Cảm nhận của em về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ?
Lịch sử nha =)) Hổng phải Văn đâu đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
Vai trò của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
khoảng 20 dòng bạn đùa à , bạn đếm đếm đủ 20 dòng của bạn chưa
bài làm
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng. Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hi sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt xuất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.
2. Tác phẩm
Ra đời ở thời kì văn, sử, triết bất phân, Đại Việt sử kí toàn thư là cuốn sách biên niên lịch sử nhưng đậm chất văn học. Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được kể kèm theo những câu chuyện sinh động, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho cách viết đó.
Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc. Lòng trung với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung". Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung" lên trên "hiếu" , nợ nước trên tình nhà. Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao.
Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được tác giả sử kí khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước, với vua đến quan hệ với dân, với tướng sĩ dưới quyền, từ quan hệ đối với con cái đến quan hệ đối với bản thân..., dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là tấm gương mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.
II. Trả lời câu hỏi
1. Em rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước.
Lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua có nội dung:
- Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định. - Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng.
- Do đó phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc..., đó chính là "thượng sách giữ nước”. Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.
2. Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?
Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn: "Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng.
- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông "cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.
- Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông "ngầm cho là phải”.
- Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối. Qua những biểu hiện trên đây, ta có thể thấy Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tự tư tự lợi. Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, rất nghiêm trong việc giáo dục con cái.
3. Qua đoạn trích có thể thấy nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của tác giả (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?).
Để thấy được toàn bộ chân dung Trần Quốc Tuấn, ngoài các chi tiết trên cần chú ý tới nhiều chi tiết khác như: lời phân tích của ông với nhà vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh; mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông và lời dặn dò của cha;...
Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc. Lòng trung với vua của trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung". Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung” lên trên "hiếu” , nợ nước trên tình nhà.
Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao.
Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại Vương trần Quốc Tuấn đước tác giả sử kí khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”), với vua đến quan hệ với dân (khi sống nhắc nhở vua "khoan sức dân", khi chết hiển linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa),... Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.
4. Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
Ghi chép lịch sử là ghi chép theo trình tự thời gian nhưng cần chú ý là trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện về các nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian.
Mở đầu đoạn trích là sự xuất hiện một sự kiện tạo nên một mốc đáng chú ý: "Tháng 6, ngày 24, sao sa”. Theo quan niệm của người xưa, sao sa là điềm xấu. Điềm này báo hiệu Hưng Đạo Vương ốm nặng và sẽ qua đời.
Từ sự việc trên, nhà viết sử ngược dòng thời gian kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Tiếp đó, tác giả lại trở về với dòng sự kiện đang xảy ra: "Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất...”. Sau thông tin này, tác giả nhắc lại những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn để gián tiếp giải thích cho những danh hiệu tôn quí mà Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng. Đây không hoàn toàn là việc ôn lại một cách khô khan mà tất cả những công lao, đức độ của người quá cố được thể hiện trong những câu chuyện sinh động.
Nhà viết sử không chỉ kể chuyện một cách phức hợp, với nhiều chiều thời gian, mà còn khéo léo lồng vào câu chuyện những nhận xét sâu sắc nhằm định hướng cho người đọc có được những nhận xét, đánh giá thoả đáng.
Cách kể chuyện trong đoạn trích vừa mạch lạc, khúc chiết vừa giải quyết được những vấn đề then chốt về nhân vật đồng thời vẫn giữ được mạch chuyện tiếp nối lô-gíc.Chuyện vì thế trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhân vật lịch sử cũng vì thế mà được nổi bật chân dung.
5. Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh "tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì? Anh (chị) hãy lựa chọn một trong các ý sau ( SGK).
Câu hỏi này là câu hỏi tình huống, đặt HS vào một sự lựa chọn để qua đó rèn luyện khả năng cảm thụ nhạy bén và khả năng liên tưởng phong phú. ý (a): "cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa” là không đúng. Cả hai ý (b),(c): "cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giúp nước” và "Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân, yêu nước và khí phách anh hùng của ông- những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người” đều đúng. Vì vậy, cần chọn ý (d): "ý kiến khác" để đưa ra những nhận xét tổng hợp và những ý kiến mang tính sáng tạo của bản thân, có thể liên hệ tới việc nhiều nơi hiện nay có đền thờ Hưng Đạo Vương, nhân dân tôn kính gọi Trần Quốc Tuấn là "Đức Thánh Trần”.
Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên? “Đại Việt sử kí toàn thư” có đặc điểm gì?
Tác giả viết dựa trên cơ sở nào?
Tác phẩm có giá trị như thế nào?
