được thể hiện trên phương diện đối với mẹ chồng. Khi bà cụ do nhớ thương con trai quá mà sinh tâm bệnh, ốm nặng, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”. Nàng thấu hiểu nỗi lòng người mẹ nên luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà. Có thể thấy, sự săn sóc mà Vũ Nương dành cho mẹ chồng không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn xuất phát trực tiếp từ trái tim nhân hậu và yêu thương. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì đang hiếu thuận với mẹ ruột của mình. Lời trăng trối của mẹ chồng trước khi qua đời đã chứng giám cho phẩm chất ấy: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Sự hòa thuận giữa Vũ Nương và mẹ chồng đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng.