tuong tuong em gap go va tro chuyen voi 1 nhan vat van hoc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.
Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc dến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:
- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?
Thì ngắm kĩ thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:
- Ông có phải là ông Giống không ạ?
Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:
- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?
- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?
Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:
- Được cháu cứ hỏi đi.
- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?
- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.
- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?
- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.
- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.
- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!
- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?
- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.
Trong phút chóc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:
- Lan! Dậy vào giường ngủ đi con!
Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.
Bài làm
Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và đến lúc mệt quá rồi tôi vẫn không chịu đi ngủ. Và đến khi vừa đọc đến những dòng chữ cuối cùng của truyện Thánh Gióng thì tôi bỗng thấy mình lạc đến một nơi rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, một mùi thơm như của các loài hoa toả ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi đang ngơ ngác, bỗng trước mắt một tráng sĩ vóc dáng to cao lừng lững tiến về phía tôi. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một người to lớn đến như vậy. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:
– Chào cháu bé. Cháu từ đâu đến vậy?
Tôi càng ngạc nhiên hơn khi người đứng trước mặt tôi lúc này chính là ông Gióng, vị anh hùng đã đánh tan lũ giặc Ân tàn bạo. Tôi sung sướng hỏi:
– Ông có phải là ông Gióng không ạ.
Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:
– Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu biết ta?
– Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ. May quá hôm nay cháu được gặp ông ở đây, cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?
Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:
– Được cháu bé cứ hỏi đi.
– Ông ơi vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo không bằng xứ thần tiên này?
MB: Giới thiệu tình huống gặp gỡ: Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.
- Cô giao bài tập, em ngồi nghxi suốt buổi trưa rồi chằng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.
TB: *Kể lại diễn biến câu chuyện:
- Ngạc nhiên, không biết đây là đâu.
- Thấy 1 cô gái hiền dịu bước ra.
- Giới thiệu, biết đó là Tấm.
- Vui mừng khi gặp được Tấm.
- Giới thiệu về bản thân.
- Kể lại kết thúc truyện sáng nay học. Đưa ra thắc mắc.
- Chị Tấm buồn rầu, chị đứng dậy và giải đáp: (Bạn có thể sử dụng cách giải đáp sau nhé!):
A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.
- Cảm ơn chị rồi tạm biệt ra về.
KB: Bừng tỉnh dậy và vui mừng cảm ơn chị Tấm đã giải đáp thắc mắc của mình.
(P/s: k dùm mình nhé! Cảm ơn trước nha)
Bài lam :
Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.
Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.
- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.
Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:
- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?
- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?
- Chị là chị Tấm!
Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:
- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?
- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.
- Em nói thật mà, chị không tin sao?
Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.
Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:
- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.
- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.
Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.
( Dàn ý mình không chi tiết mấy, mình ghi một số ý tưởng làm bài, khi viết bài văn hoàn chỉnh, bạn dựa theo các ý nha!)
LẬP DÀN Ý:
I: Mở bài:
Tôi có một người chị cùng cha khác mẹ với tôi. Mẹ chị ấy đã mất. Sau đó, bố lấy mẹ và sinh ra tôi. Chị ta không có tình yêu của mẹ, còn tôi thì lúc nào cũng được mẹ yêu chiều và chăm sóc tốt. Bởi vì không cùng một mẹ đẻ ra nên tôi không yêu quý gì đến chị ta mặc dù lúc nào chị ấy cũng rất yêu thương tôi như em ruột. Một hôm, tôi được gặp nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám.
II: Thân bài:
- Miêu tả lại sự ngạc nhiên khi được gặp Tấm, miêu tả dáng người và vui vẻ nói chuyện cùng nhân vật này.
- Tấm hỏi tôi có biết Cám- người em cùng cha khác mẹ với Tấm không? Tôi trả lời là có và nhận xét luôn về nhân vật Cám này. Đặc biệt phải nhận xét một cách không có ấn tượng với nhân vật Cám.
- Tấm sẽ nói cho tôi biết mình cx giống như Cám trong câu chuyện và khuyên tôi bài học phải yêu lấy người chị cùng cha khác mẹ của mình. Tôi nhận ra mình đã sai và yêu chị hơn.
- Bỗng nghe thấy tiếng mẹ gọi dậy, tôi biết đó là một giấc mơ nhưng giấc mơ đó thật ý nghĩa, tôi đi làm lành với chị và yêu chị ấy hơn.