Cho biết vị trí đoạn trích, bản kỉ, biên niên?
Đoạn 1:
Mở dầu đoạn trích tác giả nêu sự kiện gì?
Tại sao tác giả lại nêu sự kiện đó?
Sắp qua đời Hưng Đạo Vương căn dặn vua Trần điều gì?
Kế sách giữ nước thông thường như thế nào?
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” có được lưu truyền đến đời sau không?
Qua kế sách giữ nước em có nhận xét gì về phẩm chất của Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn?
Đoạn 2:
Thái độ và hành động của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha?
Nỗi niềm này Trần Quốc Tuấn đã chia sẻ với những ai?
Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào trước câu trả lời của hai gia nô? Em cho biết phẩm chất của Yết Kiêu và Dã Tượng?
Sau khi hỏi gia nô ông còn đem suy nghĩ của mình hỏi ai? Thu được kết quả gì?
Phương pháp giáo dục con của Quốc Tuấn?
Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ như thế nào?
Đoạn 3:
Sự kiện mở đầu đoạn văn là gì?
Cho biết những công lao, thành tích mà Trần Quốc Tuấn đã cống hiến cho đất nước
Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục:
“Từ đầu à… giữ nước vậy”: Kế sách giữ nước.
“Quốc Tuấn là…vào viếng”: Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn
Còn lại: Công lao, uy tín của Trần Quốc Tuấn.
2. Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn:
a. Kế sách giữ nước:
“ Tháng 6, ngày 24, sao sa”à Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiênà điềm xấu.
Cách ghi chép theo trình tự thời gian.
Kế sách:
- Tùy thời mà có sách lược thích hợp.
- Toàn dân đoàn kết một lòng.
- Khoan thử sức dân.
Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” – thượng sách giữ nước.
Trần Quốc Tuấn: yêu nước, thương dân, hết lòng lo kế sách giúp dân, giúp nước.
b. Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn:
- Trước lời di huấn của cha: “để trong lòng nhưng không cho là phải”à Mâu thuẫn Trung – Hiếu: Đặt Trung lên trên Hiếu.
- Hỏi mọi người:
+ Gia nô: Yết Kiêu, Dã Tượng: “ Chúng tôi...mà thôi”
Trần Quốc Tuấn: “Cảm phục…khen ngợi”
à Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.
+ Hai con:
Hưng Vũ Vương: “Dẫu khác họ…một họ”:àNgầm cho là phải.
Hưng Nhượng Vươngà Rút gương kể tội.
à Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc.
è Trần Quốc Tuấn: Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
c. Công lao, uy tín của ông:
- Hưng Đạo Vương mất và được thăng chức.
- Công lao:
+ Soạn: Binh gia điệu lý yếu lược, vạn kiếp tông bí truyền thư.
+ Phòng xa việc hậu sự: Hỏa táng, đựng vật tròn, san đất, mau mục..
+ Tiến cử người hiền tài: Yết Kiêu, Dã Tượng…
+ Ba lần chỉ huy quân chiến thắng quân Nhuyên – Mông.
- Uy tín:
+ Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
+ Có quyền phong tước: chưa phong cho aià Khiêm tốn, giản dị, giữ chọn đạo làm tôi.
Câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ…hãy hàng”
+ Kẻ thù không dám gọi tên.
- Trần quốc Tuấn được thần thánh hóa thành bất tử.
è Trần Quốc Tuấn: trung quân, ái quốc, mưu lược, đức độà tấm gương sáng về đạo làm người.
3. Nghệ thuật:
a. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ, tình huống thử thách: mâu thuãn Trung – Hiếuà Phẩm chất:
- Với nước: sẵn sàng quên thân.
- Với dân: quan tâm lo lắng.
- Với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài.
- Với con cái: nghiêm khắc giáo dục.
- Với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo làm tôi.
è Khắc họa nhân vật lịch sử đậm nét, sống động.
b. Nghệ thuật kể chuyện: Mạch lạc, khúc chiết, mạch chuyện tiếp nối logic, sinh động hấp dẫn à Nổi bật chân dung nhân vật. Theo chiều thời gian, đan xen những nhận xét khéo léo, tạo hứng thú cho người đọc.
kết luận
- Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua ba lần đánh tan quân Mông - Nguyên, phụng sự hết lòng 4 đời vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông.
- Luôn quan tâm đến đời sống cho binh lính và có cách dạy dỗ thuyết phục khi binh lính của mình ăn chơi sa đọa, vong ân bội nghĩa.
Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
2)-Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước:
-Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển, tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
-Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng, cho nên phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc,... đó chính là "thượng sách giữ nước".
→ Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.
3)
Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn, nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng. Ý nghĩa của chi tiết: