K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018
Những tấm gương tiêu biểu thực hiện cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh"

Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi

Ðã hơn 30 năm qua, bà Lê Linh Thìn, ở ấp Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang (Cầu Ngang, Trà Vinh) sưu tầm được hơn 2.000 tấm ảnh Bác. Bà luôn coi đó là tài sản vô cùng quý giá. Mỗi khi nhìn ảnh Bác, bà lại rộn lên niềm tin cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Bà Thìn cảm động kể: 'Tôi treo hai tấm ảnh Bác cỡ lớn ở vị trí trang trọng trong nhà. Một tấm ảnh chụp Bác đang lau nước mắt khi nhớ đến đồng bào miền nam. Một tấm ảnh khác chụp Bác đang ngồi làm việc, để nhắc tôi luôn làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Tôi sinh năm 1941, trong một gia đình nhà giáo yêu nước, giàu truyền thống cách mạng - Bà Thìn kể tiếp - Thuở bé thơ, tôi sống trong vùng giải phóng, được các chú bộ đội kể chuyện đánh giặc bảo vệ xóm, ấp. Tối tối, tôi lại được nghe mẹ và bà ngoại kể chuyện Bác Hồ.

Sau ngày giải phóng, đọc sách báo, thấy ảnh Bác Hồ là tôi giữ lại. Lúc đầu, tôi để nguyên tờ báo và quyển sách, lâu lâu lấy ra xem. Nhưng ngày càng nhiều, nên tôi cắt, đưa ảnh Bác vào an-bum. Biết tôi sưu tầm ảnh Bác, nhiều người gửi tặng tôi nhiều bức ảnh quý. Tôi luôn nhớ và biết ơn ông Phạm Y ở Hà Nội, đến nay đã gửi cho tôi 235 bức ảnh Bác, trong đó có nhiều hình ảnh tư liệu quý hiếm. Ông còn gửi tặng tôi một Huy hiệu Bác Hồ mà ông đã vinh dự được tặng cách đây gần 40 năm. Ngoài hơn 2.000 tấm ảnh Bác, đến nay tôi còn sưu tầm được nhiều mẩu chuyện về Bác Hồ; hình ảnh 10 lần Ðại hội Ðảng toàn quốc.

Trong cuộc sống hằng ngày, bà Lê Linh Thìn luôn là người gương mẫu, hết lòng, hết sức với công việc, tiết kiệm nuôi lợn đất để góp phần nhỏ bé của mình giúp các cháu nghèo khó. Mỗi năm, bà tặng các trường học 600 quyển vở, cấp ba suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Là nhà giáo, khi còn đang công tác, bà hết lòng dạy dỗ các thế hệ học sinh. Khi về hưu, bà lại mở những lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, mồ côi. Những năm khi các xã vùng sâu, vùng xa như Nhị Trường, Trường Thọ, Thạnh Hòa Sơn, Kim Hòa... chưa có trường học, bà tận tình giúp các em học sinh đến trọ và học miễn phí. Có cháu nhà nghèo không có gạo ăn, bà đã nuôi dưỡng suốt ba năm học cấp ba.

Vượt qua sự cô đơn của người phụ nữ không lập gia đình, bà luôn phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia công tác xã hội; hết lòng thương yêu, cưu mang người nghèo, trẻ em mồ côi và những người có hoàn cảnh đặc biệt.

Khi nói về ý nghĩa của Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', đảng viên Lê Linh Thìn cho biết: 'Cuộc vận động càng giúp tôi hiểu Bác sâu sắc hơn, càng thấy Bác thật vĩ đại. Tôi thấy học Bác đã khó nhưng làm theo Bác lại càng khó hơn. Tôi học ở Bác nhiều điều, nhưng tôi tâm đắc nhất là học Bác ở tính cần kiệm, giản dị, thương người. Tôi thường dùng củi vụn trong vườn để đun nấu, khi nào bị bệnh mới dùng bếp điện, bếp ga. Ðồ dùng trong nhà tôi luôn giữ gìn cẩn thận, những gì thật cần thiết mới mua sắm. Chiếc xe đạp của tôi đi, đến nay đã dùng được 20 năm, hỏng đâu, sửa đấy, chứ chưa mua mới'...