III:KB:
Hai chị em tôi, mặc dù không phải cùng một mẹ đẻ ra nhưng chúng tôi giờ đã rất gắn kết với nhau, yêu thương nhau khiến bố mẹ vui lòng.
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Tính tôi rất cẩu thả nên tôi thường xuyên bị bố mẹ mắng vì tội góc học tập không gọn gàng, ngăn nắp; đã thế lại hay làm hỏng, làm mất sách vở và đồ dùng học tập. Mỗi khi thấy tôi chui vào gầm giường, gầm bàn để tìm đồ dùng học tập là đứa em trai tôi lại trêu: "Chị phải đăng tin tìm trẻ lạc thôi!".
Một đêm, tôi tỉnh giấc và nghe có tiếng nói chuyện rì rầm. Tôi như không tin vào tai mình, dường như chúng đang bàn tán về tôi. Tôi nhắm mắt, nằm im không cựa mình và dỏng tai lên nghe. Đầu tiên là tiếng nói rất nhỏ, giọng đầy than thở: "Cô chủ chẳng bao giờ biết thương xót tôi. Lúc mới được mua về, tôi đẹp vô cùng. Bộ quần áo màu xanh ngọc của tôi lúc nào cũng bóng lộn và lộng lầy. Ngòi bút tôi màu trắng, sáng loáng. Vậy mà chẳng được bao lâu, lớp quần áo của tôi bị bong ra nham nhở, trông sần sùi và xấu xí. Cô chủ viết chẳng nhẹ nhàng gì cả, cứ nghiến răng mà viết, khiến tôi lúc nào cũng bị vằn xuống, đau nhức hết cả người. Đã thế, từ khi mua về, cô chủ chẳng bao giờ chịu tắm rửa, lau chùi cho tôi, mực thì đóng két lại ở đầu bút. Tôi buồn quá. Tôi nghĩ, chắc hẳn đây là lời than thồ của chiếc bút máy. cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi là một giọng nói khác. Dù sao cậu vẫn còn sướng hơn tôi. Cậu còn được có chủ dùng thường xuyên, còn được cô ấy để ý, chứ như thân bút chì tôi, cô chủ vứt linh tinh khắp nơi. Đấy là chưa kể mỗi lần làm rơi, ngòi bút bị gãy khiến tôi đau vô cùng, thân bút chì tôi phục vụ cô chủ hết mình mà cô chủ chẳng biết đến. Tôi có bị rơi ở đâu, cô chủ cũng chẳng thèm quan tâm”. Bút chì vừa lên tiếng thì đến lượt thước kẻ: "Tôi mới là người khổ nhất. Lúc mới mua, tôi cũng bóng lộn. Chẳng được bao lâu, tôi bị sứt mẻ nham nhở hết. Đây các bạn nhìn xem, mình tôi đầy thương tích. Đã thế, cô chủ còn khắc lên mình tôi đủ thứ hình khiến người tôi lúc nào cũng đau ê ẩm. Không chỉ có vậy, cô chủ còn dùng tôi làm vũ khí để đánh nhau. Trong một lần đùa nghịch tôi đã bị gãy mất một phần. Ôi! Chẳng biết lúc nào cô chú sẽ vứt tôi vào thùng rác".
"Nhưng tất cả các bác không khổ bằng cháu. Mới đầu cháu được bọc cẩn thận, người lúc nào cũng thơm tho và sạch sẽ. Vậy mà cô chủ nào có yêu quý cháu. Cô chủ làm cho gáy của cháu bị gãy hết, có quyển còn rời gáy, mất lớp áo bảo vệ. Cô chủ đối xử với cháu rất tàn tệ. Cô ấy vẽ lên cháu, dây mực lem nhem hết cả người cháu, có đôi lúc còn xé cháu ra. Cháu càng ngày càng trở nên xơ xác và tiêu điều. Đôi lúc cháu còn phải sống nơi góc tủ lạnh lẽo". Hoá ra lũ đồ dùng học tập của tôi đang trò chuyện với nhau. Chúng đang kể với nhau nỗi khổ của mình. Chúng nói đúng quá! Chỉ có tôi là đáng bị chê trách. Tôi chẳng bao giờ yêu quý chúng dù chúng hết mình phục vụ tôi.Ngay sáng hôm sau, tôi thức dậy dọn dẹp ngăn nắp đồ đạc của mình và tân trang cho toàn bộ lũ đồ dùng học tập, sách vở. Tôi chỉ sợ chúng sẽ bỏ tôi mà đi. Tôi tự hứa với mình từ nay sẽ yêu quý và giữ gìn chúng cẩn thận. Bởi chúng chính là những người bạn thân thiết của tôi.
Câu 1 :
Văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó.
Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian - không gian - địa điểm - nhân vật).
- Có thể là: nhân ngày 22 - 12, trường em tổ chức kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.
- Đêm thơ Phạm Tiến Duật, được tổ chức tại nhà văn hoá của trường mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
2. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ.
a. Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói: khỏe, vang
Tiếng cười: sảng khoái
Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời.
Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.
b. Cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt...
Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mĩ cùng với những cung đường – đốt cháy những cánh rừng... Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến (cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).
Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mĩ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vờ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước. Có thể nói những phương tiện của ta lúc đó rất thiếu tốn, thô sơ... Nhưng với lòng yêu nước, chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.
Chú còn nhớ với những chiếc xe như thế, bọn chú lái xe cho xe chạy mà không có vật che chắn nào. Trời! Gió táp vào mặt vào mắt cay xè, bụi thì khỏi phải nói. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xoá như người già, mặt lấm lem. Thế mà vẫn phì phèo hút thuốc không cần rửa, vẫn rất vui, nhìn nhau trông thật ngộ mỗi khi có dịp dừng chân, ai nấy đều cười.
Những ngày mưa thì khổ hơn nhiều, mưa xối xả ướt áo, những giọt mưa lớn rát mặt, có trải qua chứng kiến chú mới hiểu được thế nào là:
Trường Sơn, đông nắng tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.
Mưa thì mặc mưa, anh em lái xe vẫn tiếp tục cầm vô lăng lái hàng trăm cây số nữa, gió lùa quần áo lại khô. Cứ như vậy mà vượt qua ngày tháng khó khăn.
Không có kính cũng thật là thú vị, bởi cả không gian rộng lớn như ùa vào buồng lái: nào cánh chim hiếm hoi ở Trường Sơn, sao trời và con đường xa dài thẳng tít tắp như chạy thẳng vào trại tìm người chiến sĩ lái xe - tâm hồn người chiến sĩ lúc dó thật sự vui - một niềm vui phơi phới của người thanh niên đánh giặc:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Bọn chú, những người chiến sĩ lái xe rất hiểu nhau mỗi khi gặp mặt là tay bắt mặt mừng - bắt tay qua những ô kính vỡ - tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội - những chiếc xe không kính của người lính đã về đây tụ họp thành tiều đội xe không kính.
Các chú nấu cơm bằng bếp Hoàng cầm dựng ở giữa trời. Dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình. Hành trang nghỉ ngơi quý giá và đã chiến của người lính khi đó là chiếc võng dù mắc tạm bợ nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với những chiếc xe không kính.
Tôi ngây thơ hỏi chú:
- Vậy thì làm sao ta có thể thắng Mĩ khi mà ta chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại, tối tân?
- Cháu biết không bởi trên những chiếc xe đó có một trái tim: trái tim người chiến sĩ, một trái tim cùa tuổi trẻ yêu đời đầy sức trẻ, nhiệt tình, sôi nổi lạc quan, yêu nước tha thiết, căm thù giặc Mĩ. Đó còn là trái tim của chính nghĩa nên sức mạnh kì diệu tăng lên gấp bội. Cuối cùng ta đã đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Kể đến đây tôi thấy ánh mắt của người lính sáng ngời. Khuôn mặt rạng rỡ, dường như đang sống lại những năm tháng ở chiến trường xưa... Tôi ao ước và khâm phục khi hình dung ra con đường mòn Hồ Chí Minh những năm đánh Mĩ đầy bom rơi đạn nổ đầy gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mà những người lính lái xe vẫn coi thường hiểm nguy vẫn dốc lòng dốc sức vì miền Nam ruột thịt vì sự nghiệp cách mạng.
Những con người bình dị cống hiến cả tuổi xuân (tuổi trẻ) - xương máu cho cách mạng. Nhờ có những người chiến sĩ lái xe, những có thanh niên xung phong mà ta mới có cuộc sống ngày nay.
- Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hòa bình của con người...), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi đã đi vào thơ ca:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây.
- Trách nhiệm gìn giữ hòa bình.
3. Kết luận:
Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.