Bà Lê Linh Thìn là một trong ba cá nhân điển hình của tỉnh Trà Vinh được vinh dự ra Hà Nội dự Hội nghị toàn quốc tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'. Dù biết lần này ra Hà Nội, sẽ được viếng Lăng Bác, thăm nơi ở và làm việc của Người, nhưng bà vẫn mang bên mình những hình ảnh Bác Hồ. Bà bảo: 'Tôi muốn hình ảnh Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi! Mỗi khi nhìn ảnh Bác càng khiến tôi có thêm nghị lực sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Người.

QUANG DUY

Học Bác để trở thành người cán bộ tốt

anh2Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, anh luôn ý thức hoàn cảnh khó khăn của mình để nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ, được đứng trong hàng ngũ của Ðảng (năm 1982). Sau khi xuất ngũ, trở về quê, đồng chí được tín nhiệm giao phụ trách công tác Ðảng, công tác chính quyền xã Mai Hóa từ năm 1991. Ðã gần 20 năm là cán bộ chủ chốt của địa phương, đồng chí luôn trau dồi phẩm chất, giữ gìn lối sống, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Ðảng và nhân dân giao phó. Ðồng chí là Trần Văn Giáo, Bí thư Ðảng ủy xã Mai Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Nói về Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', đồng chí tâm sự: 'Cuộc vận động đã có tác động mạnh mẽ không chỉ với cá nhân tôi mà đối với mỗi cán bộ, người dân Mai Hóa. Qua bốn năm triển khai thực hiện, Ðảng bộ xã Mai Hóa đã có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; xây dựng nông thôn ngày càng đổi mới. Nhiều chi bộ đã xây dựng quỹ tiết kiệm tình nghĩa, thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó, học giỏi; Hội Phụ nữ xã phát động phong trào 'nuôi lợn nhựa', giúp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Hội Cựu chiến binh vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp, xây sửa nghĩa trang liệt sĩ xã, đáp ứng mong mỏi của thân nhân liệt sĩ cũng như người dân trong xã...'.

Là người cán bộ cơ sở, thực hiện Cuộc vận động với tâm niệm: Học Bác để trở thành một cán bộ tốt, anh rèn cho mình tác phong, lối sống giản dị, gương mẫu để cán bộ khác và người dân noi theo. Trong ba năm qua, Mai Hóa là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề từ những trận lũ lịch sử. Trong những lúc nguy nan như thế, đồng chí bí thư luôn trực tiếp cùng các đồng chí trong Ðảng ủy xã, các tổ chức đoàn thể không quản ngày, đêm đến từng khu dân cư, cả những nơi khó khăn nhất, giúp đồng bào tránh lũ. Ðặc biệt trong trận lũ vừa xảy ra gần đây, anh đã tham gia cứu sống hai ông cháu của một gia đình liệt sĩ thoát khỏi hiểm nguy trong gang tấc, khi chỉ chậm chút nữa là nước ngập mái nhà. Anh bảo: 'Tối hôm đó, khi cứu được hai ông cháu, chúng tôi cảm thấy không chỉ đã làm tròn trách nhiệm của những người đảng viên, mà còn là sự tri ân đồng chí, đồng đội của mình'. Sau khi nước rút, đồng chí bí thư lại cùng anh em xuống tận nơi khắc phục hậu quả; dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, các trường mầm non, tiểu học, chỉ đạo thống kê thật chính xác con số thiệt hại để có kế hoạch cụ thể, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. 'Gần dân, hiểu dân, vì dân chính là những điều tôi học được qua những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, và cũng là những bài học lớn rèn luyện bản thân, nối tiếp truyền thống Bộ đội Cụ Hồ để trở thành người cán bộ tốt', anh Giáo nói.

Lê Vy

Mong đồng bào Chăm có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

anh3

Ðó là tâm niệm của già làng Thông Sâm, thôn Hiệp Phước, xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Là người dân tộc Chăm, gắn bó với đồng bào Chăm đã hơn nửa đời người, ông hiểu được tâm tư, nguyện vọng cùng những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc mình. Ðược bà con làng Hiệp Phước tín nhiệm bầu làm già làng, ông càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, cùng bà con đoàn kết, xây dựng đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc. Ông tâm sự: 'Thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', bản thân tôi luôn nhận thức một điều, học Bác Hồ là học ngay từ những điều bình thường, giản dị nhất trong cuộc sống'. Từ đó, ông động viên bà con chung sức xây dựng đời sống văn hóa; đưa con em trong độ tuổi đến trường, đã đi học thì không bỏ học giữa chừng. Bởi, có học chữ, học những điều tiến bộ, thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Trong sinh hoạt làng xã, ông thường nhắc nhở bà con giữ gìn bản sắc dân tộc Chăm trong các lễ cúng đình hằng năm, tổ chức vừa trang nghiêm, tôn kính vừa tiết kiệm, không rườm rà, lãng phí; bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan như để người chết lâu ngày trong nhà; nhà có người ốm mời thầy về cúng, gieo trồng không chăm bón mà cúng cho được mùa, chăn nuôi chỉ chọn con trâu, không nuôi bò... Do kiên trì vận động, bà con đã hiểu và làm theo. Hiện nay, ở Hiệp Phước, người có bệnh được đưa đến trạm y tế chữa trị; người dân biết học hỏi kỹ thuật gieo trồng, cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất lúa đạt trên dưới 40 thùng/sào (mỗi thùng khoảng 13 kg); trẻ em tự nguyện đến trường, số bỏ học là rất ít...

Về phần gia đình mình, từ năm 2002, tận dụng những ưu thế của thiên nhiên mang lại cho vùng đất quê mình, ông đã học kỹ thuật trồng cây thanh long và làm giàu từ đó. Với hơn 3.000 gốc thanh long, hơn 1 ha mỳ (sắn) và 1,5 ha lúa, thu nhập của gia đình đạt trung bình 200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Khi kinh tế đã vững vàng, ông nghĩ đến những người dân nghèo phải tuốt lúa bằng tay, nên đã mua máy tuốt lúa về phục vụ bà con, để mọi người không phải vất vả mỗi khi vào vụ thu hoạch như trước. Ngoài ra, ông vận động người dân và giúp kỹ thuật cũng như giúp vay vốn trồng thanh long, cùng đăng ký trồng thanh long tiêu chuẩn chất lượng cao. Từ đó, nhiều hộ gia đình xóa được đói nghèo, vươn lên khá giả. Ông bảo, nhiều lúc cảm thấy rất vui khi hơn 80% số người dân thôn ông đã được xóa mù chữ; khi chứng kiến sự thay đổi trong mỗi hộ gia đình người Chăm ở Hiệp Phước. Làm được điều này, bản thân ông luôn tâm niệm, mình được mọi người tín nhiệm thì phải sống sao cho không phụ lòng tin của dân làng, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào sản xuất, khi đạt hiệu quả rồi thì vận động mọi người hưởng ứng, làm sao cho cuộc sống đồng bào Chăm mình ngày một tươi đẹp hơn.

Thu Phương

Một đảng viên gương mẫu nơi cực bắc Tổ quốc

anh4Gặp đồng chí Vần Kim Ðưởng, Bí thư Ðảng ủy - Chủ tịch UBND xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì, Hà Giang) ở Lăng Bác, thấy đôi mắt anh vẫn ngân ngấn lệ vì nhớ thương Bác. Giọng anh nghẹn lại khi tâm sự với chúng tôi: Lần đầu được vào Lăng viếng Bác, được tận mắt thấy vị cha già đáng kính của dân tộc, tôi không sao kìm lòng được...'. Sau khi được nghe hướng dẫn viên trong Bảo tàng Hồ Chí Minh kể những câu chuyện về Bác, đôi chân anh Ðưởng bỗng đi chậm lại, phần vì thương Bác, phần muốn được nghe thêm thật nhiều câu chuyện cảm động về Bác.

Là người dân tộc Tày, trong bốn năm thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' (CVÐ), anh luôn rèn luyện cho mình nền nếp làm việc lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu phấn đấu; nói đi đôi với làm. Từ những việc làm cụ thể đó, đồng chí Ðưởng lãnh đạo Ðảng ủy, UBND xã đề ra nhiều chủ trương, chính sách được nhân dân đồng tình hưởng ứng như: Vận động nhân dân hiến đất làm đường liên thôn được năm km, rộng 4,8 m; vận động nhân dân trồng mới 200 ha chè chất lượng cao và 347 ha cây keo và cây mỡ, thực hiện chương trình xã hội hóa trồng rừng; xây dựng làng văn hóa du lịch...

Với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, có cuộc sống ấm no, người đảng viên 38 tuổi đời, 12 năm tuổi Ðảng này đã hướng dẫn bà con đưa nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất đại trà như giống ngô lai, giống lúa mới, thảo quả, chăn nuôi trâu bò... Nếu trước đây các hộ trồng giống lúa địa phương đạt ba tấn/ha thì với giống lúa Shan Iu đạt hơn sáu tấn/ha, sản lượng ngô cũng đạt bốn đến năm tấn/ha. Nhận thấy diện tích chè lâu năm trong xã rất lớn, khoảng hơn 40 ha, trước đây các hộ gia đình thường không chăm sóc nên giá thành và chất lượng chè không cao, đồng chí Ðưởng đã cùng Ðảng ủy, UBND xã vận động thành lập HTX chế biến chè Phìn Hồ nhằm khuyến khích bà con tích cực chăm sóc, bảo tồn chất lượng chè cổ thụ. Với diện tích chè cổ thụ này và công nghệ chế biến hiện đại đã cho sản lượng hằng năm là 20 tấn chè thương phẩm, với giá 300 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, các hộ cũng mạnh dạn trồng 27 ha thảo quả, bước đầu đã cho thu hoạch ổn định. Số hộ nghèo trước đây là 35 hộ nghèo thì nay chỉ còn 12 hộ (trên tổng số 670 hộ trong toàn xã). Ðồng chí cùng tập thể Ðảng ủy xã ra Nghị quyết luân chuyển 13 bí thư chi bộ từ 13 thôn lên xã 'học việc'. Anh Ðưởng giải thích, từ 'học việc' ở đây là học cách tổ chức sinh hoạt chi bộ, ra nghị quyết chi bộ, học nghiệp vụ công tác Ðảng, công tác vận động quần chúng.

Giờ đây, bà con các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Mông... đã biết mở hướng làm giàu ngay trên mảnh đất mình đang sống. Sự ấm no, yên vui đang về với các thôn, trong đó có đóng góp của đồng chí Vần Kim Ðưởng, một cá nhân điển hình được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc thực hiện CVÐ lớn.

Ngọc Hiếu

* Ngày 7- 11- 2006, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Chỉ thị số 06-CT/T.Ư về tổ chức Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' nhằm mục đích 'Làm cho toàn Ðảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng'.

* Sau bốn năm tổ chức thực hiện Cuộc vận động lớn, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân đã đạt được kết quả ban đầu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xuất hiện ngày càng nhiều những gương điển hình tiên tiến, xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động lớn. Sau bốn năm thực hiện Cuộc vận động đã có 59 tập thể được tặng Huân chương Lao động hạng ba; 72 tập thể, 1.012 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

* Kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo T.Ư và Ban Tuyên giáo một số tỉnh ủy, thành ủy cho thấy Cuộc vận động đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có 84% số người được hỏi cho rằng đã có chuyển biến trong nhận thức về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Cuộc vận động. Trong đó có 19% cho rằng đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; 65% số ý kiến cho rằng có chuyển biến nhưng chưa sâu sắc... Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, có 82,5% số người được hỏi cho rằng đã có sự chuyển biến, trong đó có 39,3% cho rằng có chuyển biến tốt và 43,2% cho rằng có chuyển biến. Về chuyển biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có 30,5% số người được hỏi cho rằng có chuyển biến tốt và 51,6% cho rằng có chuyển biến. Về chống quan liêu, tham nhũng, có 66,6% số người được hỏi cho rằng có chuyển biến. Trong đó có 22,8% cho rằng có chuyển biến tốt.

(Trích Báo cáo Hội nghị tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh')

7 tháng 1 2017

-Con cháu có bổn phận yêu quý,kính trọng,biết ơn cha mẹ,ô bà ;có quyền và nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng ô bà,cha mẹ đặc biệt là khi cha mẹ,ô bà ốm đau,già yếu.Nghiêm cấm con cái có hành vi ngược đãi,xúc phạm ô bà,cha mẹ

-Hà là một học sinh chăm ngoan,học giỏi mặc dù cha mẹ mất từ nhỏ,Hà sống vs 1 mình bà ở trong ngôi nhà nhỏ bè,chật hẹp.Hằng ngày,Hà giúp bà nấu cơm,làm mọi công việc trong nhà.Hà luôn yêu thương,chăm sóc bà rất chu đáo đặc biệt là khi bà ốm.Từ đó,cho ta thấy được tình yêu thương mà Hà dành cho bà->Chúng ta là 1 học sinh thì cần fai có trách nhiệm đối vs cha ma,ô bà của mình nha các bạn.

HẾT

28 tháng 12 2017

- Nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha, mẹ:

+ Thương yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ

+ Nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

- Phúc là một người con trong một gia đình nghèo nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Hằng ngày, đi học về, mặc dù bài tập rất nhiều nhưng lúc nào cậu cũng làm những công việc nhà phụ giúp bố mẹ, chăm sóc ông bà...

Em rút ra được bài học từ tấm gương: phải biết ơn ông bà cha mẹ đã nuôi dưỡng mình, chăm sóc cha mẹ, ông bà để thể hiện lòng biết ơn và để thể hiện mình là một đứa con có hiếu

- Tick mình nha, chúc bạn học tốthaha

27 tháng 8 2019

   - Nhà giáo, nhà văn, nhà tư vấn tâm lý Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt đôi tay nhưng vẫn vượt khó, dùng đôi chân để viết và trở thành một tấm gương lớn cho tất cả chúng ta.

   - Lê Đức Duẩn – Phú Xuyên, Hà Nội – nhà nghèo, sức khỏe yếu vì suy dinh dưỡng nhưng vẫn quyết tâm đến trường, cố gắng, đỗ thủ khoa Đại học Dược Hà Nội.

   - Em Lưu Thị Trúc Hương – Cần Đước, Long An – nhà nghèo vượt khó học giỏi, đã được trao tặng học bổng Đèn Đom đóm để hỗ trợ,...

 

2 tháng 4 2017

- Nhà giáo, nhà văn, nhà tư vấn tâm lý Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt đôi tay nhưng vẫn vượt khó, dùng đôi chân để viết và trở thành một tấm gương lớn cho tất cả chúng ta.

- Lê Đức Duẩn – Phú Xuyên, Hà Nội – nhà nghèo, sức khỏe yếu vì suy dinh dưỡng nhưng vẫn quyết tâm đến trường, cố gắng, đỗ thủ khoa Đại học Dược Hà Nội.

- Em Lưu Thị Trúc Hương – Cần Đước, Long An – nhà nghèo vượt khó học giỏi, đã được trao tặng học bổng Đèn Đom đóm để hỗ trợ,...

9 tháng 4 2017

- Nhà giáo, nhà văn, nhà tư vấn tâm lý Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt đôi tay nhưng vẫn vượt khó, dùng đôi chân để viết và trở thành một tấm gương lớn cho tất cả chúng ta.

- Lê Đức Duẩn – Phú Xuyên, Hà Nội – nhà nghèo, sức khỏe yếu vì suy dinh dưỡng nhưng vẫn quyết tâm đến trường, cố gắng, đỗ thủ khoa Đại học Dược Hà Nội.

- Em Lưu Thị Trúc Hương – Cần Đước, Long An – nhà nghèo vượt khó học giỏi, đã được trao tặng học bổng Đèn Đom đóm để hỗ trợ,...


23 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì: Nguyễn Ngọc Kí. Bài học rút ra từ tấm gương đó là dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 7 2021

*Thảm khảo:

1. Tấm gương siêng năng kiên trì nổi tiếng mà mọi người có thể biết như: Nguyễn Ngọc Kí, Trạng nguyên Nguyễn Hiền, ....

2. Bài học rút ra: dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội.

11 tháng 12 2016

Tất nhiên là được!Ví dụ có bị liệt 2 tay Nguyễn Ngọc Kí vẫn cố gắng luyện viết mà!thanghoa

11 tháng 12 2016

THANK BẠN

19 tháng 10 2021

Cậu tham khảo:

Bài 1: Nguyễn Ngọc Ký:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ). Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".

Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".

Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp,thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên rằng hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, nhân dịp Nick Vijicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace ( thành phố Hồ Chí Minh).Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam.

nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_K%C3%BD

bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Tinh thần tự học của Bác Hồ có thể thấy ngay từ việc Bác luôn tranh thủ thời gian học tập và có thể học với bất kỳ người nào. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân đến nước Pháp xa xôi để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bác đã đặt quyết tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được”. Ngay khi còn lênh đênh trên con tàu sang Pháp mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu nhờ hướng dẫn đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp ra sao, Bác đều dùng tay diễn tả. Tối tối, Bác ghi lại những từ mới vào sổ. Học được từ nào, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành luôn.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài. Sau một thời gian thu xếp ổn định chỗ ở và công việc trên đất Pháp, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp xin được tham gia viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Mỗi lần bài viết của Bác được đăng, Bác vui mừng khôn xiết. Theo hướng dẫn của các chủ bút, Bác luôn xem lại từng câu, từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi viết diễn giải ra cho dài, cụ thể và chi tiết, lúc lại là những đoạn văn ngắn và súc tích.

Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận đến đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa trau dồi kiến thức, học thêm cách viết. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, bắt tay vào viết từ 5 giờ đến khoảng 6 giờ rưỡi. 7 giờ sáng, Bác lại đi làm bình thường. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Thời gian cứ thấm thoắt trôi đi, đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, tiếng Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do tòa soạn báo không có Ban biên tập cố định nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập, đọc morat tới bán báo.

Ông Giôhanxơn - một họa sĩ người Thụy Điển đã gặp Bác và viết về Bác như sau: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học rất nhanh tiếng Thuỵ Điển và Người đã có thể làm cho người Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26/12/1967). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva tháng 7 và 8/1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức”. Qua các tài liệu khác, chúng ta được biết, Bác còn nói được tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha…Trong những ngoại ngữ đó, có những tiếng Bác rất uyên thâm… Bác từng nói: “Biết tiếng nước người, ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thường mình cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!”.

Sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu”. Đọc Nhân dân nhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang làm ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhờ giải nghĩa cho Bác. Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất. Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiều lĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá… để vận dụng vào công việc của cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 

Tấm gương ham học, ham tìm hiểu của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người dân Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Câu chuyện “Bác Hồ với tinh thần tự học” nhắc nhở chúng ta cần dành thời gian học tập theo tinh thần tự học của Bác, góp phần hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt, xử lý và hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao. 

Nguồn: https://www.evn.com.vn/d6/news/Bac-Ho-voi-tinh-than-tu-hoc-6-12-28030.aspx

 

19 tháng 11 2021

Tham khảo in đậm :)